Cần quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển.
Chính sách tài khóa và kinh nghiệm phục hồi kinh tế từ thế giới

Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 01 dự án luật

Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, các Nghị quyết kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV; đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước.

Cần quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp dự kiến khai mạc vào ngày 04/01/2022 và bế mạc vào ngày 11/01/2022

“Để góp phần khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, kỳ họp diễn ra nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển” - ông Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, đồng thời cho hay, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 01 dự án luật, 03 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp).

Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Chẳng hạn như: Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư liên quan đến Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư (trong đó bao gồm cả nội dung liên quan đến khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở), Luật Đấu thầu, Luật Điện lực; khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng sử dụng xe ô tô thân thiện với môi trường; tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi.

“Việc ban hành luật nhằm kịp thời xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh liên quan đến việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thông qua việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư” - đại diện Văn phòng Quốc hội nêu.

Cần thiết xây dựng Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ

Về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại diện Văn phòng Quốc hội cho hay, việc xây dựng Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cần quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi họp báo

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chính sách hỗ trợ kịp thời, có sự đột phá và lan tỏa, triển khai nhanh, phù hợp với tình huống đặc biệt sẽ giúp sớm phục hồi nền kinh tế và tạo nền tảng cho sự phát triển trong những năm còn lại của giai đoạn 2021-2025 cũng như giai đoạn tiếp theo, không để Việt Nam rơi vào suy thoái kinh tế và suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ và cải cách, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và tín nhiệm của quốc gia với các tổ chức quốc tế.

Tại kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết trên cơ sở một số quan điểm chính như sau: Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, trong đó bảo đảm nhất quán, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; chỉ sử dụng bội chi ngân sách nhà nước để chi đầu tư phát triển theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tập trung tăng cả tổng cung và tổng cầu, trong đó ưu tiên hơn tổng cung; phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác (như chính sách thương mại, dịch vụ, đầu tư) để tối ưu hóa nguồn lực; có quy mô đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực; được thiết kế và thực thi nhanh, kịp thời, nguồn lực đưa ra phải được hấp thụ tối đa.

Đồng thời, có thời hạn triển khai chủ yếu trong 02 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp để phục hồi và kích thích nền kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài gắn với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; huy động, quản lý và phân bổ, sử dụng các nguồn lực hợp lý, minh bạch, công khai, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

Về vấn đề này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chia sẻ thêm, gói chính sách tiền tệ, tài khoá là hết sức quan trọng. Tăng trưởng năm nay là 2,58%, nếu gói này được thông qua đầu năm 2022 thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng hai năm 2022-2023. Nếu để đến tháng 5 năm sau Quốc hội mới quyết định ở kỳ họp thứ ba thì sẽ chậm 5 tháng, mà đây là câu chuyện cấp bách.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, với bối cảnh của nền kinh tế 2 năm qua thì cần có chính sách để vực dậy tăng trưởng. Nhưng ở mức độ nào thì cần tính toán thận trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. "Chưa bao giờ khó khăn thế này mà vĩ mô vẫn ổn định, đây là động lực lớn nhất, tới đây phải bơm thêm tiền, sẽ tăng bội chi, tăng nợ công là điều chắc chắn, cần tính toán ở mức độ nhất định" - ông Nguyễn Hữu Toàn nói.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

5/6 dự án giao thông vùng Tây Nguyên tốc độ giải ngân chậm

5/6 dự án giao thông vùng Tây Nguyên tốc độ giải ngân chậm

Cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai thực hiện các công trình giao thông, nhất là những công trình còn đang ‘ì ạch’ tại vùng Tây Nguyên.

'Tăng tốc' chuyển đổi phương tiện giao thông xanh

Các địa phương khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, cập nhật quy hoạch hạ tầng giao thông để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Xác định giải pháp đưa kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện

Xác định giải pháp đưa kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương xác định giải pháp cụ thể để vùng Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện.
Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều; tinh giản biên chế gắn nâng cao chất lượng công chức.

Tin cùng chuyên mục

Nhân lực:

Nhân lực: 'Chìa khóa' thành công trong phát triển điện hạt nhân

Nguồn nhân lực là "chìa khóa" thành công của chương trình phát triển điện hạt nhân. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”.
Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị

Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị 'Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân'

Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”.
Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Trên cơ sở những dấu ấn đạt được trong năm 2024, đại biểu Quốc hội kỳ vọng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục “gặt hái” được nhiều thành công hơn nữa trong năm 2025.
Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Công điện số 142/CĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1.
Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Để thu hút người có tài năng vào khu vực công, một số chính sách mới đã được ban hành, trong đó vấn đề được quan tâm là mức tiền lương sẽ được quy định ra sao?
Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng nêu rõ, năm 2025, ngành Tài chính phải nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả để huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Trong năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhiều điểm mới từ 1/1/2025.
Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương vừa có công văn số 612-CV/BCSĐ quán triệt thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất tỵ năm 2025.
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Ngày 31/12, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024 nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Năm 2025, kiện toàn tổ chức bộ máy chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương.
Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất tự cung, tự cấp. Làm được điều này phải mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 31/12, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của TTXVN.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Sáng 31/12, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Quan hệ Việt Nam - Lào phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời hai bên đặc biệt quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế.
Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Trong quá trình sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ vẫn phải thúc đẩy, hoàn thành, không để gián đoạn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Chiều 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc. Tổng Bí thư có nhiều chia sẻ về những vấn đề liên quan đến văn nghệ sỹ.
Mobile VerionPhiên bản di động