Cần khung khổ pháp lý đối với định danh điện tử

Cùng với việc khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý trước mắt sử dụng giải pháp xác thực định danh thông qua mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế, mã số doanh nghiệp (DN) và định danh di động tích hợp chữ ký số… 

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giúp người dân, DN khẳng định “tôi là tôi chứ không phải người khác” trên môi trường điện tử đang bùng nổ hiện nay.

Vẫn “văn hoá giấy tờ”

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở nước ta có trên 60% dân số sử dụng Internet và đi cùng đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị di động thông minh (điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay…), những phần mềm ngày càng thông minh, bám sát nhu cầu từ thực tiến cuộc sống (phần mềm giải trí, quản lý kinh doanh, kế toán, thống kê…). Điển hình với riêng thị trường điện thoại di động, tại Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm qua với mức tăng trưởng 11% về số lượng hàng bán và 21% về doanh số trong giai đoạn 2012-2017 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng vừa phải trong giai đoạn 2017-2022 với mức 0,5% về số lượng và 8,3% về giá trị.

can khung kho phap ly doi voi dinh danh dien tu
Cần khung khổ pháp lý đối với định danh điện tử

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về lượng người sử dụng và các thiết bị, công nghệ trên nền tảng Internet như vậy song phần lớn người dân Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng rất nhiều loại giấy tờ tuỳ thân, từ chứng minh thư, căn cước công dân… đến giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… để có thể xác thực “tôi là tôi chứ không phải người khác” trong khi đó, việc “định danh điện tử” rất ít nếu không muốn nói là chưa được sử dụng trong cuộc sống.

Trong khi đó, “việc xác định danh tính của mỗi cá nhân có một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cá nhân đó với tên gọi, những đặc điểm riêng để phân biệt với người khác khi tham gia các giao dịch trong đời sống xã hội, nhất là khi chúng ta tiến tới nền kinh tế số” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định tại hội thảo “Định danh và xác thực điện tử trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Tại hội thảo, các chuyên gia phân tích, nếu trong các hoạt động giao dịch truyền thống, danh tính của cá nhân được xác định thông qua tên gọi và các giấy tờ tùy thân do cơ quan nhà nước cung cấp thì trên môi trường điện tử cũng tương tự như vậy, mỗi tổ chức, cá nhân phải được định danh khi tham gia vào các giao dịch điện tử, như: thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử… để chứng minh rằng “tôi là tôi chứ không phải người khác”.

Ông Achim Fock - Giám đốc Điều phối danh mục và Hoạt động dự án, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - nhấn mạnh, xác thực và định danh điện tử là một trong những yếu tố rất quan trọng, tạo nền tảng cho việc xây dựng, phát triển Chính phủ số và nền kinh tế số. Hệ thống định danh điện tử nếu xây dựng hợp lý có thể giúp tiết kiệm cho công dân, doanh nghiệp và Chính phủ thông qua việc giảm chi phí giao dịch, nâng cao hơn nữa hiệu quả và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ.

Quan trọng như vậy song đến nay, với hơn 60% dân số sử dụng Internet nhưng phần lớn người dân vẫn sử dụng các giấy tờ tuỳ thân dạng truyền thống mặc dù cũng đã có mã số thuế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… nhưng những số, thẻ này vẫn chưa được kết nối với nhau.

Một thống kê đáng quan tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, hầu hết thuê bao sử dụng chữ ký số cho xác thực tại Việt Nam là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn số thuê bao là cá nhân người dân chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 5%. Hơn thế, ý thức sử dụng mật khẩu của người dùng tại Việt Nam chưa cao nên tình trạng lộ các thông tin tài khoản vẫn khá phổ biến mà hậu quả là mất thông tin, dữ liệu, mất quyền kiểm soát tài khoản.

Tương tự trong dịch vụ chứng thực chữ ký số được sử dụng trong các dịch vụ công trực tuyến và một số dịch vụ trực tuyến khác (ebanking, chứng khoán…) thì nhà cung cấp dịch vụ tự quy định và xây dựng quy trình xác thực riêng mà chưa có quy định cụ thể về định danh điện tử chung.

Sớm xây dựng khung pháp lý

Nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý về xác thực và định danh điện tử, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử, từ năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị xây dựng nghị định quy định vấn đề này nhưng hiện vẫn chưa hoàn thiện.

Cùng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, do chưa có quy định cụ thể về xác thực và định danh điện tử nên nhiều đơn vị vẫn chưa quy định rõ về vị trí, vai trò, đặc điểm, phạm vi, cách thức triển khai các hình thức xác thực và định danh điện tử, cũng như trách nhiệm trong việc triển khai quản lý, bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Các bộ, ngành, địa phương cũng rất lúng túng trong việc phối hợp triển khai cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hỗ trợ xác thực thông tin công dân, doanh nghiệp. Trong khi việc định danh điện tử chủ yếu thông qua tài khoản và mật khẩu như hiện nay không đủ bảo đảm định danh xác thực. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng và bổ sung khung khổ pháp lý trong thời gian tới.

Thống nhất với quan điểm Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khung khổ pháp lý quy định về xác thực và định danh điện tử, đồng thời đưa ra khuyến nghị, ông Achim Fock lưu ý, cần thận trọng để đảm bảo các hệ thống định danh phải “sạch” và đáng tin cậy để tạo ra nền tảng trong việc hình thành hệ sinh thái số về định danh và xác thực điện tử.

Ngoài ra, cần tạo được mối tương tác giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ định danh và xác thực số trên chuẩn mực chung nhằm tránh sự trùng lặp hệ thống, giảm chi phí trong việc cung cấp dịch vụ.

“Bảo mật thông tin cá nhân phải đặt lên hàng đầu khi thực hiện định danh và xác thực số” - ông Achim Fock nói.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ngày 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Khoảng 700 sinh viên xuất sắc đã được lựa chọn tham gia chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài số Viettel Digital Talent.
ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024-2025. Đây là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ toàn thế giới.
Nguy cơ an ninh mạng vẫn là

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Việc cảnh báo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hiện là nhiệm vụ cấp bách.
Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho tổ chức, doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển.
Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số là giải pháp 'sống còn' cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong chuyển đổi số.
Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Diễn đàn toàn cầu về Băng thông rộng Di động 2024 (MBBF 2024) do Huawei tổ chức với chủ đề “5.5G dẫn đầu kỷ nguyên AI di động”, đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Báo cáo của Fortinet công bố cho thấy, gần 70% tổ chức cho rằng nhân viên của họ thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng, tăng so với con số 56% vào năm 2023.
Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tốc độ nhanh gấp 10 lần so với 4G, sau 9 ngày trải nghiệm mạng 5G do Tập đoàn Viettel cung cấp, nhiều khách hàng quan tâm giá các gói dịch vụ 5G ra sao?
Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Với xếp hạng 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, Hà Giang đã khẳng định hướng đi của chuyển đổi số khi lấy người dân làm trung tâm.
Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số đóng góp tương ứng 20% và 30% vào GDP. Để hỗ trợ cho mục tiêu này, công nghệ 5G đóng vai trò quan trọng.
Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Chương trình đạo tào quốc tế “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số tại Việt Nam” diễn ra rừ ngày 24-27/9.
Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần bổ sung ít nhất 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025 để đáp ứng nhu cầu​.
Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

17 tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn tỉnh Quảng Nam tranh tài qua 3 vòng thi tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh để tìm ra quán quân 2024.
Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Trang chủ của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel cho biết những cú pháp để nhận data sử dụng Internet miễn phí sau bão lũ là tin thất thiệt.
Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

Ước tính, cần khoảng 4 triệu chuyên gia để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt đội ngũ nhân lực an ninh mạng đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Phát triển công nghệ số trở thành ngành đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Công nghệ số giúp doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn, tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng xanh, giảm phát thải ra môi trường, phát triển bền vững.
Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung đứng trước các thách thức về an ninh mạng chủ yếu đến từ những mối đe dọa tấn công bằng mã độc.
AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Cùng với cơ hội mà AI tạo sinh mang lại cho doanh nghiệp, công nghệ này cũng đem đến những thách thức khi chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động của nó.
Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Ứng dụng Rakuten Viber vừa chính thức ra mắt hai tính năng mới AI Chat Summarizer và Folders nhằm tăng trải nghiệm giao tiếp dành cho người dùng.
Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Analog Devices và Flagship Pioneering vừa công bố liên minh chiến lược nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của thế giới sinh học được số hoá hoàn toàn.
Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Với chủ đề “Chân trời mới”, Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/8 tới đây.
Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến cho thấy, trải nghiệm này ngày càng dễ dàng hơn với phần lớn người dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động