Cần thừa nhận đa sở hữu về đất đai

Đại hội Đảng VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế công hữu hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, quan hệ về đất đai trong xã hội đã thay đổi căn bản. Thế nhưng Hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như ghi trong Hiến pháp 1980. Như vậy, thể chế đất đai đã không đồng nhất với thể chế chung của nền kinh tế.

CôngThương - Khoản 1 Điều 54 dự thảo Hiến pháp sửa đổi khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”.

Điều 57 dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, khóang sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, đã và sẽ còn sự thiếu nhất quán về thể chế kinh tế và thể chế về đất đai. Mỗi chế độ sở hữu đất ghi trong Hiến pháp đều quy định thể chế đất đai căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội ở mỗi nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Cho đến nay, thế giới mới biết đến hai thể chế sở hữu đất đai là chế độ sở hữu toàn dân áp dụng ở những nước có nền kinh tế công hữu và chế độ đa sở hữu áp dụng ở các nước có nền kinh tế thị trường nhiều thành phần (đa sở hữu).

Thể chế đất đai ở nước ta đã được quy định trong cả bốn bản Hiến pháp. Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 là hiến pháp của thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong đó thể chế đất đai đều khẳng định là đa sở hữu, phù hợp với nền kinh tế đa sở hữu thời đó. Hiến pháp 1980 được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế cả nước đã công hữu hóa thông qua các chính sách cải tạo kinh tế (như hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp và công tư hợp doanh), các đơn vị kinh tế tư doanh, cá thể đã được chuyển thành các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã các loại. Trên thực tế, công việc này đã hoàn thành ở miền Bắc từ đầu thập niên 1960, còn ở miền Nam, hoàn thành vào cuối thập niên 1970.

Đại hội Đảng VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế công hữu hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, quan hệ về đất đai trong xã hội đã thay đổi căn bản. Thế nhưng Hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như ghi trong Hiến pháp 1980. Như vậy, thể chế đất đai đã không đồng nhất với thể chế chung của nền kinh tế. Đó là nguyên nhân của những bất cập trong hệ thống Luật Đất đai, tạo ra những mâu thuẫn lợi ích không thể dung hòa giữa người sở hữu đất với người sử dụng đất. Như vậy, Hiến pháp 1992 (và cả hệ thống pháp luật triển khai tiếp sau đó) chưa thể chế hóa nhất quán tư duy đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng VI.

Theo pháp luật hiện hành, người sử dụng đất- không chỉ là xí nghiệp, cơ quan nhà nước và hợp tác xã, mà còn có cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh- muốn có đất để kinh doanh, họ phải được Nhà nước giao hoặc cho thuê. Do đó, không thể có sự thống nhất lợi ích như thời kinh tế tập trung bao cấp. Nhưng mỗi khi có mâu thuẫn lợi ích (mà bản chất là lợi ích kinh tế), giải pháp lại luôn mang tính chất hành chính, vì các cơ quan quản lý nhà nước không chỉ có ưu thế của quyền sở hữu mà quan trọng hơn là quyền lực của Nhà nước. Người sử dụng đất dù không đồng tình cũng buộc phải miễn cưỡng chấp thuận, nếu cưỡng lại có thể vi phạm pháp luật hình sự.

Xin kiến nghị nghiên cứu để thừa nhận đa sở hữu về đất đai vì những lý do sau:

Thứ nhất, chúng ta đã thừa nhận một nền kinh tế đa sở hữu, trong đó chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân được cam kết bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ.

Cách đây hai năm, tranh luận về chế độ công hữu các tư liệu sản xuất- điểm then chốt của chủ nghĩa xã hội- đã kết thúc với kết quả là khái niệm này đã được gác lại. Các doanh nghiệp nhà nước đang được cổ phần hóa, tức đa dạng hóa sở hữu. Với nông dân, tại sao không thể mạnh dạn áp dụng một sự ứng xử tương tự- tức là công nhận người dân có quyền sở hữu đất đai là tư liệu sản xuất chính của họ. Làm khác đi là không tạo ra sự công bằng, là tước bỏ của người nông dân cái quyền họ mơ ước bao giờ nay. Làm khác đi, có nghĩa chỉ áp dụng “định hướng xã hội chủ nghĩa” với nông dân, còn giới doanh nghiệp thì thôi khỏi áp dụng? Hay nhìn ở góc ngược lại, xây dựng nền nông nghiệp mà đất đai không vận hành theo đúng quy luật thị trường thì, đến một ngưỡng nào đó, làm sao nông nghiệp phát triển tiếp tục.

Thứ hai, không nên đặt ra những lo ngại vô căn cứ khi thừa nhận nhiều hình thức về sở hữu đất đai. Phản bác việc đa sở hữu về đất đai, một số ý kiến nêu ra những “hậu quả xấu” như sau:

a. Sở hữu tư nhân sẽ dẫn đến tích lũy ruộng đất, làm nảy sinh “tầng lớp địa chủ” mới. Thật phi lý với lo ngại nêu trên. Bởi, trên thực tế, dù Luật Đất đai hiện hành (và cả dự thảo Luật Đất đai sửa đổi) vẫn quy định về hạn điền nhưng tích tụ ruộng đất hình thành những trang trại trong nông nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra. Đã có không ít trang trại với quy mô hàng trăm ngàn ha đất. Đó là một chủ doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, tuyển hàng ngàn công nhân. Tại sao chúng ta không khuyến khích? Hơn nữa, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn chúng ta không thể duy trì mãi cái hình ảnh “Đôi ta tát nước gầu sòng” và “Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi cày” như trước đây vài chục năm.

b. Sở hữu tư nhân về đất đai sẽ khó giải tỏa để làm các công trình công cộng hay đơn thuần là để phát triển các khu đô thị mới. Những khó khăn, vướng mắc của việc giải tỏa là có thật nhưng không xuất phát từ việc đất là thuộc quyền sử dụng hay quyền sở hữu của người dân mà xuất phát từ chính sách thiếu công bằng, công trình không thật sự cần thiết và quyền lợi của người có đất không được tôn trọng.

Như vậy, cái được gọi là “hậu quả xấu” của việc công nhận sở hữu tư nhân về đất đai lại không hề xấu. Ngược lại, cái lợi của một chế độ đa sở hữu sẽ rất nhiều: Nông dân sẽ ứng xử với đất như người chủ chứ không như người thuê như hiện nay, năng suất ắt sẽ tăng, hiệu quả sử dụng đất sẽ được nâng cao. Ngày xưa chỉ cần mảnh đất 5% mà người dân đã có thể xoay xở vượt qua những năm tháng khó khăn của thời bao cấp; nay được sở hữu 100% thì người nông dân sẽ làm ra điều thần kỳ mới.

Được sở hữu 100% đất đai thì người nông dân sẽ làm ra điều thần kỳ mới.

Hơn nữa, hiện tượng đau lòng khi những người dân bị tước mất đất, phải vác đơn đi khiếu kiện khắp nơi sẽ không còn nữa. Giới cường hào mới ở các địa phương không còn có thể dễ dàng vẽ ra dự án để tước đoạt đất của dân; giới làm ăn bất lương không thể cấu kết với giới có quyền lực để đuổi người dân ra khỏi ngôi nhà của họ. Đó mới gọi là đúng định hướng xã hội chủ nghĩa nếu hiểu khái niệm này theo nghĩa chính xác nhất của nó.

Thứ ba, sở hữu toàn dân là một mỹ từ và không có thật trong cuộc sống. Không có ai là người Việt Nam, sống trên đất Việt Nam lại có quyền cho rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, tức là tôi được sở hữu 1/86 triệu diện tích của cả nước và cứ tự do ra cắm đất xây nhà. Vì, Nhà nước là đại diện để quản lý đất đai. Song, Nhà nước không phải là một người, một cơ quan, mà là cả một hệ thống hành pháp, từ trung ương tới 63 tỉnh, thành, hơn 500 huyện, chưa kể hàng ngàn xã cũng có quyền giao, cho thuê, thu hồi đất. Không thể có sự am hiểu pháp luật và nhất là sự công tâm của cả một đội ngũ công chức quản lý đất đai đông đảo như vậy. Cho nên, mâu thuẫn lợi ích liên quan tới việc giao, cho thuê, thu hồi, đền bù... đất diễn ra ngày càng phổ biến với mức độ ngày càng gay gắt. Đất đai trở thành vùng trũng khiếu kiện và tham nhũng và có thể nói không thể khắc phục nếu thể chế đất đai cứ tiếp tục như hiện nay.

Từ những phân tích trên đề nghị xoá bỏ hình thức sở hữu toàn dân về đất đai, thay vào đó là quy định đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của công dân và sở hữu của pháp nhân.

Dù Luật Đất đai hiện hành (và cả dự thảo Luật Đất đai sửa đổi) vẫn quy định về hạn điền nhưng tích tụ ruộng đất hình thành những trang trại trong nông nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra. Đã có không ít trang trại với quy mô hàng trăm ngàn ha đất. Đó là một chủ doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, tuyển hàng ngàn công nhân. Tại sao chúng ta không khuyến khích?

 

Luật gia Vũ Xuân Tiền

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động