Cạnh tranh “thúc” hàng không tăng trưởng mạnh

Phát triển thị trường hàng không bền vững trong bối cảnh có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức là vấn đề được cơ quan quản lý nhà nước, hãng hàng không và các chuyên gia kinh tế bàn thảo ở nhiều góc nhìn khác nhau, tại tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy hàng không Việt phát triển bền vững’, diễn ra tại Quy Nhơn, Bình Định vào chiều nay, 11/4/2019, do Báo Giao thông tổ chức.  

Lo ngại tăng “nóng” khi thị trường tăng trưởng gần 30%

Với mức tăng trưởng trong 5 năm liên tục đều đạt 2 con số, lên tới xấp xỉ 30%, cao hơn rất nhiều các quốc gia khác, ngành hàng không Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

canh tranh thuc hang khong tang truong manh
Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp, lãnh đạo các địa phương

Trên thị trường hàng không nội địa, hiện có 4 hãng hàng không khai thác, gồm: Vietnam Airlines, Viejet, Jetstar và Bamboo Airways. Tại thị trường quốc tế, 71 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không trong nước đang khai thác 140 đường bay, kết nối Việt Nam tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đánh giá về sự tăng trưởng của ngành hàng không thời gian qua, Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, giai đoạn từ 2008 - 2018, về số lượng tàu bay, tổng số tàu bay của hàng không Việt Nam đã tăng từ 60 lên 192 tàu. Nếu như trước đây, đội bay chủ yếu chỉ có Vietnam Airlines, còn hiện nay có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tư nhân, cụ thể là Vietjet, Bamboo Airways. Sự thay đổi này rõ ràng ở cả chất và lượng. Mạng đường bay của hàng không Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến sau 10 năm với gần 60 đường bay nội địa và 130 đường bay quốc tế so với 25 đường bay nội địa và 54 đường bay quốc tế vào năm 2008.

“Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá hàng không Việt Nam thuộc diện tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức 2 con số”- ông Hảo nhấn mạnh.

Nói về sự tăng trưởng nhanh chóng, mà có những ý kiến lo ngại là tăng trưởng “nóng” trong lĩnh vực hàng không, ông Trần Minh Phương – Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cho rằng: “nóng” vì đó là 2 con số nhưng “nóng” đến đâu là do nhận định của người sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ. Ông Phương phân tích, trước đây, chúng ta chỉ có một hãng hàng không quốc gia thì nay đã có thêm các hãng hàng không khác, số lượng hãng hàng không tăng lên và năng lực khai thác các nhà ga cũng tăng lên. Cả góc độ về nhu cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ đều có sự phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân. “Chúng tôi dự báo tăng trưởng 2 con số này sẽ tiếp tục đến năm 2020 và giảm dần xuống một con số sau năm 2020”- ông Phương nhấn mạnh.

Tiếp thêm góc nhìn về lo ngại tăng trưởng “nóng” của ngành hàng không, ông Đỗ Đức Tú bày tỏ: Minh chứng cho sự phát triển nóng của hàng không là ở Tân Sơn Nhất. Sân bay này quá tải không chỉ ở giao thông kết nối, nhà ga, sân đỗ mà ngay cả đường cất hạ cánh cũng quá tải. Sự phát triển nóng của hàng không có mặt tích cực và cả hệ luỵ nhất định. Tích cực vì đây là cơ hội phát triển hàng không, phát triển kinh doanh vận tải hàng không. Nhưng tăng trưởng quá nhanh, khả năng đáp ứng về hạ tầng sân bay, cụ thể là hạ tầng chưa theo kịp tốc độ của vận tải. Kế đó là vấn đề con người. Có phương tiện nhưng phải có người vận hành đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tuy nhiên, nhìn nhận vào đặc thù của hàng không Việt Nam là thị trường có xuất phát điểm thấp, nên có nhiều cơ hội để phát triển đột phá, ông Phạm Văn Hảo bày tỏ: Với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định từ 5,5% - 7,5%/năm trong 10 năm qua, tăng trưởng về hàng không đạt gấp 2 đến 2,5 lần là hoàn toàn phù hợp với các đánh giá, dự báo của các tổ chức, doanh nghiệp hàng không lớn trên thế giới như: ICAO, IATA, Boeing...

Chia sẻ một góc nhìn tích cực với sự tăng trưởng của thị trường hàng không, Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành bày tỏ, có hai câu chuyện lớn nhất dẫn đến sự phái triển của hàng không Việt Nam, đó là sự phát triển kinh tế trong nước và thu nhập của người dân, đặc tính các phân khúc dân số Việt Nam. Việt Nam đang trở thành trung tâm kết nối thế giới với mức độ hội nhập rất sâu. Chính mức độ hội nhập này là kéo hàng không tăng trưởng. Cái hay nhất của hàng không Việt Nam thời gian qua là cạnh tranh, không có cạnh tranh thì tất cả nhu cầu của chúng ta không có. Đặc biệt, “nếu hiểu cạnh tranh chỉ ở khách hàng thì quá hẹp. Vận tải hàng hóa trong 5 năm qua của VN nhanh nhất khu vực Asean, 200 nghìn tấn lên 450 nghìn tấn . Đó là lĩnh vực cực kỳ hấp dẫn mà ít người nói tới”- TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Địa phương và doanh nghiệp cùng vào cuộc

Nhiều đường bay mới được mở, nhiều cảng hàng không mới được nâng cấp và xây dựng trong thời gian qua đã không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thay đổi được diện mạo của địa phương, nhất là trong phát triển kinh tế, du lịch. Các hãng hàng không tham gia thị trường đồng quan điểm rằng cạnh tranh lành mạnh sẽ góp phần gia tăng thị trường và mang lại lợi ích cho khách hàng. Về phía địa phương, hàng không bắt tay du lịch sẽ mang đến xung lực cho thị trường phát triển hơn nữa.

Theo ông Đặng Tất Thắng - Phó chủ tịch thường trực Bamboo Airways: Cạnh tranh trên thị trường hàng không ở đây không chỉ giữa các hãng hàng không mà cạnh tranh giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Thời kỳ mở cửa, Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng đường lối, chính sách, còn lại làm sao tạo môi trường Nhà nước và tư nhân bình đẳng với nhau. Lĩnh vực nào Nhà nước làm tốt thì Nhà nước làm, không thì để tư nhân làm.

Ngoài cạnh tranh giữa kinh tế tư nhân và Nhà nước, cạnh tranh giữa các hãng hàng không thì đặc điểm của hàng không là cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dùng. Thị trường hàng không ở nước láng giềng như Thái Lan có tới 13 hãng hàng không, còn hiện Việt Nam mới chỉ có 4 hãng hàng không. Chỉ số phần trăm người dân Việt Nam bay không quá 50%, tức là không quá 50% người dân được trải nghiệm bay. Với sự ra đời của VietJet hay Bamboo, hy vọng sẽ thêm nhiều người dân có cơ hội được bay và đặt chân lên máy bay.

Khi bước vào thị trường này chúng tôi xác định cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, bằng sự an toàn, sự tiện nghi của các dịch vụ chất lượng 5 sao, bằng sự tận tâm của mỗi con người Bamboo và bằng nhiều sản phẩm mới. Chúng tôi cung cấp dịch vụ như “Bay Bamboo nghỉ FLC”, nhiều dịch vụ mới và tập trung vào những sân bay chính như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mở các đường bay với các địa phương có nhu cầu kết nối và có tiềm năng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, bà Vũ Thị Thu Thủy bày tỏ, hiện các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet và gần đây Bamboo Airlines đã đưa các chuyến bay về đây. Và Quảng Ninh đã lập tức ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư vào sân bay cũng như khách du lịch. Chúng tôi hỗ trợ khách đến/đi sân bay Vân Đồn được miễn phí chuyên chở đến các điểm du lịch, miễn phí thăm quan vịnh Hạ Long. Mới chỉ sau 1 quý đi vào hoạt động, sân bay Vân Đồn đã có lượng khách rất tốt. Tuy nhiên, các hãng hàng không có chuyến bay tới sân bay Vân Đồn nhưng tần suất chưa nhiều. Thời gian tới mong Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways mở thêm đường bay kết nối với TP.Hồ Chí Minh và các sân bay khác trên cả nước và khu vực đang có tỷ lệ khách quốc tế đến Quảng Ninh đông như sân bay của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Đây là việc còn đang gặp khó khăn.

canh tranh thuc hang khong tang truong manh
Thị trường hàng không Việt Nam đã được "soi chiếu" dưới nhiều góc độ khác nhau

Ông Nguyễn Phi Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ, từ chỗ chỉ ước mong có 1 - 2 triệu khách du lịch mỗi năm, Quý I/2019, Quy Nhơn đã đón hơn 1 triệu khách du lịch. Điều mà chúng tôi thấy rõ nhất là người dân của Bình Định có nhiều nguồn thu nhập tăng thêm từ tăng trưởng du lịch. Điều này có được là nhờ thị trường hàng không phát triển. Tỉnh Bình Định sẽ phối hợp với các bộ ngành Trung ương, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam để có cơ chế, chính sách phát triển phù hợp, để đón thêm nhiều khách quốc tế.

Để sân bay Phù Cát tiếp tục phát triển hơn nữa, tỉnh Bình Đinh sẽ có trách nhiệm kết nối hạ tầng từ sân bay Phù Cát về Quy Nhơn, và sẽ khánh thành tuyến đường vào cuối năm nay. “Chúng tôi sẽ có chính sách phát triển du lịch, giữ môi trường du lịch trong sạch. Đây là trách nhiệm của địa phương. Tỉnh Bình Định, du lịch Bình Định rất cảm ơn các hãng hàng không đã tích cực mở đường bay đến đây để có cơ hội phát triển đột phá”- ông Long khẳng định.

Những giải pháp cho thị trường hàng không phát triển bền vững

Tầm nhìn xa hơn, chuẩn bị nguồn nhân lực tốt, đầu tư về công nghệ để giúp năng lực thông qua của hệ thống cảng hàn không, doanh nghiệp tư nhân mong muốn được tham gia vào đầu tư quy hoạch… là những giải pháp được các hãng hàng không đưa ra để giúp thị trường hàng không phát triển bền vững.

Ở góc độ vĩ mô, chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nói về phát triển bền vững, toàn bộ ngành hàng không và du lịch cần vận dụng tốt hơn kinh tế số và công nghệ thông thông tin. Ngoài ra, cần có giải pháp cụ thể giải quyết việc kết nối hạ tầng giao thông từ sân bay về trung tâm thành phố, điểm đến.Nếu kết nối sân bay tốt hơn, vận dụng tốt hơn các phương tiện hiện đại sẽ tăng thêm được tần suất và công suất sử dụng của các sân bay lên rất nhiều.

“Theo tôi, chúng ta không nên đưa vấn đề quá tải, phát triển “nóng” một cách thiếu căn cứ và tạo ra tâm lý, mà cần phân tích khâu nào là “nút cổ chai” rồi giải quyết khâu đó, chứ không nên nói phát triển “nóng” một cách chung chung”- TS. Lê Đăng Doanh phân tích.

Ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam bày tỏ, để phát triển bền vững, cũng như việc đầu tư của các thành phần kinh tế khác, theo tôi Quyết định 236 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định quan điểm Nhà nước khuyến khích thu hút đầu tư vào hạ tầng hàng không, không có gì cản trở việc này cả.

Phía Cục Hàng không Việt Nam, chúng tôi cho rằng, muốn phát triển bền vững, phải đảm bảo an toàn, an ninh tốt nhất. An toàn, an ninh không chỉ đến từ nhà chức trách, hãng hàng không mà cả cảng hàng không, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.

Hiện Cục Hàng không VN đang tiếp tục rà soát toàn bộ quy định, quy trình, quy chế để đảm bảo cho nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư trong lĩnh vực hàng không.

Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tháng 3/2024 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng gần 44%

Tháng 3/2024 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng gần 44%

Tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ MXV cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua.
Giá thép hôm nay ngày 19/4/2024: Thị trường thép cải thiện, Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần

Giá thép hôm nay ngày 19/4/2024: Thị trường thép cải thiện, Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần

Giá thép hôm nay 19/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 66 nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần nhờ thị trường thép cải thiện.
Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý II

Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý II

Ngành chăn nuôi Việt Nam kết thúc quý I/2024 đã ghi nhận các số liệu tăng trưởng khá tích cực.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Tin cùng chuyên mục

Kịch bản nào cho giá dầu trước sức nóng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông?

Kịch bản nào cho giá dầu trước sức nóng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông?

Căng thẳng tại Trung Đông leo thang ngay trong bối cảnh OPEC+ “siết van bơm dầu”, làm gia tăng nỗi lo về nguồn cung gián đoạn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ MXV cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 16/4, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, có đến 22 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá.
Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn. Tính từ đầu năm 2024 cho tới nay, thép cuộn xây dựng đã có 4 đợt giảm giá.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/4: Chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/4: Chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.
Giá thép hôm nay ngày 15/4/2024: Triển vọng giá quặng sắt tăng trưởng bền vững

Giá thép hôm nay ngày 15/4/2024: Triển vọng giá quặng sắt tăng trưởng bền vững

Giá thép hôm nay ngày 15/4/2024:: Trong nước duy trì ổn định; trên thị trường nguyên liệu, triển vọng giá quặng sắt tăng trưởng bền vững.
Giá thép hôm nay ngày 14/4/2024: Giá quặng sắt đang đà phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 14/4/2024: Giá quặng sắt đang đà phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 14/4/2024: Trong nước duy trì ổn định; trên thị trường nguyên liệu, giá quặng sắt đang tăng.
Sầu riêng miền Tây liên tục rớt giá

Sầu riêng miền Tây liên tục rớt giá

Những ngày gần đây, giá sầu riêng tại các tỉnh miền Tây bất ngờ rớt giá. Mỗi kg sầu riêng loại A đang được thu mua 95.000-115.000 đồng, giảm mạnh so tháng trước
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua (11/4) với 22 trên tổng số 31 mặt hàng giảm giá.
Giá thép hôm nay ngày 12/4/2024: Thép nội có xu hướng giảm

Giá thép hôm nay ngày 12/4/2024: Thép nội có xu hướng giảm

Giá thép hôm nay ngày 12/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 8 nhân dân tệ/tấn; thép nội địa có xu hướng giảm.
Sức nóng từ thị trường kim loại quý đẩy giá bạc lên ngôi

Sức nóng từ thị trường kim loại quý đẩy giá bạc lên ngôi

Fed sắp xoay trục chính sách cộng hưởng với xung đột địa chính trị leo thang, giá kim loại quý nổi lên như một điểm sáng trên thị trường hàng hóa.
Hàng hóa của các hợp tác xã mới chiếm 3% doanh số trong kênh phân phối hiện đại

Hàng hóa của các hợp tác xã mới chiếm 3% doanh số trong kênh phân phối hiện đại

Trong các kênh phân phối hiện đại, hàng hóa của các hợp tác xã (HTX) mới chiếm 3% tổng doanh số, các HTX mới tập trung bán hàng trên kênh phân phối truyền thống
Hà Nội: Người dân chen chân xếp hàng từ 5h sáng mua bánh trôi bánh chay ngày Tết Hàn thực

Hà Nội: Người dân chen chân xếp hàng từ 5h sáng mua bánh trôi bánh chay ngày Tết Hàn thực

Từ 5h sáng ngày Tết Hàn thực người dân đã xếp hàng dài để mua bánh trôi, bánh chay. Người bán huy động hết công suất phục vụ và kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp này
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thếi trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục sau 2 ngày suy yếu
Cà phê Robusta từ Brazil đang đe dọa vị trí "ngôi vương" của Việt Nam

Cà phê Robusta từ Brazil đang đe dọa vị trí "ngôi vương" của Việt Nam

Brazil sẽ thay thế Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất thế giới nếu tình trạng sản xuất hiện tại vẫn duy trì.
1ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải có thể thu về 100 USD từ việc bán tín chỉ carbon

1ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải có thể thu về 100 USD từ việc bán tín chỉ carbon

Ngân hàng Thế giới đã cam kết mua tín chỉ carbon ở mức 10 USD/tấn. Tính ra, 1ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải có thể thu về 100 USD từ bán tín chỉ carbon.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/4: Dòng tiền đầu tư hàng hóa đổ về thị trường nông sản

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/4: Dòng tiền đầu tư hàng hóa đổ về thị trường nông sản

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.
Giá thép hôm nay ngày 10/4/2024: Trên sàn giao dịch dứt đà giảm; tiêu thụ thép Hòa Phát tăng trở lại

Giá thép hôm nay ngày 10/4/2024: Trên sàn giao dịch dứt đà giảm; tiêu thụ thép Hòa Phát tăng trở lại

Giá thép hôm nay ngày 10/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 27 nhân dân tệ; Sản lượng bán hàng của Hòa Phát tăng trở lại.
Năm 2024, thị trường thuốc bảo vệ thực vật sinh học Việt Nam dự báo đạt 65,7 triệu USD

Năm 2024, thị trường thuốc bảo vệ thực vật sinh học Việt Nam dự báo đạt 65,7 triệu USD

Năm 2024, thị trường thuốc bảo vệ thực vật sinh học Việt Nam dự báo sẽ đạt 65,7 triệu USD, với mức tăng trưởng trên 16,4%/năm.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/4: Giá hàng hoá giằng co sau tuần “tăng nóng”

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/4: Giá hàng hoá giằng co sau tuần “tăng nóng”

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (8/4), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới sau tuần tăng giá rất mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động