Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Cao Bằng giảm tới 20%? Cao Bằng: Chi cục Hải quan Cửa khẩu Tà Lùng đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp |
Kế hoạch Xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng năm 2024 được ban hành theo yêu cầu phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với khả năng tham gia và năng lực sản xuất kinh doanh, đáp ứng thị trường của doanh nghiệp; đảm bảo sự lồng ghép có hiệu quả với các chương trình, kế hoạch của tỉnh có liên quan đã được ban hành.
Xác định rõ cơ cấu, quy mô chương trình xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp; chú trọng hỗ trợ các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của tỉnh.
Cao Bằng ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh năm 2024. Ảnh Nông Hậu |
Đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, tìm kiếm bạn hàng để ký kết hợp đồng đối với các sản phẩm OCOP, sản phấm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng. Huy động tối đa các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong tỉnh tham gia bằng các nguồn lực của tỉnh, của huyện, thành phố và của doanh nghiệp. Thu hút được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các Bộ, ngành, các địa phương khác.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng kinh tế số.
Kế hoạch gồm 8 nội dung hoạt động chính. Bao gồm: Công tác thông tin truyền thông, quảng bá, các đơn vị liên quan tuyên truyền năng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh đến người tiêu dùng trong nước và nước ngoài; tham gia hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh; tham gia hội chợ triển lãm tại Trung Quốc; tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại trong nước; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý.
Tổ chức các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, với nội dung này, UBND tỉnh Cao Bằng dự kiến tổ chức Hội chợ quốc tế Xúc tiến thương mại (cửa khẩu Trà Lĩnh, Việt Nam - Long Bang, Trung Quốc 2024), giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung tại huyện Quảng Hòa; Tổ chức phiên chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng; Hội nghị, hội thảo, trưng bày sản phẩm, kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Cao Bằng.
Về hỗ trợ phát triển thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm, địa phương tập trung xây dựng điểm bán hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản trong nước trên địa bàn các huyện và thành phố Cao Bằng; hỗ trợ xây dựng các điểm mua sắm gắn với hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương; xây dựng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam”, “Tự hào hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng.
Tại Kế hoạch, UBND tỉnh Cao Bằng giao nhiệm vụ cho từng sở ngành để triển khai thực hiện. Riêng Sở Công Thương chủ trì, phối họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng mục đích, yêu cầu.
Chủ trì, phối họp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, kế hoạch; điều phối, giám sát, kiểm tra hoạt động triển khai, kết quả thực hiện của từng nhiệm vụ. Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh và Bộ Công Thương.