Cần nỗ lực nâng cao chất lượng thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết

Để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thêm một góc nhìn khách quan về các doanh nghiệp (DN) niêm yết nói riêng và thị trường vốn nói chung, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam.

Hiện đang là cao điểm của mùa đại hội đồng cổ đông thường niên, ông có nhận xét gì về chất lượng thông tin của các DN niêm yết trong năm 2018?

Theo kết quả khảo sát của một chương trình bình chọn DN niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư tốt nhất năm 2018, có 266 DN niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin theo các tiêu chí khảo sát đề ra trong tổng số 686 DN niêm yết thuộc danh sách khảo sát, chiếm 38,78%, tăng vọt so với con số 16,96% của năm 2017. Mức tăng trưởng cho thấy các DN niêm yết đã có tiến bộ trong việc thực thi nghĩa vụ công bố thông tin của mình dựa trên các quy định hiện hành.

can no luc nang cao chat luong thong tin tai cac doanh nghiep niem yet
Ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, số lượng DN niêm yết chưa đạt chuẩn công bố thông tin còn ở mức cao với hơn 60% số DN niêm yết chưa đáp ứng đầy đủ các quy định này, đặc biệt là các DN niêm yết có số vốn hóa nhỏ. Điều này cho thấy cần có nhiều nỗ lực hơn nữa từ cơ quan quản lý nhà nước và tự thân các DN để nâng cao chất lượng thông tin ở các DN niêm yết và cả thị trường nói chung.

Một vấn đề nữa, hiện có một lượng lớn cổ đông nước ngoài đầu tư vào các DN niêm yết. Tuy nhiên, phần lớn các báo cáo tài chính lại được chuẩn bị theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Điều này cũng gây khó khăn cho việc thông hiểu các thông tin tài chính của DN cho các cổ đông nước ngoài.

Khối DN ngân hàng với hàng loạt ngân hàng đạt lợi nhuận luỹ kế 2018 tăng mạnh từ 30 - xấp xỉ 180%. Đứng ở góc độ công ty kiểm toán và tư vấn chiến lược, ông có nhận xét gì về kết quả trên?

Lợi nhuận lũy kế tăng cao thể hiện mức lãi của các ngân hàng trong năm là rất lớn, vượt xa số cổ tức chia cho cổ đông và trích lập các quỹ. Đây là một tín hiệu rất tốt thể hiện rõ các ngân hàng đã có một năm 2018 kinh doanh rất thành công, nhiều ngân hàng đã công bố mức lợi nhuận lớn trong năm vừa qua.

Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được kiểm soát khá tốt trong năm2018. Số tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2018 chỉ là 14%, mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, năm 2018 toàn ngành ngân hàng cũng tiếp tục xử lý được 150.000 tỷ đồng nợ xấu. Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tương đối ổn định. Điều này cho thấy các ngân hàng đang làm tốt hơn việc quản lý tài sản, giảm được các khoản nợ có vấn đề, qua đó áp lực trích lập dự phòng nợ khó đòi giảm xuống. Việc quản trị hoạt động cũng được cải thiện, từng bước số hóa hoạt động… góp phần tiết giảm chi phí hoạt động của ngân hàng.

Với tình hình kinh doanh như năm 2018, các ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để tăng vốn giúp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu khi thời điểm áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN yêu cầu bắt buộc toàn bộ các ngân hàng phải áp dụng tính vốn theo phương pháp tính của Basel II kể từ ngày 1/1/2020.

Trong 2018 và dự báo 2019 một số DN niêm yết lãi lớn chia cổ tức rất cao cho cổ đông bằng tiền mặt. Đứng ở góc độ nhà tư vấn chiến lược DN, ông đánh giá như thế nào về việc phân chia cổ tức của DN Việt Nam? Nó có sự khác biệt như thế nào so với quốc tế?

Trên thực tế, việc chia cổ tức là hoạt động bình thường của DN. Khi DN quyết định chia cổ tức cao có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi cao và có dòng tiền mạnh. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu, bản chất là chuyển lợi nhuận chưa chia thành vốn chủ sở hữu không có ảnh hưởng đến dòng tiền lưu chuyển.

Việc chia cổ tức như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược, tình hình của công ty và ý chí của cổ đông. Thông thường, các công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cần nhiều vốn đầu tư mở rộng sẽ không chia nhiều cổ tức bằng tiền. Thay vào đó, các công ty có thể lựa chọn phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc không chia cổ tức. Giá trị đem lại cho cổ đông không phải theo phương pháp đầu tư - nhận lợi nhuận từ kinh doanh mà đến từ giá trị cổ phiếu gia tăng. Trên thế giới có nhiều trường hợp công ty lựa chọn chiến lược không chia cổ tức trong một thời gian dài, ví dụ người khổng lồ công nghệ Microsolf, thành lập năm 1975 nhưng đến tận năm 2003 mới tuyên bố chia cổ tức lần đầu tiên.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc chia cổ tức còn phụ thuộc vào ý chí của đại hội đồng cổ đông. Đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết có các cổ đông lớn, thậm chí nắm giữ số phần chi phối, ý chí của các cổ đông này sẽ chi phối đến quyết định chia cổ tức.

Theo ông, để thị trường vốn Việt Nam trong 2019 “hút" được nguồn vốn ngoại mạnh hơn nữa thì cần có những yếu tố nào cả từ phía DN và Chính phủ?

Về phía DN, ngoài việc phải có công ty kinh doanh tốt, có lãi, có kế hoạch kinh doanh hấp dẫn và tham vọng, chúng ta đã nói nhiều đến câu chuyện quản trị công ty và minh bạch hóa thông tin. Hiện nay, thứ hạng trong thang điểm đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đối với các DN Việt Nam trong mối tương quan với các DN ở trong khu vực còn thấp. Đây là điểm các DN của Việt Nam cần khắc phục và cũng là điểm trừ trong sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Các DN cần áp dụng phương thức quản trị công ty hiện đại và chuẩn bị kỹ cho kế hoạch huy động vốn, sẵn sàng chia sẻ thông tin trong phạm vi cho phép, điều đó giúp các nhà đầu tư có thể hiểu và đánh giá đúng công ty họ đang muốn đầu tư.

Về phía Chính phủ, việc điều hành kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và quyết định của các nhà đầu tư. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Các vấn đề về lạm phát, tỷ giá, lãi suất khá ổn định. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà Chính phủ vẫn đang tiếp tục tìm cách giải quyết và cải thiện, ví dụ vấn đề nợ công, chi phí thuế tăng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính,… Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật về đầu tư, tài chính, thuế. Chúng ta cần hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tiếp tục nâng cao yêu cầu về minh bạch hóa thông tin, áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS) và các thông lệ tốt trên thế giới trong công bố thông tin, quản trị công ty,… Mặt khác, Chính phủ sẽ cần cân bằng giữa việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và ổn định của môi trường pháp lý, đây là một thách thức không nhỏ mà Chính phủ phải đương đầu.

Minh Long - Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Kết phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (-1,52%), xuống còn 1.174 điểm, VIC là cổ phiếu diễn biến tiêu cực nhất phiên khi giảm tới 5,33%.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Năm 2024, FPT lên kế hoạch đầu tư 6.500 tỷ đồng tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng viễn thông và giáo dục.
Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Ông Giang Tuấn Anh bị phạt 575 triệu đồng vì đã sử dụng 23 tài khoản để thao túng cổ phiếu DST của Công ty Đầu tư Sao Thăng Long.
Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Áp lực cung vẫn ở mức cao trong khi dòng tiền có dấu hiệu “hụt hơi” là nguyên nhân khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 22,67 điểm (-1,86%) xuống còn 1.193 điểm.
Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.

Tin cùng chuyên mục

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Cả trăm mã nằm sàn kéo chỉ số VN-Index mất 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong 23 tháng

Sau phiên tăng điểm tốt vào cuối tuần trước, đầu tuần thị trường mở cửa trong trạng thái rung lắc mạnh, nhóm vốn hoá lớn là “tội đồ” khiến thị trường giảm sâu.
Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Chứng khoán tuần từ 15-19/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index phục hồi lên vùng 1.280 - 1.300 điểm

Thị trường test vùng hỗ trợ 1.250 điểm thành công và đã có phiên giao dịch bùng nổ ngày cuối tuần, giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào nhịp tăng trong tuần tới.
Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh bao phủ thị trường, VN-Index tăng hơn 18 điểm

Sắc xanh của nhóm cổ phiếu ngân hàng không chỉ giúp thanh khoản được cải thiện mà còn đẩy chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.276,6 điểm, tăng 18,4 điểm (+1,46%).
Giao dịch tiếp tục ảm đạm, Vn-Index giảm nhẹ

Giao dịch tiếp tục ảm đạm, Vn-Index giảm nhẹ

Thị trường trải qua thêm một phiên giao dịch ảm đạm, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE duy trì phiên thứ 3 liên tiếp dưới 16.000 tỷ đồng.
Thanh khoản suy yếu kéo VN-Index giảm hơn 4 điểm

Thanh khoản suy yếu kéo VN-Index giảm hơn 4 điểm

Chỉ số giao dịch tương đối khả quan trong phiên sáng nhưng lại suy yếu trong phiên chiều, kéo chỉ số VN-Index giảm 4,26 điểm (-0,34%), xuống 1.258,56 điểm.
Cổ phiếu vốn hóa lớn đẩy VN-Index tăng hơn 12 điểm

Cổ phiếu vốn hóa lớn đẩy VN-Index tăng hơn 12 điểm

Nhiều cổ phiếu ngân hàng vốn hoá lớn tăng tốt, dẫn dắt đà phục hồi của chỉ số chung kéo VN-Index tăng 12,47 điểm, tương đương 1%, lên 1.262,82 điểm.
Cổ phiếu của Công ty Miền Đông (MDG) bị cảnh báo vì liên quan đến LDG

Cổ phiếu của Công ty Miền Đông (MDG) bị cảnh báo vì liên quan đến LDG

Công ty CP Miền Đông vừa có văn bản gửi HOSE về việc giải trình nguyên nhân, biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu MDG bị cảnh báo.
Phiên giao dịch đầu tuần chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 5 điểm

Phiên giao dịch đầu tuần chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 5 điểm

Thị trường phiên đầu tuần vẫn chìm trong sắc đỏ và xác lập phiên giảm thứ 4 liên tiếp với thanh khoản xuống mức thấp nhất trong khoảng 1,5 tháng qua.
Chứng khoán tuần từ 8-12/4: Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có hướng đến vùng an toàn?

Chứng khoán tuần từ 8-12/4: Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có hướng đến vùng an toàn?

Trong tuần tới là cơ hội cho nhà đầu tư sàng lọc, mua mới những cổ phiếu tiềm năng đã có mức chiết khấu tốt, lưu ý hạn chế sử dụng vốn vay để quản trị rủi ro.
VN-Index khởi sắc, số tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 3/2024 tăng mạnh

VN-Index khởi sắc, số tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 3/2024 tăng mạnh

Tính đến hết tháng 3/2024, tổng số lượng tài khoản chứng khoán giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 7,6 triệu tài khoản, khoảng 7,6% dân số.
Chứng khoán An Bình bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan trái phiếu

Chứng khoán An Bình bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan trái phiếu

Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 85 triệu đồng vì không công bố thông tin liên quan việc phát hành trái phiếu.
DIC Corp: Hút "ròng" 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lợi nhuận "bốc hơi" 54 tỷ đồng sau kiểm toán

DIC Corp: Hút "ròng" 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lợi nhuận "bốc hơi" 54 tỷ đồng sau kiểm toán

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã CK: DIG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2023 và thông tin phát hành trái phiếu.
GE Vernova bắt đầu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York

GE Vernova bắt đầu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York

Ngày 3/4, GE Vernova thông báo hoàn tất việc tách khỏi GE, bắt đầu giao dịch với tư cách một công ty độc lập trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York.
Cổ phiếu ngân hàng đỏ sàn, VN-Index giảm hơn 3 điểm

Cổ phiếu ngân hàng đỏ sàn, VN-Index giảm hơn 3 điểm

Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khiến thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống kéo chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.268,25 điểm, giảm 3,22 điểm, tương đương 0,25%.
Khối ngoại bán ròng dữ dội, VN-Index mất gần 16 điểm

Khối ngoại bán ròng dữ dội, VN-Index mất gần 16 điểm

Áp lực giảm xuất hiện trên toàn bộ cổ phiếu ngân hàng sau đó lan rộng ra các nhóm ngành khiến VN-Index gần như “rơi tự do” trong đợt khớp lệnh cuối cùng.
Bán chui cổ phiếu, Công ty Cổ phần Thiết bị xử lý nước Setfil bị phạt nặng

Bán chui cổ phiếu, Công ty Cổ phần Thiết bị xử lý nước Setfil bị phạt nặng

Công ty Cổ phần Thiết bị xử lý nước Setfil bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hơn 533 triệu đồng vì bán chui cổ phiếu NDW.
Thị trường đảo chiều kéo VN-Index tăng gần 6 điểm

Thị trường đảo chiều kéo VN-Index tăng gần 6 điểm

Lực cầu bắt đáy lan tỏa trên diện rộng vào cuối phiên, giúp bảng điện tử cân bằng đã thúc đẩy VN-Index hồi phục lên trên tham chiếu và đóng cửa trong sắc xanh.
Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm gần 3 điểm

Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm gần 3 điểm

Sự suy yếu của dòng tiền là nguyên nhân khiến VN-Index mất động lực tăng điểm. Kết phiên chỉ số này giảm 2,57 điểm (tương đương 0,2%) xuống còn 1.281,5 điểm.
Hệ thống VNDirect được giao dịch trở lại, nhà đầu tư kêu khó đặt lệnh mua bán

Hệ thống VNDirect được giao dịch trở lại, nhà đầu tư kêu khó đặt lệnh mua bán

Sau một tuần hệ thống gặp sự cố, VNDirect được kết nối giao dịch trở lại, nhưng nhà đầu tư vẫn gặp khó khi đăng nhập, đặt lệnh mua bán.
Chứng khoán tuần từ 1-5/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index vượt qua mốc 1.300 điểm

Chứng khoán tuần từ 1-5/4: Nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index vượt qua mốc 1.300 điểm

Khả năng thị trường sẽ tiếp tục trạng thái thăm dò cung cầu tại vùng 1.277 - 1.290 điểm trong thời gian tới trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động