Cần tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Sáng 23/10, Quốc hội đã nghe ông Đỗ Văn Chiến - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) (giai đoạn 2016 - 2018).

Nỗ lực cho công tác giảm nghèo

Theo ông Đỗ Văn Chiến, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cao độ cho công tác giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi, đạt kế hoạch Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra.

can tap trung dau tu trong tam trong diem doi voi vung dan toc thieu so va mien nui
Ông Đỗ Văn Chiến - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - báo cáo tại Quốc hội

Từ năm 2016-2018, Chương trình 135 đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo. Tập huấn cho 103.000 người, dạy nghề cho 720 ngàn người DTTS, góp phần giúp con em tìm kiếm việc làm. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 1,4 triệu hộ DTTS vay 45.194 tỷ đồng (chiếm 24,7% tổng dư nợ), bình quân dư nợ 1 hộ là 30,5 triệu đồng (bình quân toàn quốc là 27 triệu đồng/hộ) để phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến: Giai đoạn 2016 - 2018 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS & MN, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 ở các huyện nghèo giảm xuống còn dưới 40% (giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016); tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3- 4%. Có 8 huyện thoát khỏi huyện nghèo theo Quyết định 30a của Thủ tướng Chính phủ; 14 huyện ra khỏi diện hưởng chính sách như huyện nghèo; 34 xã đủ điều kiện ra khỏi diện đầu tư theo Chương trình 135.

Đáng chú ý, việc triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt kết quả bước đầu quan trọng; công tác bảo vệ và phát triển rừng ở vùng DTTS&MN có bước chuyển biến tích cực”, ông Đỗ Văn Chiến nhìn nhận.

Trong báo cáo thẩm tra về nội dung này của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội nhận định: Trong 3 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và một số địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS, MN. Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhận định của Chính phủ, hiện nay hệ thống chính sách DTTS, MN ngày càng đồng bộ, toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nguồn ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển vùng DTTS, MN ngày càng tăng. Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, MN đã đạt được kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào DTTS giảm mỗi năm 4% (hiện còn 28,45%). Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện hơn trước.

Nhiều quyết sách giai đoạn mới

Bên cạnh những thuận lợi, báo cáo cũng nêu ra những khó khăn trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016 - 2018. Cụ thể, đồng bào các DTTS sinh sống ở địa bàn kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; ở những địa phương nghèo, chủ yếu nhận hỗ trợ ngân sách từ Trung ương, khó có thể lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách dân tộc, trong khi đó ngân sách Trung ương lại chưa bố trí được nguồn vốn riêng để thực hiện một số chính sách. Do vậy, không đạt được mục tiêu các đề án, chính sách đã được phê duyệt; một số vấn đề bức xúc trong đồng bào DTTS như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,... Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS nhiều nơi chỉ bằng 40 - 50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số DTTS chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước.

Đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng đánh giá, 3 năm nhưng báo cáo chưa tách bạch và nêu rõ kết quả cụ thể trong việc thực hiện chính sách trên một số lĩnh vực như: giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; giao đất, giao rừng; sắp xếp ổn định dân cư; giải quyết nước sinh hoạt, trong giai đoạn 2016-2018.

Trên cơ sở nhìn nhận rõ những khó khăn, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm giai đoạn 2020 là tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đã được ban hành, tập trung vào các địa phương thuộc vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Tây Duyên hải miền Trung; rà soát, cân đối, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS&MN đang có hiệu lực, đặc biệt, chú trọng tới chính sách đối với đồng bào DTTS rất ít người; trước mắt bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương, nguồn dự phòng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp 6.

Do hệ thống tiêu chí phân định chưa hợp lý, nên hiện nay việc xác định phạm vi vùng DTTS, MN chưa thống nhất. Để khắc phục vấn đề này, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về tiêu chí phân định vùng DTTS, MN bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp làm cơ sở để hoạch định chính sách, bố trí, phân bổ, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm đối với vùng DTTS, MN”, ông Hà Ngọc Chiến lưu ý.

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để phân định sát thực tế hơn, làm cơ sở cho việc đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Theo phân định hiện hành, vùng DTTS, MN gồm 5.266 xã, thuộc 458 huyện, của 51 tỉnh, thành phố (Quyết định số 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ), không bao gồm toàn bộ 9.102 xã, 583 huyện, của 51 tỉnh, thành phố; nhưng việc tính toàn bộ các đơn vị hành chính trực thuộc của 51 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều tỉnh đồng bằng làm căn cứ để tổng hợp báo cáo, phân tích nguồn lực đầu tư cho vùng DTTS, MN là chưa sát thực tế, chưa thuyết phục…

Ngoài ra, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi (nhất là những chủ trương, chính sách lớn), để có cơ sở xây dựng, ban hành chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của việc thực hiện chính sách trong giai đoạn vừa qua. Hằng năm, Chính phủ cân đối, bố trí nguồn lực thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ vùng DTTS, MN.

Ông Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn đại biểu Quốc hội Bến Tre: Chúng ta chưa có một "cái áo" thực sự mới cho bức tranh về dân tộc miền núi

Khó khăn của đồng bào dân tộc giống như một chiếc áo có thể chỗ này rách, chỗ kia hở, thỉnh thoảng có một chính sách có thể "vá" lại. Nhưng cái áo đã không bền rồi cứ vá chỗ này lại bục chỗ khác. Thế nên trong hệ thống chính sách, 54 chính sách trực tiếp, 64 chính sách gián tiếp, chúng ta thấy rằng rất rõ ràng, chỉ là giải pháp tình thế, chưa có tính toàn diện. Hay nói khác, chúng ta chưa có một "cái áo" thực sự mới cho bức tranh về dân tộc miền núi.

can tap trung dau tu trong tam trong diem doi voi vung dan toc thieu so va mien nui
Ông Lưu Bình Nhưỡng- Đoàn đại biểu Quốc hội Bến Tre

Cho nên tôi tán thành quan điểm của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội là phải có một bộ tiêu chí rất rõ ràng cho dân tộc miền núi. Cụ thể, phải nghiên cứu lại hệ thống chính sách để để tích hợp các chính sách lại, đảm bảo chính sách đi vào đời sống trực tiếp và mỗi một nhóm chính sách là trụ cột và tạo ra được điểm nhấn. Nếu không chúng ta cứ rải mành mành thì biết bao nhiêu tiền cho đủ, trong khi đó đầu tư cho đồng bào gọi là lớn nhưng mà so với nhu cầu và độ khó khăn của dân tộc miền núi chỉ như là muối bỏ bể, không giải quyết được vấn đề gì.

Như tôi đã nói tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, là phải có một cuộc giám sát toàn diện dân tộc miền núi. Chúng ta mới nhìn nhận khó khăn của đồng bào DTTS, nhưng đây không chỉ là khó khăn đơn thuần, mà phải tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, vấn đề quốc phòng, an ninh cho đất nước.

Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước: Cần tập trung, tránh dàn trải chính sách

can tap trung dau tu trong tam trong diem doi voi vung dan toc thieu so va mien nui
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước

Qua báo cáo của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, chúng tôi cảm thấy phấn khởi về những kết quả, thành tựu đạt được trong đầu tư trong phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Cụ thể, đời sống vật chất, tinh thần, vùng đồng bào đã thay đổi, đồng thời diện mạo về cơ sở vật chất, đường xá, giao thông, y tế, văn hóa, cơ bản đã có những thay đổi rất lớn khi chúng ta đầu tư những chính sách vào các vùng này. Mặt bằng chung, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi. Đây là nền tảng cho thấy chúng ta cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư tốt hơn cho khu vực vùng đồng bào DTTS, MN. Bởi, khu vực này hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn như tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tỷ lệ người dân tộc không biết tiếng Kinh, tiếp cận y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng còn nhiều hạn chế…

Tuy nhiên, thời gian tới, tôi cho rằng các chính sách phải có sự tập trung, tích hợp hơn để tránh sự dàn trải. Điều này, giúp cho việc đầu tư thật sự đúng đối tượng, đúng mục tiêu đề ra cũng như phát huy được hiệu quả việc sử dụng đồng vốn vào khu vực này. Qua báo cáo hiện có 118 chính sách và 10 bộ ngành đang quản lý triển khai những chính sách này, do đó, các cơ chế và nguồn lực phân bổ sẽ khác nhau, có thể có sự chồng chéo nhau.

Lan Anh- Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: người có uy tín

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.

Tin cùng chuyên mục

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa Việt Nam - Cuba không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng thực chất, hiệu quả trong các cơ chế đối thoại và hợp tác.
Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao vừa chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

UBTVQH cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động