Chủ nhật 27/04/2025 13:47

Cần có cơ chế, chính sách hợp lý trong quản lý giá nước

Đây là ý kiến của chuyên gia tại buổi tọa đàm về giá nước sinh hoạt, do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp tổ chức vào sáng ngày 28/11.    

Nước là mặt hàng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe của hàng triệu người dân. Vì vậy, giá cũng như việc quản lý mặt hàng đặc biệt này luôn được cả xã hội quan tâm.

Tham dự buổi tọa đàm, các chuyên gia và khách mời đã cùng trao đổi vấn đề mà ngành nước đang quan tâm hiện nay như: Phương pháp định giá nước sinh hoạt; thực trạng giá nước; thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt giá nước sinh hoạt; giá nước với các doanh nghiệp cấp nước Việt Nam…

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam - cho biết, về mặt pháp lý, quy định pháp luật về định giá bao gồm: Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung ứng nước sạch; Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đi kèm có Thông tư 88 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về căn cứ cụ thể, phương pháp tính giá, quy trình phân cấp định giá… “Tính đến nay các thông tư này còn khá phù hợp, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ phải có những chỉnh sửa phù hợp với tình hình thực tế” - ông Thỏa nhấn mạnh. Đồng thời ông cũng cho biết, trên thực tế, hầu hết địa phương về cơ bản chấp hành nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về định giá. Theo Thông tư số 75, hàng năm có biến động có hóa đơn chứng từ cụ thể để điều chỉnh giá, tuy nhiên có những địa phương tính toán, định giá nước theo lộ trình, việc này áp dụng Nghị định 117 năm 2007.

Về các mức giá, đại đa số tính giá bù đắp được chi phí sản xuất và có lợi nhuận tối thiểu 5%. Nhưng không phải 100% các địa phương giá nước đều đảm bảo, còn có các địa phương có giá chưa bù đắp được chi phí sản xuất.

Về phía doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, hiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nước sạch chủ yếu cổ phần hóa trở thành công ty tư nhân, cần tối đa hóa lợi nhuận, vay vốn đầu tư cần trả lãi ngân hàng, trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông, nên gặp không ít khó khăn. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để hài hòa lợi ích giữa 3 bên: doanh nghiệp, nhà nước và người dân.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội siết chặt phương tiện thủy khai thác cát trái phép

Thời tiết hôm nay 27/4: Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết biển hôm nay 27/4/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về thành lập TP Bắc Ninh trực thuộc Trung ương

Vài phác thảo về những người sinh năm 1975 làm việc trong ngành Công Thương

Xe container cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

'Thủ phủ' thời trang Hà Nội bùng nổ ưu đãi dịp đại lễ 30/4

Minh bạch quảng cáo: Cần luật hóa trách nhiệm người nổi tiếng

Xếp hàng tìm về mùa xuân lịch sử qua từng trang giai phẩm Báo Nhân Dân

Chiến thắng 30/4: Ngọn lửa bất diệt trong lòng thế hệ trẻ

Diễn biến mới nhất vụ lật xe khách ở Tam Đảo

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Chiến thắng lịch sử 30/4: Chuyện kể từ đất nước ‘cực quang’

Ngành xăng dầu: Bản anh hùng ca thầm lặng trong những bước ngoặt lịch sử

TikToker Phạm Thoại bất ngờ tái xuất sau gần 60 ngày 'vắng bóng'

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Thống nhất non sông

Thông tin về chế độ thanh niên xung phong giai đoạn 1965-1975

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hướng về đại lễ 30/4: Bản lĩnh Việt Nam qua lời các tướng lĩnh trong ‘Chân trần, Chí thép'