Cần các giải pháp điều hành giá hiệu quả trong tình hình mới

Chiều 31/1, chủ trì cuộc họp đột xuất của Ban Chỉ đạo điều hành giá nhằm đánh giá các tác động tới công tác điều hành giá trong tháng đầu năm 2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá – đánh giá: hàng hóa trong dịp Tết dồi dào, không có sốt hàng, tăng giá nhưng đáng lưu ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khá cao. Do đó, các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương có ngay giải pháp ứng phó, nhất là trong điều kiện dịch cúm chủng mới nCoV đang tác động tới tình hình kinh tế và giá cả thế giới

Bám sát diễn biến thị trường và có giải pháp điều hành giá hiệu quả

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, giá cả trong tháng đầu năm 2020 vừa có yếu tố bình thường và bất thường. Làm rõ hơn, Phó Thủ tướng cho rằng, yếu tố bình thường là việc giá cả tăng vào dịp cuối năm, nhưng bất thường là CPI cao nhất trong 7 năm qua, đạt mức 1,23% so với tháng 12/2019.

can cac giai phap dieu hanh gia hieu qua trong tinh hinh moi
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Các Bộ, ngành cần có ngay giải pháp đảm bảo bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong điều kiện dịch nCoV đang diễn biến phức tạp (Ảnh: Chinhphu.vn)

Về nguyên nhân, theo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá có nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân chính là do tác động của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thịt lợn dù vẫn đảm bảo song giá cả tăng cao, từ 80.000 - 86.000 đồng/kg lợn hơi, đã tác động không nhỏ đến diễn biến chung của thị trường.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết giá lợn hơi hiện nay vẫn giữ ở mức cao hơn 8,29% so với tháng 12/2019, Phó Thủ tướng Vương Định Huệ nêu cầu hỏi do cung-cầu hay là do độc quyền cung ứng dẫn đến tình hình nói trên và đề nghị các cơ quan chuyên ngành phải làm rõ việc hạch toán chi phí, giá thành, giá bán thịt lợn cũng như thị phần của các doanh nghiệp chăn nuôi, sớm báo cáo Ban Chỉ đạo.

“Bộ NN&PTNT báo cáo việc thực hiện quyết định nhập khẩu thịt lợn thành phẩm, việc tái đàn, cung ứng thịt lợn sau Tết” – Phó Thủ tướng chỉ đạo đối với Bộ NN&PTNT và nhấn mạnh thêm, các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện theo các chỉ đạo tại Kết luận số 03 ngày 4/1/2020 để kiểm soát lạm phát theo kịch bản từ đầu năm và cả năm 2020. Trong đó, Bộ Công Thương phải trả lời làm rõ vì sao giá thành thịt lợn thấp mà giá bán lại vẫn cao và vì sao không thiếu thịt lợn mà giá không giảm xuống.

Về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương và các cơ quan liên ngành sẽ kiểm tra việc sản xuất, cung ứng và giá bán thịt lợn trong những ngày tới để có báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, hiện nay có 19 tỉnh, thành phố hoàn toàn hết dịch tả lợn châu Phi; 37 tỉnh có 85% xã, phường không xuất hiện dịch qua 30 ngày. Tính đến hết tháng 1/2020, cả nước chỉ thực hiện tiêu hủy 11.845 con lợn, giảm 99% so với tháng 5/2019 - tháng đỉnh cao của tiêu hủy lợn dịch trong khi số lượng lợn xuất chuồng tăng hơn 20% so với tháng trước. Đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp, người nuôi tái đàn.

Sau ý kiến của đại diện các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bổ sung thêm, ngoài các vấn đề liên quan đến giá cả mặt hàng thịt lợn, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát giá xăng dầu thế giới để dự báo các diễn biến, trên cơ sở đó sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu. Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức quyết liệt các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt lợn, báo cáo cụ thể Chính phủ, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.

“Nhà nước không can thiệp thô bạo vào thị trường nhưng phải bảo đảm hài hoà lợi ích sản xuất, người tiêu dùng và xã hội” - Phó Thủ tướng khẳng định.

Ứng phó hiệu quả với dịch Corona

Với nhận định dịch cúm chủng mới nCoV xuất hiện đã và sẽ tác động tới tình hình kinh tế giá cả thế giới, Phó Thủ tướng chỉ rõ, dịch nCoV sẽ tác động lớn nhất tới lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng theo xu hướng giảm do kinh tế thế giới sẽ giảm sâu hơn dự báo, tác động tới ngành hàng không và kéo theo ngành du lịch cũng suy giảm. Trong khi đó, Việt Nam là nước có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn, thì những tác động nói trên sẽ có cả mặt lợi và không lợi (điển hình như giá xăng dầu trong nước giảm, người dân được lợi nhưng giá xuất khẩu dầu thô của PVN cũng sẽ giảm). Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp ứng phó phù hợp, đồng thời phối hợp hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động bất lợi từ dịch nCoV.

Cụ thể, trước bối cảnh dịch cúm nCoV dẫn đến việc hạn chế giao thương, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT chỉ đạo việc chế biến sâu, điều chỉnh nguồn hàng, tăng cường sản phẩm thay thế như làm thức ăn gia súc để không phải nhập khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường xuất khẩu nông sản tới Nga, Hoa Kỳ và Brazil trong 3 tháng tiếp theo.

Về tình hình đảm bảo nguồn cung ứng và giá cả các mặt hàng y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch nCoV, cụ thể là khẩu trang, nước sát trùng… Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Công Thương, trực tiếp là lực lượng Quản lý thị trường và thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi không niêm yết giá hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán.

Báo cáo về nội dung này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá - cho biết, khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 thì mặt hàng này phải niêm yết giá và Nghị định 109 quy định thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt.

Làm rõ hơn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bổ sung, Điều 10, Luật Giá cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng thiên tai, địch hoạ để kinh doanh hàng hóa trục lợi. Nghị định số 185 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính cũng quy định mức xử lý với hàng giả, kém chất lượng trong khi đó Điều 196 Bộ luật Hình sự quy định việc găm hàng làm khan hiếm hàng hóa khi thiên tai, địch hoạ sẽ bị phạt từ 30-300 triệu đồng và phạt tù tới 3 năm.

“Quản lý thị trường sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành khi kiểm tra, xử lý các hành vi này” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra tại đình làng Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo Công Thương giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại là các khoản chi khác.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

Ngày 4/11, phát biểu tại hội trường, Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 06 tháng tăng 50% so với năm 2023.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sáng 4/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Khoáng sản là

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp nêu, khoáng sản là "miếng mồi ngon" mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Từ ngày 5-8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Thống nhất trình Quốc hội xem xét việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động