Cần tăng lương xứng đáng để chống “lậu”

Hiện có tình trạng nhiều người bỏ cơ quan nhà nước ra làm ngoài vì sự chênh lệch về mức tăng lương quá lớn và sự khác biệt về cơ chế làm việc, đãi ngộ.
Nhìn lại 16 lần tăng lương cơ sở Lương tăng, giá có tăng? Cải cách tiền lương là biện pháp lâu dài

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 với nhiều mục tiêu, giải pháp rất quyết liệt.

Nghị quyết, bên cạnh những thành tựu, đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; tham nhũng, tiêu cực còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Trả lương tương xứng sẽ góp phần vào chống “lậu”, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà
Trả lương tương xứng sẽ góp phần vào chống “lậu”, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà

Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta, được xác định qua các kỳ đại hội gần đây. Quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong trận chiến này là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, được nhân dân hết sức phấn khởi, tin tưởng.

Lây nay, vẫn râm ran chuyện “chạy”, “mua” bằng “quyển”, bằng “cục gạch” hay thậm chí bằng “valy”, làm người dân bình thường suy nghĩ, mông lung lắm.

Một cán bộ, công chức nhà nước với mức lương (cứ cho là) khoảng 10 triệu/tháng thì mất bao nhiêu năm mới có “quyển”, hay “valy” để “chạy”. Vì vậy có thể hiểu tại sao nhiều người sau khi “đắc cử” phải tìm cách thu hồi “vốn” nhanh bằng con đường tham ô tham nhũng hoặc lạm dụng quyền lực, quản lý sai trái vì mục đích tư lợi. Tổ chức đó sẽ đi về đâu nếu như vị trí lãnh đạo được xây đắp bằng tiền?

Lựa chọn, cất nhắc người trở thành lãnh đạo của một tổ chức là cả một quy trình, trong đó bao gồm nhiều tiêu chí phải đặt ra. Theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn về tư tưởng, đạo đức, trình độ, năng lực đối với cán bộ các cấp phải dài vài chục cái gạch đầu dòng. Nếu ai đó đảm bảo tốt tất cả những tiêu chuẩn này phải là bậc xuất chúng.

Quan sát những người lãnh đạo cấp cơ sở, chỉ cần là người cầu thị, cầu tiến, có trách nhiệm, vì lợi ích tập thể thì tôi thấy họ thường đạt được thành công một cách đáng khâm phục. Họ phải dành thời gian, sức lực, trí tuệ của bản thân gấp nhiều lần người bình thường, thậm chí có người đôi khi phải hy sinh, đánh đổi cuộc sống cá nhân để hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức.

Vậy họ làm lãnh đạo để làm gì? Có rất nhiều động cơ khiến một người lựa chọn và theo đuổi con đường làm lãnh đạo. Nhưng tôi nghĩ, trước hết đó cũng là một nghề và người làm nghề thì cần phải có lương, có thu nhập để đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình.

Vậy mà nhìn vào bảng lương hiện nay, chắc không ít người giống tôi phải dụi mắt mấy lần. Mức lương hiện nay của lãnh đạo cao cấp là 22,5 - 23,4 triệu đồng, cấp bộ trưởng khoảng 18 triệu đồng.

Ngoài mức lương, các chức danh lãnh đạo được hưởng thêm một số phụ cấp kèm theo. Giả định tổng thu nhập (lương + phụ cấp) gấp đôi mức lương như trên, vậy có xứng đáng để các vị lãnh đạo phải lao tâm khổ tứ, vắt kiệt tâm sức để lo cho dân cho nước trong khi gia đình người thân của họ cũng phải chịu nhiều thiệt thòi?

Lãnh đạo càng cao thì đòi hỏi sự hy sinh, đức hạnh và năng lực càng lớn. Khi đó họ trở thành người của nhân dân, của đất nước chứ không phải của gia đình và bản thân họ. Nhất là trong bối cảnh đời sống người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, họ càng phải “đứng mũi chịu sào”, gánh vác trọng trách nặng nề để đưa đất nước thoát nghèo, thoát khổ.

Làm lãnh đạo thời nay đầy khó khăn, thách thức, áp lực bủa vây vì mục tiêu của tổ chức ngày càng cao, kì vọng của nhân dân ngày càng lớn, trình độ dân trí tăng, việc giám sát xiết chặt, tai mắt dư luận khắp nơi, sai lầm là vô “lò” như chơi.

Hiện có tình trạng nhiều người bỏ cơ quan nhà nước ra làm ngoài vì sự chênh lệch về mức lương quá lớn và sự khác biệt về cơ chế làm việc, đãi ngộ. Nếu môi trường quản lý nhà nước không đủ “lành” cho “chim đậu”, không đủ “trũng” để hút nhân tài thì đó là khiếm khuyết của quản lý hành chính công.

Nhiều người cho rằng, hiện nay, nhân tài không thiếu, nhưng nếu ai vừa có tài vừa có túi tiền to thì người đó được cất nhắc. Họ vẫn làm lãnh đạo tốt và đưa tổ chức đi lên. Tuy nhiên, như một quy luật thường tình, một người đã phải bỏ ra nhiều tiền để lên chức thì quá trình làm việc của anh ta là quá trình theo đuổi mục tiêu “thu hồi vốn” và phải có “lãi”. Khoản lãi kếch xù tạo nên cơn sốt mua bán “ghế” quyền lực.

Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, nhưng tôi nghĩ nó cũng là căn bệnh phái sinh từ cơ chế chính sách không phù hợp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Xây dựng cơ chế để không thể, không dám, không cần tham nhũng”. Chủ thể của “ba không” này là các vị lãnh đạo nhưng để họ đạt được “ba không” đó, trách nhiệm không phải của riêng họ.

Thời gian qua, trên mặt trận chống tham nhũng ở nước ta có những trận đánh lớn, liên tiếp và tạo những tác động tích cực. Nhưng cũng thật chua xót vì tham nhũng, hối lộ là “giặc nội xâm”, là hệ luỵ của trình độ nhận thức và tư duy lệch lạc, môi trường thiếu minh bạch.

Dù lòng tham và tính tư hữu là bản chất của con người, nhưng nếu sống trong môi trường liêm chính, minh bạch, công bằng, con người sẽ tự khắc thích nghi. Vì vậy, việc giáo dục nhận thức, kiểm tra giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh là những giải pháp cấp bách và liên tục. Bên cạnh đó, giải pháp căn cơ và đảm bảo công bằng là cần phải tăng lương và các chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Thực tiễn tại nhiều quốc gia, việc trả lương cao cho lãnh đạo không chỉ chứng tỏ một nền kinh tế vững mạnh mà còn thể hiện sự văn minh, tiến bộ trong nhận thức, tư duy biện chứng trong sự vận động và phát triển.

Nước ta còn nghèo, chưa thể làm thoả mãn vật chất như các nước tiên tiến nhưng vẫn cần phải có “ngưỡng” của nó. Đạt đến “ngưỡng” có thể chấp nhận được trong điều kiện nhất định, con người sẽ an tâm hơn để làm việc một cách có trách nhiệm, tập trung hơn cho chuyên môn thay vì chỉ bày binh bố trận để mua quan bán tước.

Tôi nghĩ, tất cả người dân, những người đóng thuế đều mong muốn các vị lãnh đạo mức lương cao xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra và có thể giúp họ yên tâm công tác. Đó là việc cần làm, phải làm bởi nó trực tiếp quyết định chất lượng nhân sự, tác động đến sự phát triển nhanh và bền vững của quốc gia. Trả lương tương xứng sẽ góp phần vào chống “lậu”, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay.

Theo VietnamNet

Tin mới cập nhật

Thái Bình tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với Hà Lan

Thái Bình tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với Hà Lan

Đoàn công tác tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm gặp gỡ và tham gia hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với các tập đoàn Vương quốc Hà Lan.
6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

Việt Nam cần có khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo gắn với tạo động lực cho các chủ thể sáng tạo.
8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

Việc quản lý thuế trên hoạt động thương mại điện tử có nhiều chuyển biến sau một năm thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg, theo Tổng cục Thuế.
GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn

GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn ''rình rập''

GDP quý I/2024 chứng kiến tăng trưởng đạt 5,66% so với cùng kỳ, là thành tích cao nhất kể từ năm dịch bệnh 2020. Tuy nhiên, thách thức đang chờ đợi phía trước.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Lào Cai đang trên đà phát triển khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm kết nối Trung Quốc và các nước ASEAN.
Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Trong Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng đã nhấn mạnh tính đột phá của yếu tố nhân lực.
Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng, rà soát việc chung cư tăng giá

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng, rà soát việc chung cư tăng giá

Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng, Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội rà soát việc chung cư tăng giá bất thường… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong thu hút đầu tư nước ngoài

Định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong thu hút đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc là cần thiết và cần ưu tiên hướng đến phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng xanh.
Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xanh

Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xanh

Tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh tổ chức ngày 17/4 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, cần gắn chặt chuyển đổi số với chuyển đổi xanh

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu trong nước để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

Thúc đẩy tổng cầu trong nước để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

Phục hồi tổng cầu là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam do đó cần kịp thời củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu.
Giao dịch mua, bán vàng phải có hóa đơn điện tử

Giao dịch mua, bán vàng phải có hóa đơn điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Chuyên gia góp ý gì?

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Chuyên gia góp ý gì?

Chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện các quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh cho bảo đảm an ninh mạng trong chuyển đổi số

Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh cho bảo đảm an ninh mạng trong chuyển đổi số

Mối quan tâm về an ninh mạng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam đang tăng lên rõ rệt theo ghi nhận của Báo cáo Chuyển đổi số doanh nghiệp 2023.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh giữ chức Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh giữ chức Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Tâm lý tích cực đang lên trong doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Tâm lý tích cực đang lên trong doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thúc đẩy sự lạc quan của doanh nghiệp châu Âu, tuy nhiên cần tháo gỡ các rào cản pháp lý đang tồn tại.
Du lịch thủ đô: Con số "đẹp" và những trăn trở

Du lịch thủ đô: Con số "đẹp" và những trăn trở

Quý I là mùa cao điểm của du lịch và với du lịch Hà Nội, đây cũng là một vụ bội thu nếu xét về con số, nhưng phía sau đó còn nhiều điều đáng suy ngẫm...
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá quá nóng

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá quá nóng

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá quá nóng, giá vàng thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Khách hàng trúng độc đắc Vietlott 67,7 tỷ đồng mua vé thế nào?

Khách hàng trúng độc đắc Vietlott 67,7 tỷ đồng mua vé thế nào?

Vietlott vừa tìm thấy chủ nhân may mắn trúng giải thưởng độc đắc Jackpot 2 với trị giá gần 68 tỷ đồng tại kỳ quay thứ 1.018 diễn ra vào tối qua (6/4/2024).
Thủ tướng biểu dương ngành Thuế thực hiện thành công phát hành hoá đơn điện tử xăng dầu

Thủ tướng biểu dương ngành Thuế thực hiện thành công phát hành hoá đơn điện tử xăng dầu

Ngày 5/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư khen Bộ Tài chính, cơ quan thuế thực hiện thành công phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Phiên bản di động