Những đồ uống có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ Thực phẩm tốt cho người gan nhiễm mỡ Bệnh gan nhiễm mỡ có triệu chứng gì? |
Theo Đông y, cây nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…
Đặc biệt, dùng cây nhọ nồi làm thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ rất hiệu quả nhờ công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm… rất hiệu quả.
Cây nhọ nồi là vị thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh gan nhiễm mỡ trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện. Ảnh minh họa |
Chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt, khi làm các xét nghiệm và siêu âm kiểm tra mới có thể xác định được bệnh. Cây nhọ nồi là vị thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh gan nhiễm mỡ trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện.
Khi gan bị nhiễm mỡ, lượng phospholipid hợp thành trong tế bào gan và lượng lipoprotein trong huyết tương thường bị giảm, dần dần sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh và huyết quản, dẫn đến hiện tượng giảm trí nhớ, xơ vữa động mạch...
Gan nhiễm mỡ còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong gan, khiến chức năng tổng hợp albumin của gan bị suy yếu. Albumin là loại protein đóng vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoạt động của tất cả các tổ chức và cơ quan bên trong cơ thể. Thiếu albumin nặng sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, tinh thần và thể xác mệt mỏi, dễ mắc bệnh do chức năng miễn dịch suy giảm...
Khi bị gan nhiễm mỡ, tế bào gan bị xơ hóa dần dần, dẫn đến xơ gan. Có người lo ngại, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến ung thư gan. Thực ra, giữa gan nhiễm mỡ và ung thư gan không có mối liên quan trực tiếp. Thế nhưng, nếu như người bị gan nhiễm mỡ lại đồng thời mắc bệnh viêm gan siêu vi trùng, hoặc là vẫn tiếp tục uống rượu vô độ, thì gan có thể bị xơ hóa nhanh chóng.
Các nghiên cứu cho thấy, có tới 70% trường hợp xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan. Do đó, xơ gan có thể xem như một trạng thái ban đầu của ung thư gan, và cũng là "chiếc cầu nối" nguy hiểm giữa bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan.
Cách sử dụng cây nhọ nồi ở người bệnh gan nhiễm mỡ
Cỏ nhọ nồi 30-40g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Gan nhiễm mỡ do nghiện rượu: Cát căn (rễ sắn dây) 30g, bồ công anh 15g.
Gan nhiễm mỡ kèm theo viêm gan virus: Nhất là viêm gan B mạn tính, Hổ trượng căn (cốt khí củ) 15g.
Gan nhiễm mỡ kèm theo đái tháo đường: Huyền sâm 15g, thương truật 15g.
Béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ: Đại hoàng 6-10g, hà diệp (lá sen) 15g.
Gan nhiễm mỡ kèm theo chức năng tiêu hóa kém (tỳ hư): Phục linh 12g, bạch truật 20g.
Công dụng của cây nhọ nồi
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua; tính mát; lợi vào các kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, lương huyết, chỉ huyết (cầm máu).
Dùng cỏ nhọ nồi chữa âm hư huyết nhiệt, râu tóc bạc sớm, đầu choáng mắt hoa, tai ù, lưng gối mỏi yếu, thổ huyết, nục huyết (máu cam), niệu huyết, băng lậu hạ huyết, ngoại thương xuất huyết...
Các nghiên cứu cho thấy, cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ tế bào gan và tăng cường chức năng miễn dịch.