Cận cảnh 10 máy bay chiến đấu ‘độc nhất vô nhị’ Thế chiến II

Dưới đây là những chiếc máy bay chiến đấu ‘độc nhất vô nhị’ trong Thế chiến II.
5 máy bay chiến đấu ‘làm mưa làm gió’ trong Thế chiến thứ II

Henschel Hs-132 là máy bay tiêm kích đánh chặn và ném bom bổ nhào của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới II, từ năm 1944-1945, nó chưa bao giờ được đưa vào tham chiến. Thiết kế độc nhất với việc đặt động cơ phản lực lên trên và phi công sẽ nằm sấp đề điều khiển máy bay. Về lý thuyết máy bay có thể là một vũ khí đáng gờm, nhưng Hồng quân trên đường hành quân đã chiếm giữ nhà máy chế tạo Hs-132, trong đó Hs-132 V1 đã gần bay thử nghiệm còn phiên bản V2 và V3 được hoàn thiện lần lượt 80% và 75%.

Cận cảnh 10 máy bay chiến đấu ‘độc nhất vô nhị’ Thế chiến II
Henschel Hs-132

Hafner Rotabuggy hay còn gọi là “xe jeep bay” là giải pháp của Anh cho vấn đề vận chuyển thiết bị quân sự ra tiền tuyến. Chiếc xe jeep về cơ bản thì đây là một chiếc ô tô loại Willys MB kết hợp với một bộ ổ trục cánh quạt từ máy bay trực thăng. Đề án này dự định sẽ tạo ra cách để đưa các xe dã chiến đến mặt trận bằng đường không. Tuy nhiên, dự án này đã không trở thành hiện thực và đã bị ngừng vào năm 1944.

Hafner Rotabuggy
Hafner Rotabuggy

Kokusai Ki-105 là một loại tàu lượn quân sự thử nghiệm cỡ lớn của Nhật Bản, được thử nghiệm năm 1942. Ki-105 đủ mạnh để mang theo xe tăng hạng nhẹ. Năm 1944, trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu ở Nhật Bản, Ki-105 là chiếc máy bay duy nhất được dùng để vận chuyển dầu. Nhưng do mức tiêu thụ nhiên liệu cao và bảo vệ kém nó không bao giờ được sử dụng.

Kokusai Ki-105
Kokusai Ki-105

Blohm & Voss Bv 40 là máy bay chiến đấu tàu lượn một chỗ ngồi duy nhất trên thế giới của Đức quốc xã được thiết kế để đánh chặn máy bay ném bom hạng nặng B-17 của Mỹ. Đó là một nỗ lực để kết hợp sản xuất máy bay giá rẻ với khả năng cơ động cao và lớp áo giáp dày trong một chiếc máy bay nhỏ. Mặc dù đã thử nghiệm tương đối thành công, nhưng dự án đã bị hủy bỏ vào mùa thu năm 1944.

Blohm & Voss Bv 40
Blohm & Voss Bv 40

Interstate TDR là máy bay ném bom không người lái chiến đấu của Mỹ do hãng Interstate Aircraft and Engineering Corporation phát triển trong Chiến tranh Thế giới II cho Hải quân Mỹ. Đây là một trong những chiếc máy bay ném bom không người lái đầu tiên trên thế giới. TDR được chế tạo từ những vật liệu rẻ nhất và chỉ mang theo một ngư lôi, nhưng điều khiển từ xa cho phép máy bay nếu bị mất mà không gây nguy hiểm. Điều này đặc biệt gây ngạc nhiên cho người Nhật, người đầu tiên nghĩ rằng Mỹ đã áp dụng chiến thuật kamikaze (phi công cảm tử) của người Nhật Bản.

Interstate TDR
Interstate TDR

Boeing YB-40 là phiên bản sửa đổi của máy bay ném bom hạng nặng B-17 Flying Fortress của Mỹ. YB-40 được hoán cải thành máy bay tiêm kích hộ tống máy bay ném bom vũ trang hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới II. Được treo súng máy theo để chống lại các cuộc tấn công từ mọi hướng. Tuy nhiên, YB-40 không mang theo bom thay vào đó họ đã nạp thêm đạn. Nhưng tất cả những khẩu súng này đã khiến chiếc máy bay nặng hơn đến nỗi Nhật Bản quyết định từ bỏ dự án.

Boeing YB-40
Boeing YB-40

General Aircraft G.A.L. 38 Fleet Shadower là một thiết kế máy bay tuần tra tầm xa của Anh ngay trước khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra. G.A.L. 38 Fleet Shadower được thiết kế để thực hiện những chuyến trinh sát bí mật vào ban đêm, có khả năng cất hạ cánh trên tàu sân bay, tầm hoạt động lớn và tốc độ tối thiểu không quá lớn. Điều này cho phép máy bay lượn trên không và theo dõi tàu chiến đối phương trong nhiều giờ liền. G.A.L. 38 Fleet Shadower mất nhiều thời gian để tinh chỉnh và thử nghiệm vào năm 1940 máy bay này mới được cất cánh, nhưng cuối cùng Hải quân Anh quyết định hủy dự án vì đã hoàn toàn lỗi thời. Kết quả là chỉ có một chiếc G.A.L.38 ra đời, trước khi dự án này chính thức đóng lại.

General Aircraft G.A.L. 38 Fleet Shadower
General Aircraft G.A.L. 38 Fleet Shadower

Douglas XB-42 Mixmaster là một máy bay ném bom thử nghiệm của Không quân Mỹ được thiết kế để bay với vận tốc cực kỳ cao. XB-42 được cho là một máy bay siêu nhanh có khả năng trốn tránh máy bay chiến đấu của Đức và các kỹ sư đã thành công tăng tốc lên 660 km/h. Mặc dù có thiết kế kỳ quặc với hai cánh quạt ở cuối thân máy bay, XB-42 đã chứng tỏ là một dự án thành công nhưng chiến tranh đã kết thúc trước khi nó đi vào sản xuất hàng loạt.

Douglas XB-42 Mixmaster
Douglas XB-42 Mixmaster

Caproni Campini N.1 là đứa con tinh thần của nhà sản xuất máy bay Caproni của Italy. Đây được coi như là máy bay phản lực đầu tiên cất cánh trên thế giới. Trong khi các kỹ sư người Đức và Anh thử nghiệm động cơ phản lực, người Italy đã đi theo con đường riêng của họ, tạo ra một chiếc máy bay chạy bằng động cơ phản lực máy nén khí. Nguyên mẫu cực kỳ vụng về, nhưng nhờ thiết kế ban đầu, nó đã đi vào lịch sử. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 27/8/1940. Liên đoàn Hàng không quốc tế công nhận chuyến bay của Caproni Campini N.1 là chuyến bay thành công đầu tiên của một máy bay phản lực. Tháng 11/1941, Caproni Campini N.1 thực hiện chuyến bay chính thức đầu tiên giữa Roma và Milan. Sau Chiến tranh Thế giới II, một trong các mẫu thử được vận chuyển đến Vương quốc Anh để nghiên cứu tại Viện nghiên cứu khoa học không quân ở Farnborough.

Caproni Campini N.1
Caproni Campini N.1

Messerschmitt Me-328 là máy bay chiến đấu siêu nhẹ, ban đầu được thiết kế như một máy bay chiến đấu ký sinh được gắn trên máy bay ném bom hạng nặng. Sau đó nó được thiết kế lại để phóng mặt đất. Bản sửa đổi cuối cùng của Me-328 là một chiếc máy bay kamikaze với một quả bom khổng lồ trên máy bay, nhưng bị đánh giá là không phù hợp ngay cả cho mục đích này. Động cơ không phù hợp đã khiến Me 328 thất bại ngay từ đầu.

Messerschmitt Me-328
Messerschmitt Me-328
Bình Nguyên (theo Techinsider.ru)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
69 năm Ngày truyền thống ngành xăng dầu Quân đội: Viết tiếp những trang sử hào hùng

69 năm Ngày truyền thống ngành xăng dầu Quân đội: Viết tiếp những trang sử hào hùng

Ngày 18/4/2024, ngành xăng dầu Quân đội kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống (18/4/1955-18/4/2024).
Xây dựng Nghị định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự: Bảo đảm tính thống nhất

Xây dựng Nghị định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự: Bảo đảm tính thống nhất

Bộ Quốc phòng vừa có Tờ trình số 1219/TTr-BQP ngày 3/4/2024 gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Sáng 10/4, tại Lữ đoàn 169 (Vùng 1 Hải quân), Bộ Quốc phòng tổ chức làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đóng siêu tàu cứu nạn hiện đại nhất Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đóng siêu tàu cứu nạn hiện đại nhất Việt Nam

Công ty TNHH MTV 189 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng được giao nhiệm vụ đóng tàu SAR 631 - được mệnh danh là tàu cứu nạn hiện đại nhất Việt Nam.
Quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Tại dự thảo Luật Phòng không nhân dân đã quy định về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không.
Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu trước những thách thức lớn

Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu trước những thách thức lớn

Với việc chiến sự quay trở lại, châu Âu rõ ràng đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện đang thiếu khả năng sản xuất.
Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Quý I năm 2024, ngành kỹ thuật Quân đội đã quán triệt, triển khai toàn diện nhiệm vụ công tác kỹ thuật theo đúng Chỉ lệnh Công tác kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng

Hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng

Bộ Quốc phòng ban hành thông tư hướng dẫn chế độ báo cáo, công bố thông tin đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng.
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Á

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Á

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Hàng không Singapore (Singapore Airshow) lần thứ 9 tại Singapore diễn ra từ ngày 20-25/02/2024.
Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng

Cần thiết phải có các chính sách đặc thù, đột phá nhằm tạo ra những cơ chế vượt trội, khả thi thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng-quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 của ngành Công Thương

Hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng-quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 của ngành Công Thương

Bộ Công Thương vừa ban hành Hướng dẫn số 905/HD-BCT về thực hiện công tác quốc phòng-quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 của ngành Công Thương.
Sản xuất tàu tuần tra TT-400 tiếp thêm sức mạnh cho Cảnh sát biển Việt Nam

Sản xuất tàu tuần tra TT-400 tiếp thêm sức mạnh cho Cảnh sát biển Việt Nam

Gam tàu TT-400 phát huy tốt tính năng chiến thuật - kỹ thuật, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuần tra, thực thi pháp luật trên biển cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra vào cuối năm nay

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra vào cuối năm nay

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Sẽ có khoảng 6 triệu giàn pháo hoa đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết

Sẽ có khoảng 6 triệu giàn pháo hoa đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí năm 2024, trong đó có thông tin về pháo hoa...
VCCI: Cân nhắc bỏ quy định sản xuất, kinh doanh UAV là ngành nghề có điều kiện

VCCI: Cân nhắc bỏ quy định sản xuất, kinh doanh UAV là ngành nghề có điều kiện

Góp ý Dự thảo Luật Phòng không nhân dân VCCI cho rằng cần cân nhắc bỏ quy định sản xuất, kinh doanh UAV là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024

Ngày 9/1, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Viettel triển khai mạng 5G Private hoàn chỉnh đầu tiên tại Ấn Độ

Viettel triển khai mạng 5G Private hoàn chỉnh đầu tiên tại Ấn Độ

Vừa qua, Viettel High Tech và QuadGenđã chuyển giao Hệ thống 5G Private do Viettel nghiên cứu, chế tạo, cung cấp cho QuadGen tại thị trường Ấn Độ.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Chiều 24/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Chiều 8/11 Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và tiến hành thảo luận tại tổ.
Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Từ ngày 6-9/11/2023, triển lãm Quốc phòng và An ninh 2023 chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm IMPACT ở Bangkok, Thái Lan.
Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động