Phòng chống lợi dụng biến động thị trường, giá cả để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta Cần hệ thống hóa, phổ biến những thành tựu lý luận mới của Đảng để lật tẩy những chiêu trò chống phá |
Những thủ đoạn tinh vi mượn màu dân túy
Có thể nói, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là một trong những chủ đề được các đài BBC, RFA, VOA, các trang mạng, blog của các tổ chức, phần tử phản động, bất mãn thường xuyên lợi dụng khai thác, phân tích rồi quy kết thành vấn đề chính trị để chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì môi trường là vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống hằng ngày, là lĩnh vực được mọi tầng lớp người dân đặc biệt quan tâm.
Cần tiếp tục cảnh giác, đấu tranh hiệu quả với những luận điệu núp bóng "bảo vệ môi trường" |
Chiêu bài của những luận điệu theo kiểu "dân túy" này thường không có gì mới. Đầu tiên, họ nêu lại những hiện tượng, số liệu qua phản ánh báo chí trong nước, hoặc để "khách quan" hơn thì dẫn chiếu nguồn thông tin từ một số tổ chức quốc tế nhưng đã được lựa chọn, cắt gọt theo ý đồ để dẫn lái dư luận có cách nhìn, cách hiểu méo mó, sai lệch về tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, với mục đích là phủ nhận sạch trơn những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam trong vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tác động biến đổi khí hậu. Sau đó, quy chụp rằng Đảng, Nhà nước thờ ơ với đời sống người dân, với tương lai của đất nước hòng làm mất niềm tin, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Còn nữa, những kẻ tung ra luận điệu này bao giờ cũng không quên so sánh rằng ở nước A, nước B vì có "tự do, dân chủ" nên vấn đề môi trường rất được Chính phủ quan tâm nên người đóng thuế luôn được hưởng môi trường sống trong lành, không bao giờ phải lo lắng về ô nhiễm...
Nhưng chúng ta đều biết rằng, ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ là vấn nạn chung mà cả thế giới đang phải đối mặt.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến tháng 9/2021 thì ô nhiễm môi trường đã làm chết 7 triệu người trên thế giới vào mỗi năm. Trong đó 91% ca tử vong là ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Chỉ số hạt bụi mịn PM 2,5 trong không khí ở các nước thuộc khu vực châu Á, Trung Đông và châu Phi đã đến ngưỡng trên mức 35Ug/m3 khí. 90% dân số toàn cầu sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sự bùng nổ, gia tăng dân số quá nhanh.
Trong cuộc khảo sát không khí tại 2.000 thành phố lớn thì mức độ ô nhiễm tăng cao ở những nơi tập trung đông dân cư, có nhiều phương tiện giao thông hay các khu công nghiệp. Thậm chí, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà còn cao gấp 10 lần so với ngoài trời. Bên cạnh những số liệu về ca tử vong vì mắc các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra thì hiện nay, có khoảng 95% trong số hơn 7 tỷ người trên trái đất đang sống trong bầu không khí kém trong lành.
Bên cạnh đó 60% dân số thế giới đang phải sống trong bầu không khí ở ngưỡng nguy hiểm cho sức khỏe. Hiện nay, các loại khí độc hại xuất hiện trong không khí dần trở nên đa dạng hơn. Đặc biệt là các loại khí và phân tử siêu vi có hại cho sức khỏe con người như: Ammonia, Nacl, Cacbon đen, Sulfate, bụi quặng... cũng ngày càng nhiều.
Hoặc ngay như nhiều nước phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người rất cao thì vấn nạn ô nhiễm không khí, rác thải dân sinh và rác thải công nghiệp cũng là bài toán chưa có lời giải.
Cùng gánh vác trách nhiệm chung với cộng đồng quốc tế
Nói vậy không có nghĩa là bao biện cho thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, trong đó kinh tế tăng trưởng mạnh, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả...
Ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ là vấn nạn chung mà cả thế giới đang phải đối mặt |
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đã tạo ra những hệ lụy lớn đối với môi trường sinh thái. Ở một số địa phương, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, không khí, rác thải dân sinh và rác thải công nghiệp... đang cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Chính vì vậy, từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm, phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện ở nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Mới đây nhất, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26 (tháng 11/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang điện sạch và Tuyên bố các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất.
Như vậy, có thể thấy Đảng và Nhà nước Việt Nam không những tích cực, sát sao giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường từ quá trình phát triển kinh tế trong nước mà còn thể hiện vai trò là một thành viên hết sức tích cực của cộng đồng quốc tế.
Ở đây, cũng cần phân tích thêm rằng, để hướng tới mục tiêu "xanh hóa" nền kinh tế Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi một cuộc cách mạng tổng thể, không hề dễ dàng và cũng rất tốn kém.
Trong khi đó, Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế, nhưng với trách nhiệm vì một tương lai xanh của toàn nhân loại, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp thiết thực, mạnh mẽ để hiện thực hóa các cam kết. Cụ thể như mục tiêu của ngành Công Thương là đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% và 25 - 30% vào năm 2045, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất điện khoảng 42 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050. Bên cạnh đó, trong những năm tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai hỗ trợ, thúc đẩy áp dụng, chuyển giao công nghệ phát thải các-bon thấp trong các ngành công nghiệp và thúc đẩy giảm phát thải phát thải khí nhà kính trong thương mại, dịch vụ và dân cư.
Bộ Công Thương dự kiến sẽ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về công nghệ phát thải carbon thấp cho các ngành công nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng lớn, cường độ phát thải phát thải khí nhà kính cao như sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch, thép, hóa chất, nhựa, dệt may, da giày, giấy... Từ đó, hỗ trợ kết nối nhu cầu đầu tư công nghệ giảm phát thải phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp với các nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế; kêu gọi và tiếp nhận các dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực đánh giá trình độ công nghệ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật chuyển đổi công nghệ theo hướng phát thải các-bon thấp...
Cùng với ngành Công Thương, trên khắp đất nước ta hiện nay, những chủ trương quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu đang được các Bộ, ngành, địa phương và toàn thể nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, sâu rộng. Từ cán bộ, đảng viên cho tới mỗi người dân, các em học sinh từ những hành động thiết thực hàng ngày đang nỗ lực đóng góp một phần sức lực vào một tương lai xanh, bền vững của đất nước, dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới, chặng đường để tái cơ cấu nền kinh tế nước ta chuyển hướng sang phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu còn nhiều thách thức, gian nan. Nhưng đó cũng là động lực để thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp, mỗi tổ chức và cá nhân cùng phấn đấu để sớm đưa Việt Nam trở thành một nước hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc như mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra.
Chính vì vậy, cần tiếp tục cảnh giác, đấu tranh hiệu quả với những luận điệu núp bóng "bảo vệ môi trường", hô hào, kích động chống phá của các thế lực phản động, cơ hội chính trị. Thực tế, họ không hề quan tâm đến việc bảo vệ môi trường như vẫn rêu rao. Đó chỉ là chiêu bài cũ rích được sử dụng để phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Việt Nam đã ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế về môi trường từ rất sớm như: Công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; Công ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt, như nơi cư trú của các loài chim nước (Công ước Ramstar); Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ước POPs); Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon 1987; Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thư Kyoto (1997) của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu... |