Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang: Nguy cơ chậm tiến độ vì giải phóng mặt bằng

Gặp nhiều vướng mắc, dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua tỉnh Tuyên Quang đang bị "lụt tiến độ" và có nguy cơ chậm về đích theo kế hoạch đề ra.
Tuyên Quang: Thi đua hoàn thành Dự án xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đã bàn giao 97,7% mặt bằng Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Khó khăn, vướng mắc

Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) có tổng chiều dài 77km. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng nâng cao kết nối liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

Tổng chiều dài tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua huyện Hàm Yên dài 48,16 km qua địa phận 11 xã, thị trấn với 1.700 hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng và di dời tái định cư.

Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang: Nguy cơ chậm tiến độ vì giải phóng mặt bằng
Khó khăn trong khâu bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn là trở ngại lớn nhất tại Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua địa bàn Hàm Yên. Ảnh: Công Thương

Theo báo cáo của UBND huyện Hàm Yên đến ngày 03/02/2025, tổng diện tích các khu dân cư - tái định cư phục vụ Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua địa bàn đã thực hiện được 27,019 ha. Tổng số hộ: 328 hộ và 19 tổ chức, tổng số tiền đã chi trả: 50,649 tỷ đồng. 17/19 mặt bằng khu dân cư - tái định cư đã cơ bản hoàn thành mặt bằng tổ chức bốc thăm giao đất tái định cư (đợt 1,2,3) cho 172 hộ/172 lô/288 lô đất.

Ông Đỗ Văn Hòa – Phó Chủ tịch UBND huyên Hàm Yên cho biết: Với tinh thần làm việc khẩn trương, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đã huy động mọi nguồn lực để phấn đấu bàn giao mặt bằng sớm nhất cho chủ đầu tư thi công. Tuy nhiên do vướng mắc và tồn tại trong quản lý đất đai giữa đất lâm trường và người dân. Việc này địa phương đã tyên truyền vận động người dân cũng như các tổ chức cá nhân liên quan. Chúng tôi đã có văn bản báo cáo tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi trường xem xét có những cơ chế hỗ trợ sao cho thấu tình đạt lý nhất.

Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) được chia thành 6 gói thầu xây lắp (từ gói XL19-XL24). Trong đó, gói thầu XL24 thực hiện 22 công trình cầu trên toàn tuyến, được thực hiện bởi Liên danh do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu.

Thông tin với báo chí, đại diện ban điều hành gói thầu XL24 dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang cho biết đang rất lo lắng về tiến độ thi công cầu bởi vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng chưa được tháo gỡ.

Ông Lê Đức Tranh, Giám đốc ban điều hành gói thầu XL24 cho biết, trong những tháng cuối năm 2024, Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang cùng với chính quyền các địa phương cũng đã rất quyết tâm để hoàn thành việc bàn giao mặt bằng cho dự án.

Trên phạm vi mặt bằng được bàn giao, liên danh nhà thầu đã huy động 152 máy móc thiết bị, 230 cán bộ, kỹ sư và công nhân để tổ chức thi công tại 19/19 điểm cầu được bàn giao.

Tổng sản lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 174,5/626 tỷ đồng, tương đương gần 31% kế hoạch. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, một số vị trí đường găng vẫn chưa bàn giao mặt bằng. Trong đó, có 19/20 điểm cầu được bàn giao giải phóng mặt bằng một phần hoặc toàn bộ.

Phấn đấu về đích trong năm 2025

Theo kế hoạch, đến 31/12/2025, toàn bộ tuyến Hà Giang - Tuyên Quang sẽ về đích, nghĩa là chỉ còn 10 tháng nữa để hoàn thành các công trình trên tuyến. Mặc dù vậy, đến nay, các vị trí đường găng như: Cầu vượt quốc lộ 2 đang vướng mắc vị trí của cả 4 mấu trụ, chưa thể triển khai thi công.

Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang: Nguy cơ chậm tiến độ vì giải phóng mặt bằng
Gói thầu XL24 thực hiện 22 công trình cầu trên toàn tuyến, được thực hiện bởi Liên danh do Tập đoàn Đèo Cả. Ảnh: Việt Trung

Nhằm đảm bảo tiến độ của dự án, trong tháng 2/2025, UBND huyện Hàm Yên tiếp tục chỉ đạo tăng cường phối hợp giải quyết các vướng mắc và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động 44 hộ và 15 lượt hộ phê duyệt tháng 12/2024 của đường cao tốc chưa nhận kinh phí bồi thường đồng thuận nhất trí nhận kinh phí bồi thường để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công.

“UBND huyện Hàm Yên cũng đưa ra đề xuất đối với diện tích đất 21,855 ha thu hồi đường cao tốc nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các Công ty Lâm nghiệp, Chương trình 327 và Dự án 661 UBND tỉnh xem xét có cơ chế đặc thù để giải quyết tháo gỡ, đa số các hộ đã sử dụng, lấn, chiếm trước thời điểm các Công ty Lâm nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. ông Hòa nhấn mạnh.

Qua kiểm tra, kết quả tổng hợp rà soát diện tích sau thu hồi nhỏ, lẻ, manh mún của các hộ chưa đủ các điều kiện để canh tác và sản xuất tổng diện tích: 7,62 ha, 655 thửa đất của 444 hộ trên 11 xã, thị trấn; tài sản trên đất sát với ranh giới thu hồi, kết quả tổng hợp rà soát có 105 hộ có tài sản sát ranh giới thu hồi Dự án đường cao tốc chúng tôi đã báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến xem xét đo đạc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ.

Không chỉ gặp vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, các nhà thầu thi công cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang hiện còn đang gặp khó khăn trong vấn đề đổ thải. Hiện các nhà thầu đang phải tạm thời tập kết đất, đá thải ra khu vực mặt bằng của dự án (giai đoạn 2).

Các hạng mục chính đang được tập trung triển khai như: Cọc khoan nhồi tại các cầu lớn, phát quang dọn dẹp mặt bằng, đào bỏ vật liệu không thích hợp, đào và đắp đất nền đường, thi công đường công vụ…

Trước thực trạng này, Ban Điều hành gói thầu đã trực tiếp làm việc với các nhà thầu phụ xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết và đôn đốc thực hiện, tổ chức kiểm đếm tiến độ hàng tuần và đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm kế hoạch đề ra.

“Ban Điều hành cũng đang phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và các cơ quan chức năng để đẩy nhanh bàn giao mặt bằng, đặc biệt tại các hạng mục trọng điểm như cầu vượt quốc lộ 2. Các đơn vị thi công cũng điều chỉnh kế hoạch triển khai, huy động thêm nhân lực và thiết bị ngay khi mặt bằng sạch được bàn giao, nỗ lực bù tiến độ”, ông Lê Đức Tranh nói.

"Việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cần sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền và cơ quan chức năng để giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn còn tồn tại. Mục tiêu đặt ra trong năm 2025 là hoàn thành đúng tiến độ gói thầu, bảo đảm chất lượng thi công, an toàn lao động và tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của dự án, góp phần đưa toàn bộ dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang về đích đúng hẹn, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ thông tuyến 3.000km đường cao tốc trong năm 2025". Đại diện Ban Điều hành gói thầu nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh tiến độ, nhà thầu đang nỗ lực phối hợp với các bên liên quan và chính quyền địa phương làm việc với các hộ dân để đẩy nhanh tốc độ đền bù, giải phóng mặt bằng, bàn giao công địa để bố trí máy móc thiết bị, triển khai đồng loạt các hạng mục, đáp ứng tiến độ dự án. Đối với các cầu đã được bàn giao mặt bằng, nếu gặp khó về đường công vụ, tiếp cận, các đơn vị thuyết phục người dân cho mượn đường và mặt bằng để lên kế hoạch, phương án thi công và lập tiến độ triển khai chi tiết, phù hợp tiến độ chung.

Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) với chiều dài 77km. Đây là công trình quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và khu vực Đông Bắc, Tây Bắc nói chung.

Dự án hoàn thành sẽ tạo hành lang phát triển kinh tế từ trung tâm thủ đô Hà Nội theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ đến Hà Giang và đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao. Đồng thời, giải quyết điểm nghẽn về giao thông liên kết vùng, nội vùng giữa 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tuyên Quang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, các doanh nghiệp tại Đắk Nông đang nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới.
Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

4 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đã phát hiện, bắt giữ 671 vụ với 756 đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thanh Hóa:

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Sau nhiều năm bị bỏ hoang, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra phương án để “tái sinh” Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng tại phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục phục hồi vững chắc, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu và đầu tư.
Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng trong lòng không gian di sản ấy, diêm dân vẫn vật lộn mưu sinh giữ nghề.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa phát động phong trào

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” với gần 52 nghìn cán bộ, đảng viên, người dân tham dự tại 1.018 điểm cầu trực tuyến.
Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hải Phòng - "Thành phố Anh hùng", những ngày này Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP. Hải Phòng tự hào hướng về mốc son lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng.
Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản yêu các ngành chức năng tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, buôn bán thuốc, sữa giả...
Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Vùng dưa Trường Định (thành phố Đà Nẵng) đang vào cao điểm thu hoạch với năng suất tốt, tuy nhiên, giá bán thấp hơn và sức tiêu thụ chậm hơn so với cùng kỳ.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 8/5 đến 10/5/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.
Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Hà Nội triển khai quy hoạch du lịch đến năm 2045, tập trung phát triển hạ tầng, sản phẩm đặc sắc, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh

Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh

Theo UBND tỉnh Cà Mau, có tới 455.779 cử tri trên địa bàn hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã bỏ phiếu đồng thuận với đề án sắp xếp tỉnh, đạt tỉ lệ 99,15%.
Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Từ ngày 16-18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá văn hoá, du lịch, thương mại, đầu tư, đặc biệt là các sản vật cao nguyên tại Hà Nội.
Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam mở ra cơ hội tái cấu trúc không gian phát triển, định hình trung tâm kinh tế mới cho khu vực Trung Trung Bộ.
Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Chủ tịch UBND thành phố Huế yêu cầu các sở, ban, ngành xây dựng đề án thành lập đội liên ngành cấp thành phố để xử lý các vấn nạn về môi trường du lịch.
Đồn Biên phòng Cát Bà cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên biển

Đồn Biên phòng Cát Bà cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên biển

Đồn Biên phòng Cát Bà, TP. Hải Phòng vừa cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên vùng biển Cát Bà, do sóng to, sương mùa dày đặc.
Công an Đà Nẵng tổ chức kỳ sát hạch lái xe đầu tiên

Công an Đà Nẵng tổ chức kỳ sát hạch lái xe đầu tiên

Hơn 200 thí sinh tham dự kỳ sát hạch lái xe đầu tiên do Công an thành phố Đà Nẵng đảm nhiệm.
Hải Phòng: Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật hàng hóa

Hải Phòng: Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật hàng hóa

Sở Công Thương Hải Phòng vừa ban hành văn bản về tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh chi phí năng lượng gia tăng, việc chuyển đổi sang các giải pháp năng lượng xanh và tối ưu hóa quản lý phát thải đang là ưu tiên của doanh nghiệp.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Trị qua đời ở tuổi 106

Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Trị qua đời ở tuổi 106

Con gái cả của Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (Mẹ Thứ) đã qua đời ở tuổi 106 do tuổi cao, sức yếu.
Cần Thơ: Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 4/2025

Cần Thơ: Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 4/2025

Sản xuất công nghiệp tại Cần Thơ tiếp tục tăng trưởng trong tháng 4/2025, tuy nhiên, số lượng lao động trong ngành lại giảm.
Hà Nội: Giải quyết dứt điểm đơn thư đất đai ngay từ khi phát sinh

Hà Nội: Giải quyết dứt điểm đơn thư đất đai ngay từ khi phát sinh

Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về tăng cường công tác dân vận trong quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận lượng khách đông kỷ lục. Mặc dù có thế mạnh về du lịch, nhưng hạ tầng giao thông kết nối còn hạn chế.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Không để xảy ra việc

Bà Rịa - Vũng Tàu: Không để xảy ra việc 'đóng đủ tiền mới cấp cứu'

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở trên địa bàn thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tránh trường hợp ‘đóng đủ tiền mới cấp cứu’.
Mobile VerionPhiên bản di động