Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp Tổng duyệt Chương trình nghệ thuật khai mạc Năm Du lịch Quốc gia và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 Hội thảo khoa học quốc gia Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững

Dự thảo mới về quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 24) về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công Thương soạn thảo trình mới đây có nhiều điểm mới. Lợi dụng việc này, một bộ phận thù địch và cơ hội chính trị đã liên tục đăng tải bài viết nhằm bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc. Người dân và bạn đọc cần cảnh giác, sàng lọc kỹ các thông tin tiếp nhận, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, xấu độc.

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện
EVN đưa điện về thôn Pa Lin, xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hiếu Minh

Theo đó, tờ trình được Bộ Công Thương gửi Thủ tướng về dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đưa ra có nhiều điểm mới, sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Trong đó, dự thảo đưa ra thẩm quyền điều chỉnh giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được nới rộng trong biên độ 5%, với chu kỳ 3 tháng/lần (quy định hiện hành là 6 tháng/lần). Quy định này nhằm giúp việc điều hành giá điện linh hoạt, hiệu quả hơn với tình hình kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn.

EVN cũng sẽ được thực hiện việc tăng giá điện ở mức trên 5% và 10% sau khi có sự đồng ý của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với mức hiện nay, có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, kiểm tra rà soát lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan…

Tuy nhiên, bằng lăng kính méo mó và mưu đồ đen tối, trang mạng xã hội “Việt Tân” lại cho rằng Bộ Công Thương tự cho mình quyền cho phép EVN điều chỉnh giá điện tăng theo chu kỳ, cố tình báo lỗ để tăng giá điện và bịa đặt thông tin về tham nhũng… Đây là những luận điệu xuyên tạc trắng trợn, thể hiện âm mưu cố tình thông tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận.

Nguy hiểm hơn, chúng lợi dụng những điểm mới trong dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 của Thủ tướng Chính Phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đưa ra như: Thẩm quyền điều chỉnh giá điện của EVN được nới rộng hơn lên tới 5%, với chu kỳ 3 tháng/lần; Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận để EVN quyết định điều chỉnh, tăng từ 5% đến dưới 10%; Thủ tướng Chính phủ sẽ có ý kiến để EVN quyết định điều chỉnh khi tăng từ 10% trở lên hoặc có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô… để tạo ra viễn cảnh mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi và người dân có thể bị EVN tự quyền móc túi 20%/năm, chụp mũ đây là hành động “cướp” tiền của dân...

Âm mưu thật sự của chúng là kích động lôi kéo một bộ phận thiếu hiểu biết công kích Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương, Chính phủ để đả kích chế độ phục vụ âm mưu chống phá nhà nước ta.

Nếu so với Philippines, Indonesia là những nước có thu nhập bình quân đầu người tương đồng với Việt Nam thì giá điện của Việt Nam dễ chịu hơn hẳn và giá tiêu dùng ổn định dù lạm phát, giá nguyên liệu tăng qua các năm. Tháng 5/2023, Việt Nam tăng giá điện 3% thì chưa bằng số lẻ của Thái Lan (tăng từ 25 – 30%), còn so với thế giới thì giá điện tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều.

Đơn cử, với nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho ngành điện là đưa điện đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo góp phần xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển đã được EVN thực hiện với 99,53% số hộ dân nông thôn có điện. Mặc dù, với giá thành sản xuất điện năng phục vụ cho đồng bào ở những khu vực này lên đến 7.000 đồng/kWh, nhưng EVN bán ra ở mức 1.920,37 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) thì vấn đề bù lỗ là hiển hiện và không phải bàn cãi.

Cùng với đó, tổn thất điện năng ở những khu vực này cũng khá lớn do đường dây điện quá dài… Ví như để đưa điện vào bản Huổi Pha, Huổi Lá ở xã Nậm Hăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu), công nhân ngành điện đã phải kéo đường điện dài khoảng 140km, tính từ trung tâm huyện vượt qua không biết bao nhiêu núi cao, vực sâu, suối dữ… chỉ vì mục đích mang ánh điện phục vụ cho vài chục hộ dân nơi đây, với chi phí lên đến hàng chục tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều nỗ lực để kéo điện đường dài từ vùng cao Tây Bắc đến buôn làng xa xôi ở Tây Nguyên… với mục tiêu để nhân dân trên mọi miền đều có điện sử dụng sinh hoạt, phát triển kinh tế. Nếu chỉ vì mục tiêu tăng giá điện để lấy tiền của dân thì sẽ không có những câu chuyện đầu tư cơ sở để kéo đường điện dài hàng trăm km băng qua đồi núi chỉ để “bán điện” cho vài chục hộ dân như trên.

Có thể nói, việc hoàn thiện chính sách pháp luật về điện, nhất là giá bán lẻ điện là cần thiết và phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu, trong đó có nhiều lý do như: Thứ nhất chủ trương điều hành giá điện nói riêng và năng lượng nói chung theo cơ chế thị trường đã được đặt ra từ hơn 10 năm nay. Có nghĩa là phải tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá điện;

Thứ hai, giá điện không phản ánh đúng yếu tố thị trường sẽ gây thiệt hại và để lại hệ luỵ lớn cho nền kinh tế xã hội và môi trường, vừa lãng phí tài nguyên, vừa ảnh hưởng thu hút đầu tư vào ngành điện cũng như các ngành khác. Giá điện rẻ tạo cơ hội cho các công nghệ cũ kỹ lạc hậu tuồn vào Việt Nam; giá điện rẻ không tạo cho người dân, doanh nghiệp nâng cao được ý thức, hành động tiêu dùng điện; không khuyến khích đầu tư tư nhân vào phát triển nguồn, lưới điện….qua đó tạo áp lực cho nhà nước trong bối cảnh nguồn ngân sách còn gặp khó khăn.

Trên thực tế theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đã cho phép điều chỉnh giá (tăng hoặc giảm) 6 tháng 1 lần tuy nhiên kể từ 2017 đến năm 2023, đã không điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Năm 2023 có điều chỉnh nhưng vẫn ở mức nhỏ, chưa phản ánh đúng quy luật thị trường. nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời là một minh chứng cho chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, nhân văn. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện năm 2023 đã được tính toán kỹ lưỡng, không tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp; các đối tượng yếu thế trong xã hội như người nghèo, gia đình chính sách...vẫn được Nhà nước hỗ trợ tiền điện.

Trong khi đó, giá nguyên nhiên liệu cho sản xuất điện như than, dầu, khí, nhân công…đã liên tục tăng hàng năm. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2021 đến nay, đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có năng lượng đã làm giá năng lượng tăng cao trên 2 thậm chí 3 con số vì nguồn than, dầu khí, Việt Nam phải nhập khẩu theo giá thị trường thế giới. (Chỉ tính riêng năm 2023, giá than tăng 29 - 46% so với mức áp dụng năm 2021. Giá dầu cũng tăng khoảng 18% so với năm 2021; tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh gần 4% ). Bên cạnh đó là các yếu tố thời tiết, hạn hán cũng đã gây ảnh hưởng to lớn đến nguồn điện sản xuất từ thuỷ điện (giá rẻ). Đây là một thực tế ai cũng có thể nhìn thấy và không thể phủ nhận.

Theo công bố của EVN, trong cơ cấu giá thành hiện nay, chi phí mua điện chiếm 83% chi phí giá thành của ngành điện. Gần 17% còn lại là chi phí của khâu truyền tải, phân phối.

Chúng ta đều biết, giá bán sản phẩm dịch vụ bằng chi phí + lợi nhuận thì người sản xuất, người bán (doanh nghiệp) mới có lãi. Như vậy, giá bán điện dưới chi phí sản xuất thì ngành điện bị lỗ là đương nhiên. Đó là chưa kể ngành điện đang thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội khác theo chỉ đạo của Trung ương, cụ thể là đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội khác; giảm giá điện cho người dân, doanh nghiệp trong đợt đại dịch Covid-19… như đã nêu ở trên.

Dù xuất hiện ở thời điểm nào, với sự kiện nào, điểm chung các trang mạng xã hội của các thế lực thù địch như “Việt Tân” là thêm thắt, đánh tráo khái niệm về những sự kiện, sự việc xảy ra tại đất nước ta, đặc biệt là những sự việc đang được dư luận quan tâm. Từ đó bóp méo, xuyên tạc, bôi đen sự thật, làm cho các vấn đề trở nên phức tạp, gây nhiễu thông tin và có thể kích động, đẩy tới rối loạn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phủ nhận những nỗ lực, công lao của Đảng, Chính phủ, nhà nước Việt Nam.

Vì vậy, người dân cần cẩn trọng trước thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, nội dung không rõ ràng, không được kiểm chứng của các thế lực xấu như "Việt Tân".

Nhã Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.
Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động