Cần cơ chế thúc đẩy, tạo “bước nhảy” cho điện sinh khối tại Việt Nam

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng sản xuất năng lượng sinh khối nhờ các nguồn tài nguyên sinh khối sẵn có. Tuy nhiên, việc khai thác các nguồn tài nguyên sinh khối này còn nhiều hạn chế. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy nguồn năng lượng xanh, sạch này tăng trưởng mạnh mẽ, cần nhiều giải pháp thiết thực hơn, đặc biệt là cơ chế, chính sách.

Chưa khai thác hết tiềm năng

Để giải quyết những thách thức cho ngành năng lượng này, đồng thời tạo điều kiện cho cả khu vực nhà nước và tư nhân tham gia phát triển năng lượng sinh học một cách bền vững, đóng góp quan trọng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tham vọng tại hội nghị COP26 vừa qua, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cùng tổ chức hội thảo trực tuyến: Kinh nghiệm phát triển dự án điện sinh khối tại Việt Nam, chiều 25/11.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Nguyên Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển điện sinh khối, tuy nhiên, việc khai thác các nguồn tài nguyên sinh khối này còn những bước hạn chế nhất định. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư, nhưng cho đến nay tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện sinh khối vẫn còn rất nhỏ trong tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện tại Việt Nam. Do vậy, để phát triển mạnh mẽ nguồn điện sinh khối, Việt Nam cần những giải pháp tốt hơn để khuyến khích các nhà đầu tư.

Cần cơ chế thúc đẩy, tạo “bước nhảy” cho điện sinh khối tại Việt Nam
Ông Phạm Nguyên Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát biểu tại hội thảo trực tuyến

Chia sẻ thêm về cơ hội cho nguồn năng lượng sinh khối tại Việt Nam, ông Nathan Moore - Giám đốc dự án "Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM)" của GIZ tại Việt Nam cho hay, với bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp đang phát triển nhanh, Việt Nam đang có nguồn năng lượng sinh khối đa dạng và rất lớn. Trong đó có những nguyên liệu còn lại sau thu hoạch và sau chế biến như bã mía, trấu, rơm rạ và các sản phẩm phụ trong nông nghiệp và công nghiệp.

“Những nguồn năng lượng sinh khối này của Việt Nam có thể chuyển đổi thành nguồn năng lượng sạch. Nhất là trong sản xuất điện và nhiệt thông qua những công nghệ chuyển đổi khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu và quy mô từng dự án. Những công nghệ này đã đến giai đoạn chín muồi có thể sử dụng và tạo ra cơ hội đầu tư rất hấp dẫn, để có thể tận dụng được nguồn năng lượng sinh khối này, kể cả những phương án để thay thế cho năng lượng hoá thạch” - ông Nathan Moore nhấn mạnh.

Đánh giá về thực trạng phát triển nguồn năng lượng sinh khối tại Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng – Bộ Công Thương cho biết, ở Việt Nam, các dạng sinh khối chính hiện nay gồm trấu, rơm, bã mía, sắn, phế thải, nhiên liệu gỗ... Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng sinh khối hiện chủ yếu là gỗ củi (hơn 50%), trấu (21%), bã mía (9%)... cho đun nấu tại gia đình, các lò đốt sinh nhiệt.

“Trong năm 2020, công suất lắp đặt toàn quốc đạt gần 75.000 MW, nhưng điện sinh khối công suất lắp đặt ghi nhận chiếm chưa đến 1%, điện năng thương phẩm đưa lên lưới chỉ hơn 0,1%. Đây là con số rất nhỏ so với tiềm năng phát triển của điện sinh khối của Việt Nam” – ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện tiềm năng này được bổ chia đều 3 miền, tại các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, khu vực Tây Nguyên, vùng Nam bộ. Và tiềm năng sản xuất điện từ trấu đến năm 2035 khoảng 370 MW; điện gỗ củi hơn 3.000 MW; điện từ bã mía khoảng 470 MW...

Thời gian qua, năng lượng sinh khối đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, phê duyệt Chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu; trong đó, sinh khối và khí sinh học là một trong những phương án nhằm mục tiêu giảm phát thải nhà kính. Tuy nhiên, điện sinh khối vẫn ở mức khiêm tốn là do những khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nhiên liệu cung cấp cho nhà máy.

Cụ thể như khả năng cung cấp nhiên liệu thiếu ổn định và bền vững; giá nhiên liệu thay đổi theo mùa vụ. Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu khá lớn là một trong các trở ngại lớn nhất; cơ chế giá khuyến khích mua điện chưa hấp dẫn các nhà đầu tư; thiếu kinh nghiệm phát triển, kỹ sư và nhân công lành nghề các dự án nhiên liệu sinh học...

Do đó, để năng lượng sinh khối thực sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, theo đại diện Viện Năng lượng, cần tăng cường hơn nữa các cơ chế, chính sách để các nhà đầu tư quan tâm hơn tới phát triển điện sinh khối, điện rác để vừa thân thiện môi trường, đảm bảo cung cấp điện.

Tạo cơ chế khuyến khích đầu tư

Cũng tại hội thảo, ông Mathias Eichelbronner, chuyên gia quốc tế về năng lượng sinh khối đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển nguồn năng lượng này tại một số quốc gia trên thế giới. Theo ông Mathias Eichelbronner, hiện nhiều nước trong khu vực đã có mức giá ưu đãi FIT với điện sinh khối rất tốt như Thái Lan, Malaisia... Việt Nam cũng đã có cơ chế giá FIT, tuy nhiên vẫn là chưa đủ để khuyến khích loại hình năng lượng này phát triển.

“Việc đầu tư sản xuất điện từ bã mía giúp chi phí sản xuất mía đường ở Thái Lan thấp hơn chi phí ở Việt Nam, bởi lẽ họ dùng bã mía để sản xuất điện, sẽ giảm chi phí năng lượng của họ. Như vậy, với mỗi tấn đường sẽ lợi thế hơn về giá bán. Tuy nhiên, mức FIT của Việt Nam mới chỉ 8,47 cent/kWh, thấp hơn so với nhiều nước như Thái Lan, Malaissia, Philippines”, ông Mathias nói.

Ông Mathias bày tỏ quan điểm, với mức giá ưu đãi thấp, sẽ khó để các ngân hàng cấp vốn, bởi nhiều rủi ro trong đầu tư. Thị trường tài chính là rất quan trọng, nó phải gắn với cơ chế giá FIT. Vì nếu giá FIT không thực sự tốt thì thị trường tài chính không có đủ đòn bẩy, khuyến khích các ngân hàng sẵn sàng cung cấp nguồn vốn.

Cần cơ chế thúc đẩy, tạo “bước nhảy” cho điện sinh khối tại Việt Nam
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã đưa ra nhiều khuyến nghị, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn khó khăn, thúc đẩy phát triển điện sinh khối tại Việt Nam

Không chỉ với giá FIT, ông Mathias cũng nhấn mạnh vấn đề về hiệu suất các dự án, như có thể có được bao nhiêu năng lượng từ 1 tấn bã mía? Liệu có đảm bảo hiệu quả chi phí hay không? Đó là điều cần cân nhắc!

Chia sẻ từ chuyên gia của GIZ, cơ chế giá FIT ở Việt Nam hiện tại chưa đủ hấp dẫn và chỉ có thể khuyến khích những công nghệ điện sinh khối có hiệu suất chưa cao. Việt Nam phải tính tới giai đoạn 10-20 năm tới, với những công nghệ hiện đại hơn, công suất lớn hơn để đáp ứng hiệu quả đầu tư. Để vượt được Thái Lan, Nam Phi, Brazil..., phải có những "bước nhảy" lớn hơn, hàng chục năm về công nghệ.

Theo đó, Việt Nam cần có những cơ chế khuyến khích cho những công nghệ mới, để tiến tới số giờ vận hành, công suất cao hơn dựa trên số bã mía ít hơn. Một điểm nữa được các chuyên gia nhận định là chi phí vận hành điện sinh khối còn cao, nên cần có cơ chế để bù đắp do ảnh hưởng của lạm phát, thay thế phụ tùng, thiết bị.

Chia sẻ tại hội thảo, nhiều đại diện các địa phương như Phú Yên, Hậu Giang cũng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn trong việc giá điện sinh khối còn thấp hơn so với các dạng năng lượng khác, chi phí đầu tư lớn trong khi thời gian xây dựng kéo dài hơn so với điện mặt trời.

Ngoài ra, điện sinh khối cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành như Công Thương, Nông nghiệp, bởi sản xuất điện sinh khối liên quan nhiều đến vùng nguyên liệu, tính ổn định của vùng nguyên liệu. Đặc biệt, trong các hỗ trợ người dân về vùng nguyên liệu, các địa phương cũng khuyến nghị hỗ trợ về cơ giới hóa, hoàn thiện thể chế về sản xuất hữu cơ tuần hoàn, có pháp lý để thúc đẩy theo hướng xã hội hóa. Có như vậy mới tận thu được các phụ phẩm trong nông nghiệp.

Sinh khối bền vững là nguồn năng lượng tái tạo có thể giúp Việt Nam đáp ứng được nhu cầu năng lượng đáp ứng phục vụ cho tốc độ phát triển kinh tế nhanh cũng như phù hợp với mục tiêu biến đổi khí hậu của Việt Nam. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã đưa ra nhiều khuyến nghị, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn khó khăn, thúc đẩy phát triển điện sinh khối, góp phần hiện thực hoá các dự án sinh khối mới tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển một nền năng lượng các bon thấp.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Ngày mai (12/10), hồ thuỷ điện Trị An xả lũ lần 2

Đồng Nai: Ngày mai (12/10), hồ thuỷ điện Trị An xả lũ lần 2

Công ty Thuỷ điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) phát đi thông báo về việc tiến hành xả lũ lần 2 bắt đầu từ 10 giờ ngày 12/10.
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: Lấy khách hàng làm trung tâm

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: Lấy khách hàng làm trung tâm

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) đã triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Lào Cai: Hệ thống điện thiệt hại trên 53 tỷ đồng sau bão số 3

Lào Cai: Hệ thống điện thiệt hại trên 53 tỷ đồng sau bão số 3

Thống kê sơ bộ của Điện lực Lào Cai, sau bão số 3 có 1.699 cột điện bị nghiêng, gãy, đổ; 14 trạm biến áp bị hư hỏng, sụt lún, hơn 11.000 mét dây dẫn bị hư hại.
Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN năm 2023, Đoàn kiểm tra đã kết luận EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng.
Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giá điện bán ra thấp hơn so với giá thành sản xuất đã làm cho EVN năm 2023 lỗ trên 34 nghìn tỷ đồng. Vậy giải bài toán lỗ của EVN như thế nào?

Tin cùng chuyên mục

Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên.
TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

Theo TS. Hà Đăng Sơn, nếu tiếp tục không cải cách giá điện sẽ khó thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và cũng khó khăn cho triển khai quy hoạch điện.
Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

Việc "tính đúng, tính đủ giá điện" và đẩy mạnh thực hiện lộ trình này là yêu cầu tất yếu, khách quan vì sự phát triển bền vững của ngành điện.
Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Cơn bão số 3 để lại những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với lưới điện của Lào Cai, hiện công tác khắc phục đang tích cực triển khai...
Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị góp ý kiến các dự án luật, trong đó, có Luật Điện lực (sửa đổi).
Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ phát triển thêm thêm 30MW công suất nguồn điện mặt trời mái nhà (số liệu tính từ năm 2021 - 2030).
Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Tỉnh Quảng Nam kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Công Thương xem xét bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới

Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới 'vượt biển'?

Chỉ trong vòng 10 năm, điện lưới quốc gia không chỉ mang lại ánh sáng mà còn thúc đẩy kinh tế, du lịch và các dịch vụ tại Lý Sơn phát triển vượt bậc.
SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững

SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững

Ngành hàng không là một trong ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng và đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề phát thải ra môi trường.
Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Việc áp dụng chuyển đổi số toàn diện giúp Tổng công ty Điện lực miền Nam nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng điện.
Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam, áp dụng từ ngày 31/12/2025.
Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Sau 3 năm tiếp nhận toàn bộ lưới điện của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) trên địa bàn huyện Chư Prông, PC Gia Lai đã phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa đóng điện và đưa công trình đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng – Hải Châu (TP. Đà Nẵng) đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương bày tỏ quan điểm về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Điện lực Bảo Lâm (Lâm Đồng) là đơn vị tiên phong trong công tác chuyển đổi số và tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.
Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dàn pin năng lượng mặt trời nổi chịu sóng đầu tiên của Trung Quốc, hiện đang tiến gần đến giai đoạn hoàn tất lắp đặt thiết bị cuối cùng để đi vào vận hành.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Tương lai của năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới dự kiến sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, với các nguồn năng lượng sạch đóng vai trò chủ đạo.
Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Sạt lở đất, lũ quét là khó khăn lớn nhất đối với những người thợ điện ở Hà Giang vào mùa mưa, bão để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho người dân.
Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành đánh giá, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực và cầu thị trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động