Cần cơ chế thúc đẩy thị trường năng lượng sinh học

Tiềm năng, tầm quan trọng của các nguồn năng lượng tái tạo nói chung và nguồn năng lượng sinh học nói riêng là rất to lớn và quan trọng, đã được xác định trong Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo đến 2030 và tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sinh học bổ sung vào tổng cung nguồn năng lượng cho quốc gia đang là một vấn đề rất nan giải, cần có cơ chế, chính sách thích hợp để thúc đẩy.    

Các tham luận khoa học trình bày tại Hội thảo “Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 9/6/2020, đều đánh giá, tiềm năng nguồn năng lượng sinh học (bao gồm một số sinh khối và khí…) tại Việt Nam là rất lớn, do Việt Nam là nước sản xuất nông, lâm nghiệp, nếu khai thác hiệu quả sẽ bổ sung được một sản lượng đáng kể vào tổng nguồn cung năng lượng quốc gia, tạo việc làm, thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường...

Ông Lê Đức Dũng - Chuyên gia nghiên cứu năng lượng tái tạo, thuộc Trường đại học Bách khoa Hà Nội - đánh giá: Chỉ tính riêng các phụ phẩm từ sản xuất nông lâm nghiệp (rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ hạt điều, vỏ dừa… và một số sinh khối khác) trữ lượng hàng năm ở Việt Nam có thể lên đến 40 triệu tấn. Nguồn nhiên liệu này có thể khai thác phục vụ sản xuất nhiệt điện rất tốt. Đó là chưa kể nguồn năng lượng phát sinh từ phụ phẩm chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… có thể tận dụng để sản xuất ra khí phục vụ sản xuất điện và nhiệt, hoặc sử dụng vào các mục đích phù hợp khác. Nếu khai thác hiệu quả tất cả các nguồn sinh khối, khí…, có thể đóng góp khoảng 10% sản lượng trong các nguồn năng lượng tái tạo.

can co che thuc day thi truong nang luong sinh hoc
Hội thảo Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác hỗ trợ năng lượng giữa Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), các bên liên quan đang tiến hành khởi động thực hiện Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua Phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam”. Mục tiêu dự án đặt ra là cải thiện các điều kiện tiền đề cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh khối để sản xuất điện và nhiệt trên cả nước. Trọng tâm của dự án là nâng cao năng lực lập qui hoạch, năng lực kỹ thuật chuyên môn và tài chính cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sinh khối nhằm thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả.

Tiềm năng nguồn năng lượng sinh học lớn, song khai thác như thế nào cho có hiệu quả thì lại là câu chuyện khác. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho biết: Phát triển thị trường năng lượng sinh học còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc thù của các nguồn năng lượng sinh học (bao gồm một số sinh khối và khí… từ các phụ phẩm sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản) là phân tán, không ổn định, thiếu tính bền vững, thay đổi theo mùa, vụ, nên việc kiểm soát đầu vào cũng như kiểm soát giá đầu vào của các nhiên liệu này là rất khó. Vốn đầu tư cho các dự án năng lượng sinh học, cụ thể là các dự án phát điện từ năng lượng sinh học là khá lớn, trong khi cơ chế giá mua điện đầu ra sản xuất từ năng lượng sinh học chưa hấp dẫn các nhà đầu tư (chưa có hỗ trợ giá mua). Kinh nghiệm phát triển, nguồn nhân lực kỹ sư và công nhân lành nghề cho các dự án nhiên liệu sinh học còn thiếu. Thông tin, cơ sở dữ liệu về tiềm năng cũng như các đánh giá về thị trường năng lượng sinh học còn chưa đáng tin cậy. Vấn đề dành đất cho các dự án nhiên liệu sinh học (ví dụ qui hoạch vùng nhiên liệu…) cũng còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Mặc dù việc khai thác, tận dụng nguồn khí sinh học phát sinh từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, từ nhiều năm qua đã được thực hiện, nhưng đến nay vẫn chỉ ở qui mô rất nhỏ, lẻ, cấp độ gia đình hay trang trại, chủ yếu sử dụng vào mục đích để đun nấu là chính, công nghệ khai thác thì lạc hậu. Để khai thác nguồn khí sinh học vào phục vụ sản xuất điện thì vấn đề lại hoàn toàn khác, bởi nó liên quan đến vốn đầu tư lớn, vấn đề cơ chế, chính sách. Hơn nữa, đặc tính của khí sinh học trong phân chăn nuôi (khí mê tan) là ăn mòn kim loại, khi khai thác vào mục đích sản xuất điện thì các máy phát điện sử dụng loại nhiên liệu này sẽ hoạt động không bảo đảm ổn định, ảnh hưởng tới độ bền và tính ổn định của chu trình sản xuất…, cần phải có công nghệ hiện đại và thích hợp mới có thể khai thác.

Ngoài ra, về tác động môi trường, vấn đề này cũng còn có nhiều tranh cãi. Ví dụ, đối với khí sinh học (phát sinh từ phân chăn nuôi thải ra có mùi hôi, thối…), nếu có công nghệ xử lý hiệu quả, tận dụng tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu xử lý, phân hủy, tận dụng không tốt có thể sẽ gây tác động ngược đến môi trường lớn hơn.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, để phát triển thị trường năng lượng sinh học, nhất là đối với các dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng này, cần phải có cơ chế tài chính hỗ trợ nhằm đảm bảo đầu ra (bán điện) có lãi thì nhà đầu tư mới làm. Trước mắt, cần nghiên cứu, đánh giá đúng được tiềm năng nguồn năng lượng sinh học chính xác, bởi yếu tố phân tán tại các địa phương nên rất khó đánh giá. Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách trợ giá mua điện đầu ra sản xuất từ năng lượng sinh học để Chính phủ xem xét. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, đề xuất được cơ chế chính sách, đánh giá được yếu tố công nghệ, khi đó mới thực hiện các bước hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng các dự án năng lượng sinh học, bao gồm sản xuất điện, thì mới khả thi. Hội thảo này mới chỉ là bước đi khởi động nhằm tìm ra hướng đi, hợp tác với các tổ chức quốc tế như GIZ cũng như các cơ quan nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất cơ chế, chính sách...

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.
Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Dịp cao điểm hè 2024, Điện lực Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền cho nhân dân, khách hàng trên địa bàn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động