Sau vụ việc ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ tịch HĐQT Hãng phim truyện Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế, phóng viên Báo Công Thương đã có mặt tại trụ sở của Hãng phim truyện Việt Nam để ghi nhận.
Được biết, sau 7 năm cổ phần hóa, chủ nhân mới của Hãng phim truyện Việt Nam không có bất kỳ hoạt động nào trên mảnh đất đã từng làm ra những bộ phim điện ảnh kinh điển do vướng mắc về thoái vốn cùng những mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên…
|
Cổng chính hãng phim ở đường Thụy Khuê với biển hiệu được treo tạm bợ. Ít ai nghĩ rằng, nơi đây từng là cái nôi của Điện ảnh Việt Nam |
|
Quang cảnh bên trong Hãng phim truyện Việt Nam, sân trước để ô tô, sân sau để xe máy của người dân quanh khu vực |
|
Xưởng thu thanh, dựng phim mọc đầy rêu mốc, là nơi tập kết xô thùng, phế liệu của một số hộ dân |
|
Dù ban ngày, nhưng khi bước chân vào nơi đây, nhiều người cũng rùng mình bởi sự lạnh lẽo, hoang vắng |
|
“Khi tiếp quản hãng phim từ năm 2017 thì phải "thừa kế" khoản nợ thuế hơn 23 tỷ đồng", ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ tịch Hãng phim truyện Việt Nam cho biết |
|
Xưởng thiết bị kỹ thuật, đạo cụ của Hãng phim bị bỏ không nhiều năm, các vách tường ẩm mốc, trần xuống cấp xập xệ, là nơi trú ngụ của chuột và gián |
|
“Trong suốt quá trình đợi thoái vốn kéo dài, hãng phim không thể tiến hành bất kỳ hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất. Mọi hoạt động của công ty chỉ là cầm chừng, hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả, gần như không có tiền để nộp thuế và thuê đất” - ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ tịch HĐQT Hãng phim truyện Việt Nam chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương |
|
Với diện tích sử dụng hàng nghìn m2, nhưng hiện tại nơi đây bị bỏ hoang, cửa đóng then cài |
|
Các tấm mút cách âm, một số đạo cụ bị bỏ lại trên hành lang khu nhà hai tầng |
|
Rêu phong, bụi thời gian bao phủ các phòng, ban của hãng phim |
|
Hệ thống điều hòa không chạy trong nhiều tháng khiến các phòng ban, kho phim, xưởng thiết bị ẩm mốc |
|
Tấm bảng nội quy nằm nép vào 1 góc như chứng kiến sự đi xuống của Hãng phim truyện Việt Nam |
Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật, với các tác phẩm như: Chung một dòng sông, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Em bé Hà Nội...
Trong suốt quá trình đợi thoái vốn kéo dài, doanh nghiệp không thể tiến hành bất kỳ hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất phim. Mọi hoạt động của công ty chỉ là cầm chừng, hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả, gần như không có tiền để nộp thuế và thuê đất.