Chỉ dẫn địa lý: Cơ hội cho các sản phẩm địa phương

Xây dựng, phát triển và tiếp thị là 3 yếu tố song hành của các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL), trong đó, ngành Công Thương và Nông nghiệp giữ vai trò then chốt. Sản phẩm CDĐL phải là 1 trong những sản phẩm được tập trung ưu tiên của Chương trình OCOP các địa phương. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam mới có 73 CDĐL được bảo hộ. Ông nhận định thế nào về con số này?

CDĐL là để bảo hộ cho các nông sản, đặc sản địa phương gắn chặt với các yếu tố sinh thái, hình thức bản địa. Hiện nay, chúng ta đã có chương trình hỗ trợ xây dựng CDĐL, con số hơn 70 sản phẩm được xây dựng CDĐL trong vòng 10 năm qua không phải là con số nhỏ.

CDĐL là tài sản quốc gia và sản phẩm nằm tại các địa phương. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng vào việc thương mại hóa, xây dựng thương hiệu, làm tăng thu nhập cho người sản xuất, chế biến, đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương thì không phải sản phẩm nào cũng thành công. Có một số sản phẩm đăng ký nhưng chưa được sử dụng, dán nhãn lên các sản phẩm.

Mới đây, tại Tuần lễ nhãn lồng Hưng Yên tại hệ thống siêu thị Big C Thăng Long, với vai là người tiêu dùng, tôi cũng chưa thấy Hưng Yên sử dụng CDĐL để dán lên sản phẩm. Hiện đã có rất nhiều vùng trồng nhãn, mức độ cạnh tranh tăng lên và chưa kể việc nhãn các địa phương đưa về Hưng Yên, lấy thương hiệu của Hưng Yên và quay lại bán trên thị trường Hà Nội. Việc này khiến giá trị thu nhập của những người trồng nhãn thật của Hưng Yên sẽ bị giảm đi. Muốn tránh hàng giả thì việc đầu tiên hàng thật phải được xuất hiện nhiều hơn trên thị trường, các sản phẩm phải được dán nhãn và được truyền thông đầy đủ.

chi dan dia ly co hoi cho cac san pham dia phuong
Chỉ dẫn địa lý: Cơ hội cho các sản phẩm địa phương. Ảnh Internet

Việc thiếu hoặc ít mặt hàng có CDĐL sẽ tác động thế nào đến lợi ích của các mặt hàng nông sản xuất khẩu, thưa ông?

Cần khẳng định CDĐL có ý nghĩa đầu tiên là tại thị trường trong nước, nếu khai thác tốt sẽ giúp giá trị sản phẩm tăng lên vài chục lần. Tuy nhiên, CDĐL không phải là phương thuốc “chữa bách bệnh”, sản phẩm muốn xuất khẩu được đầu tiên phải đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng được yêu cầu của quốc gia nhập khẩu.

Bàn về việc đặc sản địa phương có bảo hộ CDĐL tiến ra thị trường nước ngoài, theo tôi, việc này phụ thuộc vào “gu tiêu dùng” của các thị trường khác nhau. Những nước đã có bảo hộ CDĐL họ sẽ rất thích các sản phẩm CDĐL của các nước. Châu Âu là một ví dụ. Đây là nơi xuất phát của bảo hộ CDĐL. Trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), có điều khoản thừa nhận lẫn nhau của Hiệp định Sở hữu trí tuệ, trong đó có mục thừa nhận lẫn nhau về bảo hộ CDĐL. Sau ký Hiệp định khung, Việt Nam và EU đã có những trao đổi về điều khoản này. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm cũng đã hỗ trợ Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng hồ sơ chuyển sang châu Âu 41 sản phẩm CDĐL đã được bảo hộ ở Việt Nam, trong khi đó, Việt Nam đổi lại sẽ thừa nhận 171 sản phẩm CDDL của châu Âu trên thị trường Việt Nam. Hiện, các sản phẩm này đang đợi những bước cuối cùng chờ EU phê duyệt. Như vậy 41 sản phẩm này sẽ được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường EU, đây sẽ là lợi thế rất tốt để chúng ta có thể thúc đẩy xuất khẩu.

Những quốc gia thúc đẩy sản phẩm địa phương như: Nhật Bản, Hàn Quốc… họ coi trọng CDĐL thì việc sản phẩm Việt Nam có CDĐL sẽ rất có lợi tại các thị trường này.

Tuy nhiên, tại thị trường Mỹ, họ không có CDĐL nên họ chỉ thừa nhận các sản phẩm công nghiệp là chính, do đó, việc có hay không có CDĐL tại thị trường này sẽ không có giá trị nhiều.

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về hiệu quả của những CDĐL nước ta đã có?

Thực tế, so với châu Âu họ có vài trăm sản phẩm có CDĐL, nhưng họ cũng mất vài trăm năm để có được con số đấy. Tuy nhiên, ở châu Âu họ bảo hộ theo logic ngược lại, tức là người sản xuất phải có nhu cầu thực sự, tự thành lập hiệp hội và hiệp hội đó tự đi đăng ký thì nhà nước chỉ làm thủ tục đăng ký. Như vậy, hiệp hội khi đó đã phải rất mạnh, sản phẩm đã phải có uy tín trên thị trường. Do đó, nếu so sánh thì tốc độ xây dựng CDĐL của họ thực tế là chậm hơn Việt Nam nhiều, nhưng được sản phẩm nào là chắc sản phẩm đấy, và bản thân người sản xuất tại đây, họ đủ năng lực mới đi đăng ký CDĐL.

Trong khi đó, chúng ta lại làm ngược lại, nhà nước hỗ trợ đăng ký về mặt thủ tục đủ điều kiện, hồ sơ, tuy nhiên, năng lực thương mại của nông dân, HTX, doanh nghiệp tại các địa phương còn quá nhỏ, do đó, sau khi đăng ký song thì không khai thác được và cất vào trong tủ.

chi dan dia ly co hoi cho cac san pham dia phuong
Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Theo ông, giải pháp nào có thể gia tăng được số lượng cũng như chất lượng các CDĐL của nước ta?

Theo kinh nghiệm các nước cho thấy, các HTX, doanh nghiệp nhỏ không đủ năng lực tài chính để làm việc này, do đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ việc sử dụng địa lý thông qua việc truyền thông các sản phẩm này đến với người tiêu dùng. Thực tế, nhiều sản phẩm người tiêu dùng cũng không biết là đã có CDĐL, lợi ích của CDĐL. Vì vậy, chúng ta cần phải chuyển hóa từ cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ sang cơ chế thị trường chấp nhận.

Do đó, cần sự vào cuộc của các hiệp hội, ngành hàng, đặc biệt là ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp. Cần thúc đẩy các chính sách khai thác sử dụng, tăng cường năng lực cho người sử dụng, hộ nông dân, doanh nghiệp chế biến, thương mại ở các địa phương….

Hiện nay, việc hỗ trợ này cũng khá thuận lợi vì chúng ta đang có Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Chương trình OCOP về nguyên lý là thúc đẩy sản phẩm của địa phương và cũng rất gần với việc khai thác và sử dụng các CDĐL, nếu địa phương nào có sản phẩm đã đăng ký CDĐL rồi thì nên đưa ngay vào Chương trình OCOP để được hỗ trợ năng lực marketing, sản xuất, nâng cao chất lượng…

Xin cảm ơn ông!

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: Chúng ta đặt câu hỏi CDĐL thuộc sở hữu là ai? Theo tôi, CDĐL là tài sản quốc gia nhưng sở hữu là UBND tỉnh, người hưởng lợi trực tiếp là những người sản xuất. Việc chống hàng “nhái” thì đầu tiên những người có sản phẩm thật ý thức được việc cùng nhau hành động, phải tự tổ chức, cung ứng sản phẩm thật thông qua vai trò của các hội, hiệp hội, bên cạnh đó là vai trò của quản lý thị trường trong việc kiểm soát sử dụng nhãn mác sản phẩm.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 15/4-14/5/2024.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.
Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Từ việc kết nối, xúc tiến thương mại, các sản phẩm OCOP Quảng Nam đã và đang đến với thị trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động