Cần nghiên cứu lại đề xuất thành lập khu xử lý chất thải rắn quốc gia

Không ai muốn mang rác của người khác về nhà mình, thì càng không thể có địa phương nào muốn mang rác thải của các khu vực khác về địa phương mình!
Thanh Hóa: Nhà máy xử lý rác “bức tử” khu dân cư đến bao giờ mới được giải quyết dứt điểm? Chung tay giảm rác thải nhựa - Bài 1: Nhận diện nguy cơ từ thói quen tiêu dùng

Đề xuất thành lập khu xử lý chất thải rắn quốc gia là không hợp lý

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ diễn ra hôm 11/10, trong báo cáo tóm tắt dự thảo Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đơn vị tư vấn lập quy hoạch đề xuất trong phạm vi vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hình thành 1 khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia. Và dự kiến sẽ đặt khu xử lý chất thải này tại tỉnh Quảng Nam.

Cần nghiên cứu lại đề xuất thành lập khu xử lý chất thải rắn quốc gia
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị xử lý chất thải rắn phải phân tán, địa phương nào xử lý tại địa phương đó, không nên hình thành khu xử lý cấp quốc gia hay vùng

Đề xuất này ngay khi đưa ra đã gặp nhiều phản ứng phản đối mạnh, không chỉ của riêng tỉnh Quảng Nam, mà còn của các địa phương khác.

Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Namcho biết hoàn toàn bất ngờ về đề xuất này.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh đã phải ứng xử rất nhiều các sự cố liên quan đến xử lý rác thải rắn. “Tôi đề nghị đã xử lý chất thải rắn thì nên phân tán, không nên tập trung thành khu xử lý cấp quốc gia, hay vùng”, ông Lê Trí Thanh nói và cho rằng, mỗi địa phương chủ động xây dựng một khu xử lý chất thải rắn tập trung với quy mô, công suất phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, với những công nghệ tiên tiên, công nghệ phù hợp với địa phương đó. “Xây dựng khu xử lý chất thải rắn quốc gia khi xảy ra sự cố thì hàng loạt địa phương sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều đó không cần thiết. Tôi nghĩ rằng xử lý chất thải rắn cần phân bố, phân tán theo từng địa phương. Mỗi địa phương tùy theo đặc điểm địa hình của mình thì xây dựng cho phù hợp”, ông Thanh nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Minh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho rằng phải xem lại đề xuất này bởi nhiều vấn đề không hợp lý. Theo ông Tuấn, dù đề xuất nhà máy xử lý chất thải rắn quốc gia đặt ở địa phương nào thì chắc chắn tỉnh đó cũng không vui. Bên cạnh đó, việc đặt nhà máy tập trung sẽ làm phát sinh chi phí rất lớn. “Đặt ở một nơi rồi vận chuyển thế nào? Tôi ví dụ như ở tỉnh Thanh Hóa mà vận chuyển rác đi 400, 500km để đi vào nơi xử lý thì chi phí xử lý chất thải, chi phí vận chuyển liệu có hợp lý không?”, ông Lê Minh Tuấn nói và đề xuất vấn đề xử lý chất thải rắn địa phương nào nên xử lý tại địa phương đó.

Ngay tại chương trình, cơ quan lập quy hoạch vùng, cũng là đơn vị thuê tư vấn quy hoạch – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lên tiếng về vấn đề này. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phải nghiên cứu lại đề xuất này và đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu lại theo hướng làm cục bộ, chưa chắc phải làm tập trung. "Việc làm khu xử lý tập trung có mặt tốt nhưng cũng có những hạn chế rất lớn như vấn đề thu gom, xử lý tập trung…", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Cần nghiên cứu lại đề xuất thành lập khu xử lý chất thải rắn quốc gia
Trên thực tế, nhiều địa phương đã gặp các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải rắn (Ảnh: Người dân chặn đường không cho xe rác vào bãi rác ở một địa phương miền Trung)

Không ai muốn mang rác nhà người khác về nhà mình

Trên thực tế, như Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói, trong quá khứ tỉnh đã rất nhiều lần phải đối thoại với người dân về vấn đề chất thải rắn, nhiều lần người dân chặn không cho xe đổ rác vào khu rác thải.

Vấn đề này không chỉ riêng tỉnh Quảng Nam mà ở rất nhiều địa phương trong cả nước như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Quảng Ninh…cũng đã gặp phải. Mà mới đây nhất hồi tháng 7/2023 xảy ra tại tỉnh Bến Tre khi người dân gần bãi rác An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) tập trung chặn đường không cho xe rác vào bãi

Điều này đã chỉ ra là: Không một người dân nào muốn mình ở cạnh bãi rác. Vậy thì, càng không thể có địa phương nào muốn địa phương mình trở thành nơi tập kết rác của cả một vùng lên tới 14 địa phương.

Vì vậy, việc gặp phải phản đối của các địa phương là điều hoàn toàn dễ hiểu. Và cách ứng xử, phản đối của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam là đúng.

Bên cạnh đó, như Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã nêu: Nếu hình thành khu xử lý rác thải tập trung thì thu gom, vận chuyển ra sao, chi phí thế nào. Việc phải vận chuyển rác thải đi 1 quãng đường 500 – 700 km là không hợp lý, nếu không nói là lãng phí cả thời gian và nguồn lực.

Cần nghiên cứu lại đề xuất thành lập khu xử lý chất thải rắn quốc gia
Nhiều địa phương cho rằng đề xuất xây dựng một nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung cấp quốc gia là không hợp lý

“Mang rác về nhà” là một văn hóa ứng xử tốt với rác thải rắn. Điều này đúng nếu đó là rác của mình. Hành động đó cũng thể hiện thái độ bảo vệ môi trường công cộng.

Còn, không ai muốn mang rác nhà người khác về nhà mình, chứ không nói đến việc mang cả “núi” rác thải của các vùng về một địa phương.

Vậy tại sao lại có thể đưa ra một đề xuất bất hợp lý như vậy?

Không chỉ đề xuất xây dựng khu xử lý chất thải rắn quốc gia bị phản ứng, trong báo cáo tóm tắt dự thảo Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều địa phương cho rằng dự thảo đã “quên” nhiều nội dung, chủ trương có tính định hướng của Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045".
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chất thải rắn sinh hoạt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.

Tin cùng chuyên mục

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì, thậm chí là giả mạo gạo ST25.
Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Nhà đất ở Hà Nội tăng giá theo ngày chỉ là ảo. Thống kê số lượng giao dịch thực tế từ cơ quan chức năng cho thấy không có cơn sốt đất nào cả!
Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Những kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng là những điểm hạn chế. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?
Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Sau việc 23 học sinh lớp 4 ở Quảng Trị vừa bị ngộ độc; 1 học sinh ở Nha Trang tử vong mới đây, câu chuyện về an toàn thực phẩm học đường tiếp tục được cảnh báo.
Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Tài năng trẻ Đình Bắc đã gặp phải những thử thách về mặt chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, điều này phản ánh những vấn đề sâu rộng hơn của nền bóng đá Việt Nam
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các thành phố, địa phương du lịch nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cư dân bản địa mà còn đến khách du lịch...
Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Lừa đảo trên mạng vẫn phức tạp và nguy hiểm hơn khi có xu hướng dịch chuyển "bắt kịp" những nhu cầu cao trong cộng đồng.
Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Với việc tập trung đầu tư vào hạ tầng, cảng biển, sân bay, đường bộ, ông Trần Bá Dương tin rằng, Quảng Nam sẽ trở thành trung tâm logistics trong tương lai.
“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ việc đoàn khách đến Nha Trang du lịch bị tài xế taxi “tráo nhà hàng”, một lần nữa dấy lên vấn nạn “chi hoa hồng”, "chặt chém" vốn tồn tại nhiều năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động