Cần cơ chế hấp dẫn để biến doanh nghiệp công nghiệp nhỏ thành lớn

Khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong nước thời gian qua có bước phát triển mạnh mẽ, song Việt Nam vẫn đang thiếu những DNTN lớn trong lĩnh vực công nghiệp.

96% doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2017-2021, trung bình mỗi năm Việt Nam có gần 130 nghìn DN thành lập mới, cao hơn gần 1,6 lần mức trung bình giai đoạn 2011-2016. Trong đó, riêng trong 2 năm 2020 và 2021, mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, nhưng vẫn có tương ứng 134,9 nghìn và 118,8 nghìn DN thành lập mới.

Cần cơ chế hấp dẫn để biến doanh nghiệp công nghiệp nhỏ thành lớn
Việt Nam hấp dẫn nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo

Đáng chú ý, hiện khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 40% GDP; đóng góp lớn vào vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, Việt Nam đã xuất hiện nhiều DN, tập đoàn tư nhân lớn, tiềm lực mạnh. Một số tập đoàn, DNTN lớn đã đầu tư ra thị trường khu vực và quốc tế, hướng đến các đối tác phát triển, góp phần khẳng định vị thế, năng lực của DN Việt Nam trên trường quốc tế. Sự xuất hiện nhiều tỷ phú thế giới là doanh nhân Việt cũng góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ doanh nhân thế giới.

Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về số lượng và chất lượng, song cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng các DNTN từ nhỏ vươn lên quy mô vừa và từ vừa vươn lên quy mô lớn tại Việt Nam rất hiếm. Trong khi đó, theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có sự sụt giảm khá mạnh mẽ của DNTN quy mô vừa và lớn trong giai đoạn 5 năm gần đây. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế của những DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với tỷ lệ xấp xỉ 96%, trong đó, các DN siêu nhỏ chiếm đa số, tới gần 67%.

Đồng quan điểm trên, TS. Jonathan Pincus - Cố vấn kinh tế cấp cao Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhận định: Hầu hết các DNTN của Việt Nam đều rất nhỏ; có một số DNTN lớn, nhưng lại không phải là DN chế biến, chế tạo mà là DN bất động sản thông qua đầu cơ đất đai.

Thừa nhận thực tế này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, các DNTN lớn trong lĩnh vực bất động sản là rất cần thiết, tuy nhiên, đây cũng là khu vực DN thu hút nguồn vốn tín dụng rất lớn, nên nếu thị trường bất động sản đóng băng, nền kinh tế sẽ dễ xảy ra nợ xấu cao. Bên cạnh đó, DN bất động sản thuần túy sẽ không tạo ra được nhiều giá trị gia tăng, và không tạo được lượng công ăn việc làm cần thiết cho xã hội.

“Nếu Việt Nam muốn đạt được tăng trưởng bền vững, cần tạo ra những DNTN lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, vì đây mới là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm và giá trị gia tăng cao hơn” - ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Cần cơ chế hấp dẫn để biến doanh nghiệp công nghiệp nhỏ thành lớn
Đa số DNTN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là DN nhỏ và siêu nhỏ

Thêm cơ chế hỗ trợ DNTN tham gia vào lĩnh vực công nghiệp

Một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam thiếu những DNTN lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chỉ ra, đó là: Cơ chế thúc đẩy DNTN trong nước tham gia vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chưa thực sự hấp dẫn. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… họ đã có những chính sách rất hấp dẫn, tạo thuận lợi cho DN tham gia phát triển lĩnh vực công nghiệp.

Điển hình như tại Hàn Quốc, để phát triển công nghiệp, chính sách công nghiệp của quốc gia này đã thay đổi đáng kể vào thập niên 1970 với việc bắt đầu nỗ lực dưới sự chỉ đạo của Chính phủ để đẩy mạnh công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Trong thời kỳ này, Chính phủ Hàn Quốc cũng ưu tiên cho những ngành công nghiệp cụ thể, áp dụng với cả DN hay các tập đoàn lớn.

Tại Việt Nam, với sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng DN thời gian qua, rất nhiều DNTN của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có bước phát triển khá ấn tượng. Trong số đó, rất nhiều DN đã áp dụng thành công khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, những cơ chế, chính sách để hỗ trợ những DN như vậy trở thành những “ông lớn” trong lĩnh vực công nghiệp thì hiện tại Việt Nam vẫn còn thiếu. Đó cũng chính là lý do, tốc độ dịch chuyển của DN từ nhỏ lên vừa và từ vừa lên lớn rất chậm. Nhiều DN phải mất từ 10-20 năm mới phát triển lên quy mô vừa, nhưng khi thành công lại rút khỏi thị trường, hoặc sáp nhập vào DN khác, chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ nhận định trên, ông Lê Đăng Doanh cho rằng, để phát triển được những DNTN lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam cần xác định rõ ngành công nghiệp nào là thế mạnh mà chúng ta đang muốn hướng tới. Bên cạnh đó, cần có những chính sách thật sự cụ thể, thật sự hấp dẫn để hỗ trợ DNTN trong nước tham gia vào lĩnh vực công nghiệp.

Những chính sách hỗ trợ này bên cạnh tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi, tiếp cận đất đai, thì cần gỡ khó trong giải quyết các thủ tục hành chính, bởi rất nhiều DN cho biết, chi phí phi chính thức vẫn là vấn đề mà DN thường xuyên phải đối mặt.

Bên cạnh những giải pháp trên, TS. Jonathan Pincus cho rằng, Việt Nam cần tạo ra cơ chế và sân chơi bình đẳng cho các DN trong nước và DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chính cho các DN nhỏ và vừa, đặc biệt DN siêu nhỏ.

Đặc biệt, Việt Nam cần chuyển hóa tốt hơn từ khâu lập chiến lược, kế hoạch đến khâu triển khai, thực hiện chiến lược, kế hoạch thông qua việc giảm phân mảnh quyền lực trong quá trình thực thi. Bởi thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ DN nói chung và DNTN nói riêng của Việt Nam đưa ra rất tốt, nhưng khi triển khai vào thực tế lại không đạt hiệu quả. Đây cũng là một trong những lý do khiến DN công nghiệp trong nước thiếu động lực để phát triển.

Việt Nam hấp dẫn các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài “khủng” đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, lại thiếu vắng những DNTN lớn trong nước hoạt động trong lĩnh vực này.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Sáng 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 với chủ đề 'Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam'.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không mở ra cơ hội lớn trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành hàng không, du lịch, mua sắm và thu hút đầu tư thương mại du lịch.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Theo Bộ Tài chính, quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng còn thiếu cơ sở áp dụng dẫn tới khả năng doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Cộng đồng mạng đã và đang chia sẻ một bài thơ được cho là Tổng Bí thư viết tặng vợ nhưng thực chất là giả mạo. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/9/2024.
Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ngày 18/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1599/QĐ-BCT công nhận ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Báo Công Thương.
Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, nhiều đại biểu quốc hội và chuyên gia đã đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Dự kiến ngày 12/6/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo - International Innovative Business Forum (IIBF) 2024.
Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Là điểm sáng trong bức tranh không sáng của kinh tế thế giới, tuy nhiên tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự ứng biến phù hợp.
Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng quá trình chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đối diện nhiều khó khăn, chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Trong 2 ngày (28-29/5), Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Với nhận thức đúng đắn, triển khai quyết liệt, nhiều địa phương đã đạt được kết quả tích cực sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 52 về cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động