Cải cách thể chế: Mệnh lệnh không thể chần chừ

Là người đã tham gia xây dựng và thực hiện chương trình cải cách, tôi nhận thấy rằng đây là thời điểm mà cải cách thể chế, mệnh lệnh không thể chần chừ.
Cải cách thể chế tiếp sức cho doanh nghiệp vượt khủng hoảng đại dịch Covid-19 Tập trung cải cách thể chế để phục hồi tăng trưởng kinh tế

Là người đã tham gia xây dựng và thực hiện chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong các nhiệm kỳ Chính phủ trước đây, tôi nhận thấy rằng đây là thời điểm mà cải cách thể chế, cải thiện vượt bậc chất lượng môi trường kinh doanh đã trở thành mệnh lệnh không thể chần chừ.

Cải cách thể chế: Mệnh lệnh không thể chần chừ

TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng CIEM

Hai cú sốc liên tục với kinh tế Việt Nam

Thật vậy, đây là thời điểm nền kinh tế nước ta chịu tác động liên tục bởi hai cú sốc. Đó là cú sốc đại dịch Covid-19 và cú sốc sụt giảm nhanh cầu nhập khẩu và lạm phát từ bên ngoài. Chính vì vậy, nền kinh tế và công đồng doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sau cú sốc thứ nhất, thì chịu ngay tác động bất lợi từ cú sốc thứ 2. Hệ quả, như chúng ta đã biết, quý I năm nay tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, thấp nhất trong mấy chục năm qua (trừ quý I/2020); đầu tàu kinh tế TP. HCM sụt giảm nghiêm trọng, các động lực tăng trưởng (sản xuất công nghiệp, xuất khẩu) liên tục suy giảm và tăng trưởng âm trong quý I/2023; khó có thể phục hồi nhanh. Việc đạt các mục tiêu kinh tế của kế hoạch kinh tế xã hội 2023, 5 năm (2021-2025) và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn và thách thức.

Kinh nghiệm quốc tế và diễn biến thực tế ở nước ta trong mấy thập kỷ qua cho thấy trong thời điểm khó khăn như trên, cải cách, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh là yếu tố cần thiết, không thể thiếu để vượt qua khó khăn. Còn nhớ, từ đầu năm 2011, Chính phủ đã bắt đầu hình thành khung khổ chính sách điều hành phát triển kinh tế xã hội, gồm 3 trụ cột.

Một là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Hai là cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh; tái cơ cấu kinh tế với ba trọng tâm tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng; Ba là hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng trong đó trọng tâm là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Ba trụ cột nói trên gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành thế kiềng 3 chân vững chắc của khung khổ chính sách điều hành phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015 đã sử dụng khung khổ chính sách nói trên để khắc phục khủng hoảng kinh tế (2008 - 2011), ổn định vĩ mô và phục hồi tăng trưởng hợp lý.

Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 tiếp tục kế thừa khung khổ chính sách nói trên với mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững. Cải cách mạnh mẽ, cải thiện vượt bậc chất lượng môi trường kinh doanh cũng là điểm nhấn khác biệt của nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2020. Kết quả là các nền tảng kinh tế vĩ mô được tăng cường; ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì một cách vững chắc và tăng trưởng (đến năm 2019) cao và bền vững. Khung khổ chính sách nói trên cần phải tiếp tục được áp dụng trong nhiệm kỳ chính phủ 2021 - 2025.

Nhìn vào giai đoạn 2021-2025, nhất là những năm đầu của nhiệm kỳ, có thể thấy đây là thời kỳ phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Thực vậy, doanh nghiệp và nền kinh tế đã phải chống chọi với tác động bất lợi chưa từng có của đại dịch; nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản; số còn lại cũng bị yếu đi sau đại dịch và đang phải phục hồi. Cả nền kinh tế và doanh nghiệp có thể mất nhiều năm mới có thể phục hồi lại nhịp độ phát triển như thời kỳ trước đại dịch.

Nền kinh tế vừa mới phục hồi được trong 3 quý đầu năm 2022 thì đã suy giảm một cách nhanh chóng. Quý III/2022 kinh tế tăng trưởng gần 14% thì ngay sau đó, quý IV/2022 đã giảm xuống còn 5,9% và quý I/2023 giảm xuống còn 3,32%, là mức tăng trưởng quý I thấp nhất (trừ quý I/2020) trong hàng chục năm trở lại đây. Các động lực tăng trưởng chủ yếu như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tác, chế tạo đều đang suy giảm; khó có thể phục hồi nhanh và mạnh trong thời gian tới. Điều đáng lo ngại thêm là kinh tế TP. HCM chỉ tăng 0,7%, có lẽ là mức tăng thấp nhất, trừ thời kỳ đại dịch. Vai trò đầu tàu của kinh tế TP. HCM đang ngày càng giảm trong những năm gần đây.

Tình hình doanh nghiệp quý I/2023 cũng biến động bất thường. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao kỷ lục, khoảng 100 nghìn, cao hơn số gia nhập thị trường. Hiện tượng này lần đầu tiên xảy ra ở nước ta (tính theo quý). Thực trạng doanh nghiệp nói chung có thể còn bi đát hơn con số rút khỏi thị trường.

Đầu tư tư nhân chất lượng thấp và đang giảm sút. Đầu tư FDI lần đầu tiên giảm cả về số thực hiện và đăng ký mới; trong đó số đăng ký mới giảm gần 40%, là mức giảm sâu nhất kể từ 2011. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa được cải thiện so với trước; quý I/2023 chỉ giải ngân được 10% kế hoạch, thấp hơn so với tất cả quý I trước đây, mặc dù Thủ tướng và Chính phủ đã liên tục chỉ đạo, kiểm tra và đốc thúc các ngành, địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế nước ta đang suy giảm nhanh chóng; cứ 10 năm tăng trưởng GDP trung bình giảm hơn 0,5 điểm %. Như vậy, thời gian tăng trưởng cao là quá ngắn, không đủ để có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Trong khi nhìn cả dài hạn và ngắn hạn trước mắt, nền kinh tế nước ta đang có xu hướng suy giảm. Cụ thể, ở giai đoạn 10 năm lần thứ nhất (1991 - 2000) tốc độ tăng GDP bình quân là 7,56%; 10 năm thứ hai (2001-2010) là 6,61%; 10 năm lần thứ 3 (2011-2020) là 6% và hiện nay 3 năm đầu của 10 năm lần thứ tư dự kiến là 5,6%. Như vậy, nếu muốn đạt mục tiêu nhiệm kỳ (2021 - 2015) trung bình 7% mà chiến lược đã đặt ra, thì năm 2024 và 2025 phải đạt trung bình 9%/năm. Đó là nhiệm vụ khó có thể đạt được tại thời điểm hiện nay.

Về môi trường kinh doanh, 2021 - 2025 là nhiệm kỳ đầu tiên không có chương trình hay kế hoạch riêng về cải cải thiện môi trường kinh doanh mà lồng ghép thành một phần rất nhỏ trong Nghị quyết 01 của Chính phủ. Vì vậy, trên thực tế, các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gần như không có bước tiến nào đáng kể. Trong khi đó, đây là giai đoạn cần cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ nhất để phục hồi kinh tế sau đại dịch; đồng thời tạo dựng những động lực tăng trưởng mới bù đắp sự suy giảm liên tục của các động lực tăng trưởng truyền thống và chống chọi với những yếu tố bất lợi từ bên ngoài như trình bày trên đây.

Điều đáng buồn là chúng ta lại chứng kiến hàng loạt các sự việc và hiện tượng làm xấu đi chất lượng môi trường kinh doanh. Đó là, các văn bản pháp luật đang soạn thảo hoặc ban hành trong mấy năm gần đây đã phục hồi lại không ít rào cản đã bãi bỏ trước đây, hoặc dễ dàng đặt ra các quy định tạo rào cản mới theo hướng gây thêm khó khăn và tăng thêm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu là phải đảo ngược thực tế nêu trên một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt.

Cải cách thể chế: Mệnh lệnh không thể chần chừ

4 nhiệm vụ trọng tâm của cải cách thể chế

Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu trong khuôn khổ tư duy điều hành phát triển kinh tế xã hội đã chứng tỏ là hữu ích và hiệu quả trong mấy nhiệm kỳ qua. Nó càng cấp thiết để phục hồi kinh tế sau khi bị tác động liên tiếp của hai cú sốc. Với tinh thần đó, xin kiến nghị Chính phủ sớm khôi phục lại chương trình cải cách (liên tục và toàn diện) cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chương trình này được thể hiện bằng một nghị quyết riêng, hàng năm của Chính phủ.

Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy Chính phủ rất cần có sự ủng hộ, chia sẻ và đồng hành của Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao trong cải thiện các chỉ số liên quan đến tư pháp trong chất lượng môi trường kinh doanh.

Theo đó, nội dung chương trình cải cách phải bám sát và cụ thể hóa các phương hướng và yêu cầu đối với cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đã xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Cùng với đó, nội dung chương trình cải cách cần phải tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm của cải thiện môi trường kinh doanh. Thứ nhất, tiếp tục mở rộng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh bằng cách tháo bỏ các rào cản, nhất là rào cản pháp lý đối với hoạt động đầu tư kinh doanh. Có thể nói chúng ta đã có bước tiến xa trên lĩnh vực này. Tuy vậy, các nỗ lực xóa bỏ rào cản trong thời gian gần đây không mang lại kết quả đáng kể hoặc không duy trì được kết quả cải cách một cách bền vững.

Theo tôi, nguyên nhân cơ bản là ở quan niệm về vai trò của pháp luật. Ở nước ta, pháp luật được coi là công cụ quản lý của các cơ quan nhà nước, nhất là các bộ ngành liên quan. Vì vậy, mọi nỗ lực cải cách dựa vào các bộ ngành đã, đang và sẽ rất khó thành công. Nếu có một một cải cách nào đó thành công, thì cũng tồn tại khả năng là các văn bản pháp luật liên quan ban hành sau đó sẽ xóa bỏ hết các thành quả cải cách đã đạt được.

Nhiệm vụ thứ hai là bảo đảm an toàn trong đầu tư, kinh doanh của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Xóa bỏ rào cản pháp lý cũng góp phần bảo đảm an toàn đầu tư và kinh doanh, nhưng chưa đủ. Điều cần có thêm là pháp luật phải rõ ràng, minh bạch, ổn định và dự đoán được trong thực hiện và tuân thủ, cùng với cơ chế giải quyết tranh chấp công tâm, công bằng, hiệu quả và có độ tin cậy cao.

Nhiệm vụ thứ ba, cũng là trọng tâm đột phá thể chế giai đoạn 2021 - 2030, là phát triển các loại thị trường nhân tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, trong đó có quyền sử dụng đất nông nghiệp, để các loại thị trường này đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực. Đây thực chất là đổi mới căn bản thể chế phân bố nguồn lực từ chủ yếu bằng “xin - cho” hành chính chủ quan sang chủ yếu thông qua hoạt động của các thị trường nhân tố sản xuất. Trọng tâm của cải cách nằm ở thay đổi hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, đầu tư, xây dựng và các pháp luật liên quan, kết hợp với xây dựng hệ thống hạ tầng các loại thị trường nói trên.

Nhiệm vụ thứ tư là thay đổi vai trò, chức năng của nhà nước và thị trường trong nền kinh tế. Nhà nước cần chuyển từ vai trò chỉ huy, kiểm soát và quản lý là chủ yếu sang vai trò kiến tạo phát triển và phục vụ người dân và doanh nghiệp là chủ yếu. Có thể nói, nhiệm vụ thứ tư này là cơ bản và quan trọng nhất.

Cần một quốc vụ khanh để thực hiện cải cách

Cải cách thể chế cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta là quá trình cực kỳ khó khăn. Quá trình đó mới chỉ dừng lại ở điểm danh các việc phải làm, còn ai làm, làm thế nào và làm khi nào, thì hầu như còn bỏ ngỏ. Ở đây, “ai làm cải cách” là yếu tố quyết định thành bại của của quá trình cải cách.

Lâu nay, chúng ta dựa vào bộ máy hành chính hiện hành, chủ yếu là các bộ ngành để thực hiện cải cách. Cách này đã chứng tỏ là không phù hợp. Thực tế cũng cho thấy, những cải cách được đề xuất bởi cơ quan độc lập, trung tính, không có chức năng quản lý nhà nước đều mang lại kết quả tích cực, có tác động lớn đối với phát triển kinh tế đất nước.

Vậy ai sẽ đưa sáng kiến và làm các đề án cải cách? Tôi xin kiến nghị phương án sau đây. Chính phủ nên lập một quốc vụ khanh hay bộ trưởng không bộ chuyên trách nghiên cứu, đề xuất sáng kiến và soạn thảo các đề án cải cách thể chế cải thiện môi trường kinh doanh. Quốc vụ khanh/bộ trưởng có một văn phòng với khoảng 10-15 chuyên gia xuất sắc và độc lập do quốc vụ khanh/bộ trưởng trực tiếp lựa chọn. Trong quá trình hoạt động, quốc vụ khanh/bộ trưởng có quyền tuyển dụng thêm cộng tác viên theo yêu cầu công việc cụ thể.

Văn phòng này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, báo cáo trực tiếp với Thủ tướng. Quốc vụ khanh/bộ trưởng cùng với văn phòng cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh đề xuất sáng kiến, soạn thảo các đề án cải cách có liên quan, kể các bổ sung, sửa đổi luật pháp có liên quan trình Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đồng thời, văn phòng cũng có chức năng theo dõi, đánh giá và giám sát kết quả thực hiện các chương trình, đề án cải cách cụ thể.

TS Nguyễn Đình Cung
https://vietnamfinance.vn/
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

10 kg quả bòn bon bị cảnh báo bởi một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ, nhưng rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.
Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Liên quan đến việc chấp hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Nhiệt điện Phả Lại, Công ty tiếp tục bổ sung thông tin cụ thể.
Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là ai? Phải công khai danh tính những trường hợp vi phạm.
Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Việc phát triển quá nóng khiến tình trạng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng.

Tin cùng chuyên mục

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Nền tảng xuyên biên giới là nơi lan truyền rất nhanh thông tin sai lệch, tin giả. Cần phải quy trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm xã hội đối với các nền tảng này.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Hiệp định về biển cả là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gene biển tại các vùng biển quốc tế.
Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Nâng cấp doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động chính là mệnh lệnh cho việc đổi mới, động lực tăng trưởng đất nước.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước, và sự ra đời của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh là quyết định mang tính đột phá.
Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Từ khủng hoảng "vạ miệng" của Hoàng Thùy Linh cho thấy, người nghệ sĩ cần xây dựng văn hóa ứng xử một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công chúng.
Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, vấn nạn hàng lậu, hàng giả hàng lại "nóng" hơn bao giờ hết. Đây là nỗi lo không chỉ của người tiêu dùng, doanh nghiệp...
Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Buổi sáng 18/9, bên lề hội nghị đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô đặt ra một câu hỏi: Có hay không thế lực chống lưng cho công trình vi phạm?
Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Trước tình trạng nhà chung cư cũ, nhà tập thể phố cổ không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cần có giải pháp lâu dài tránh để "mất bò mới lo làm chuồng".
Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

Cổ phiếu VFS của thương hiệu ô tô Vinfast niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Hoa Kỳ) đánh dấu bước đi đột phá của một doanh nghiệp Việt Nam.
“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

Những “hộp ngủ” trong các một căn nhà có sức chứa lên đến vài chục người, chưa đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy, được ví như những quả “bom nổ chậm".
Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Nếu mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội sớm hoàn thành, sẽ mở ra cơ hội mua nhà cho người thu nhập thấp và có thể họ không phải tính đến chuyện mua chung cư mini.
Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Trong số 56 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư mini Khương Hạ (P. Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), có 3 nạn nhân là con cán bộ công nhân viên ngành điện.
Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Một công trình xây vượt tầng, sai mật độ, đã có quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế, nhưng vẫn sừng sững tồn tại ắt phải có người bao che.
Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng

Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và các bộ ngành liên quan phối hợp đẩy nhanh tiến độ thí điểm dùng cát biển san nền các dự án.
Vụ cháy chung cư mini: Ấm áp tình người sau… “bão lửa”

Vụ cháy chung cư mini: Ấm áp tình người sau… “bão lửa”

Ngọn lửa của vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội có thể đem đến bao mất mát lớn lao không gì bù đắp được nhưng không thể dập tắt được tình người sau hoạn nạn.
Vụ ngộ độc bánh mì Phượng và bài học đắt giá về xây dựng, bảo vệ thương hiệu

Vụ ngộ độc bánh mì Phượng và bài học đắt giá về xây dựng, bảo vệ thương hiệu

Vụ ngộ độc không chỉ “đánh đổ” thương hiệu bánh mì Phượng nổi tiếng một thời mà còn ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch, văn hóa ẩm thực của Hội An.
Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Có nên bỏ chung cư, quay về nhà đất?

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Có nên bỏ chung cư, quay về nhà đất?

Sau vụ cháy chung cư mini 9 tầng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhiều người đặt câu hỏi có nên bỏ chung cư và quay về nhà đất?
Người nổi tiếng “vạ miệng”: Phút bất cẩn hay chiêu trò tạo scandal?

Người nổi tiếng “vạ miệng”: Phút bất cẩn hay chiêu trò tạo scandal?

Mạng xã hội là nơi để người nổi tiếng tiếp cận công chúng dễ dàng hơn, song cũng là con dao hai lưỡi đối với danh tiếng của các nghệ sĩ vì những phát ngôn “hớ”.
Cái giá quá đắt từ vụ cháy chung cư mini tại Khương Đình- Hà Nội

Cái giá quá đắt từ vụ cháy chung cư mini tại Khương Đình- Hà Nội

Hơn 50 người được đưa đi cấp cứu, trong đó có người đã tử vong – một cái giá quá đắt cho vụ cháy chung cư mini đặc biệt nghiêm trọng tại Khương Đình (Hà Nội).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động