Chủ nhật 27/04/2025 22:03

Cần chính sách quản lý chất thải nhựa cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn

Phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng của phát triển bền vững giúp đạt được cả hai mục tiêu, ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra. Việc nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, thậm chí nghiên cứu xây dựng Luật về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn là rất cần thiết.

Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống (sản xuất, sử dụng, thải bỏ) chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất, và vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra chất thải.

Theo PGS.TS. Phạm Văn Mạnh – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường cho biết: “Cho đến nay, nhiều nước trên thế giới dần hoàn thiện thể chế về kinh tế tuần hoàn, như Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng được Kế hoạch hành động Tuần hoàn 2015 và Chiến lược nhựa 2018. Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có diện tích đứng thứ 68 thế giới, dân số đứng thứ 15, nhưng đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm. Nên nhu cầu thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết do tài nguyên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do chất thải của con người gây ra”.

Theo các chuyên gia môi trường, trong khi chất thải rắn thông thường, chất thải nhựa mang trong mình giá trị kinh tế, xã hội và môi trường to lớn thì hàng ngày hàng giờ bị con người bỏ đi vô cùng lãng phí. Do vậy, việc quan niệm chất thải rắn thông thường, chất thải nhựa là một loại tài nguyên và đổi mới việc xây dựng thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nhựa theo hướng này trong thời gian tới ở Việt Nam là đặc biệt cần thiết để sử dụng hợp lý tiết kiệm hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường, giữ gìn, bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. Pháp luật hiện hành quy định rõ chất thải rắn thông thường có thể được xử lý bằng nhiều cách như: đốt, chôn lấp, tái chế. Tuy nhiên, nếu quan niệm nhựa là một loại tài nguyên thì cần ưu tiên việc tái chế, tái sử dụng chất thải.

Rác thải nhựa ở đảo Nam Du (Phú Quốc)

TS. Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ T-Tech cho rằng, Việt Nam hiện nay vẫn chưa xây dựng được mô hình kinh tế tuần hoàn, cũng như chưa có thể chế pháp lý về kinh tế tuần hoàn mà mới dừng lại ở quy định về tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng nên chính hoạt động của các mô hình đó đã gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường.Trong đó cần xác định rõ doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện.

Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn cần dựa trên quan điểm coi chất thải nhựa là một loại tài nguyên.Phải có sự kết nối chặt chẽ từ chính sách, pháp luật đến thực tiễn thực hiện các khâu đầu tư dự án sản xuất nhựa; sử dụng nhựa, tái chế nhựa, tái sử dụng nhựa theo chu trình khép kín không có chất thải nhựa ra bên ngoài.

Cũng theo TS. Nguyễn Đình Trọng thì Việt Nam cần hạn chế đầu tư các dự án về sản xuất các sản phẩm nhựa, đặc biệt là nhựa sử dụng một lần. Nếu vẫn chấp nhận các dự án sản xuất nhựa hoặc sản xuất các sản phẩm từ nhựa thì các dự án này phải đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường. Còn việc loại bỏ các sản phẩm từ nhựa ra khỏi đời sống, kinh tế ngay tại thời điểm này cần phải thận trọng, nếu thực hiện phải có lộ trình cụ thể rõ ràng, phải xác định rõ tiếp tục sản xuất loại nhựa nào, tiêu chuẩn chất lượng sản xuất của loại nhựa được giữ lại sản xuất; loại bỏ sản xuất những loại nhựa nào.

PV

Tin cùng chuyên mục

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông