Cấp mã số vùng trồng: Bắt buộc, nhưng nhiều lợi ích
Nông sản Thứ năm, 28/07/2022 - 11:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Mã số vùng trồng - “chìa khóa” đưa nông sản Việt vươn xa |
Sau khi Nghị định thư song phương về kiểm dịch thực vật đối với nhập khẩu quả sầu riêng tươi của Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ hai sau Thái Lan được tiếp cận thị trường chính thức cho sầu riêng tươi - loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao tại Trung Quốc. Điều này đã mở ra cơ hội và tạo thêm dư địa tăng trưởng cho ngành hàng thế mạnh của nước ta, góp phần cải thiện thu nhập của bà con nông dân, nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, cơ hội chỉ thật sự mở ra khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác. Trong đó, tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hóa quy trình sản xuất; xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc… là những vấn đề cần đặc biệt chú trọng.
![]() |
Đóng gói sầu riêng xuất khẩu |
Hiện nay, Việt Nam có 123 mã số vùng trồng và 57 cơ sở đóng gói sầu riêng đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Để giúp các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định tốt nhất và có được sản phẩm sầu riêng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các doanh nghiệp, cá nhân và nông dân liên quan đến sản xuất và xuất khẩu sầu riêng nắm vững yêu cầu về quy trình cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; các yêu cầu chung về vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, lưu trữ hồ sơ; hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên sầu riêng; chương trình giám sát dư lượng và kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
Cùng với sầu riêng, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - thông tin, đến nay, Việt Nam đã có gần 4.000 mã số vùng trồng được cấp, tương đương với 300.000ha cây trồng cho 14 loại quả tươi và gần 1.894 mã cơ sở đóng gói xuất khẩu đi các thị trường. Vừa qua, số lượng mã số vùng trồng và diện tích cấp mã số vùng trồng không những tăng rất mạnh mà còn đảm bảo chất lượng, đáp ứng đúng quy định hiện nay. Công tác thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Trong quá trình đàm phán mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam, các nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đưa ra yêu cầu chỉ có nông sản (chủ yếu là rau quả tươi) được sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói mới được phép xuất khẩu. Gần đây nhất là Trung Quốc cũng đưa ra yêu cầu này với các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc. Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm tuân thủ quy định của các nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Cùng với việc mở rộng thiết lập, cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật và các địa phương đã chủ động giám sát, rà soát, nâng cao chất lượng thiết lập mã số vùng trồng/cơ sở đóng gói để đảm bảo vùng trồng được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng dữ liệu thông tin về thị trường nông sản

Xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây

Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc: Giảm lượng, tăng giá trị

Nhiều loại trái cây xuất khẩu đồng loạt tăng giá

Xuất khẩu nông - thủy sản sang thị trường Trung Quốc: Tính chuyện đường dài
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hồ tiêu gặp khó

Có đủ nguồn cung thịt lợn những tháng cuối năm 2022?

Tỉnh Sơn La: Nhãn Sông Mã được mùa và giá

Xuất khẩu cao su: Nâng cao chất lượng để tăng giá trị

Tỉnh Quảng Ninh: Na Đông Triều lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản vào kênh phân phối hiện đại

Xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc

Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra thị trường nông sản

Tiếp cận thị trường Halal: Cơ hội và thách thức

Vải thiều không hạt Bắc Giang hứa hẹn “bùng nổ”

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tại Bình Định: Hiệu quả, thực chất

Đắk Nông phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, tăng giá trị xuất khẩu

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”

Vải thiều Thanh Hà đi đường bay được giá!

Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ Xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2022

Cập nhật thông tin về thị trường nhập khẩu: Đòi hỏi tất yếu

Xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ: Thích ứng quy định mới

Không có chuyện “giải cứu” vải thiều Lục Ngạn

Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
