Thứ bảy 26/04/2025 12:47

Cải cách quân đội Nga và bài học xương máu từ cuộc chiến với Ukraine

Quân đội Nga đã rút ra bài học xương máu từ xung đột với Ukraine, từ đó đề ra kế hoạch tổng thể khắc phục một loạt bất cập trong cải cách lực lượng.

Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã tổ chức một cuộc họp thường niên mở rộng, để tổng kết những thành tựu của lực lượng vũ trang Nga trong năm 2022 và tiến độ của các hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine. Trong đó, đã đề xuất một kế hoạch mới cho cải cách và điều chỉnh quân đội nhằm nâng cao khả năng chiến đấu tổng thể, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu hoạt động quân sự đặc biệt, và ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa an ninh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cuộc họp thường niên của Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/12/2022

Củng cố lực lượng hạt nhân để đảm bảo khả năng răn đe chiến lược chống lại NATO

Năm 2022, mặc dù đầu tư nguồn lực quân sự lớn vào hướng Ukraine, nhưng Nga vẫn duy trì đầu tư cho lực lượng “Bộ ba” hạt nhân chiến lược, nâng tỷ lệ hiện đại hóa vũ khí hạt nhân - vũ khí trụ cột của an ninh quốc gia Nga, lên 91,3%.

Trong một năm này, máy bay ném bom chiến lược Tu-160M ​​đầu tiên đã được chuyển giao cho lực lượng hàng không vũ trụ, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 955A Generalissimo Suvorov đã gia nhập Hạm đội Phương Bắc và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat cũng chính thức đi vào trình tự trực chiến.

Ngoài ra, Nga đã làm phong phú và mở rộng các lực lượng răn đe phi hạt nhân với đại diện là vũ khí siêu thanh, loại vũ khí này được Nga sử dụng như một phương tiện bổ sung hiệu quả cho việc răn đe hạt nhân, nhằm đạt được hiệu quả chiến lược răn đe kép “vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường”.

“Bộ ba” hạt nhân của Nga là công cụ răn đe chiến lược

Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, trước việc “tập thể phương Tây” gây áp lực toàn diện lên Nga, Moscow một mặt thông qua các phương thức như tập trận hạt nhân, cảnh báo “chiến tranh thế giới thứ ba sẽ là chiến tranh hạt nhân” để gửi đi tín hiệu răn đe hạt nhân. Mặt khác, trong thực chiến, máy bay ném bom chiến lược của Nga đã nhiều lần phóng tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, qua đó thể hiện quyết tâm và sức mạnh, đồng thời ngăn cản NATO can thiệp quân sự trực tiếp vào Ukraine.

Theo kế hoạch, Nga sẽ tiếp tục xây dựng lực lượng “Bộ ba” hạt nhân chiến lược và sử dụng lực lượng này như một bảo đảm quan trọng để duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm khả năng răn đe chiến lược hiệu quả đối với NATO.

Xây dựng lại hệ thống phối hợp tác chiến với lục quân làm nòng cốt

Xung đột giữa Nga - Ukraine khiến Nga hoàn toàn nhận ra rằng kết quả của chiến trường trên bộ vẫn là mấu chốt quyết định kết quả của cuộc chiến. Khi bắt đầu cuộc xung đột, Quân đội Nga đã cố gắng dựa vào các hoạt động tác chiến liên hợp đa lĩnh vực với nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn làm nòng cốt để đạt được mục tiêu tác chiến của mình, tuy nhiên, đối mặt với quân đội Ukraine được NATO hỗ trợ, cụm tác chiến cấp tiểu đoàn của Nga đã liên tục bộc lộ những điểm yếu như không đủ năng lực tự duy trì, tự bảo đảm.

Ngoài ra, khả năng tác chiến liên hợp của quân đội Nga cũng còn hạn chế, trên chiến trường bộ ở đông Ukraine, do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, các đơn vị khác nhau của Nga đã không thể phối hợp tác chiến một cách hiệu quả.

Theo các báo cáo, quân đội Nga có kế hoạch xây dựng lại hệ thống tác chiến liên hợp với lục quân làm nòng cốt, nhằm tạo ra sự thống nhất cao trong hệ thống chỉ huy chiến trường ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch, từ đó thông qua phát huy ưu thế tác chiến truyền thống của các quân đoàn, để đạt được chiến thắng.

Cuộc xung đột với Ukraine đã thúc đẩy một loạt cải cách của bộ binh Nga

Theo đó, thứ nhất, Nga thúc đẩy quá trình cải cách lữ đoàn. Quân đội Nga dự định khôi phục hệ thống sư đoàn, ngoài kế hoạch mở rộng 7 lữ đoàn bộ binh cơ giới thành sư đoàn bộ binh cơ giới và hình thành 3 sư đoàn bộ binh cơ giới mới, lực lượng đổ bộ đường không cũng sẽ thành lập 2 sư đoàn đổ bộ đường không mới. Đồng thời, trên cơ sở lữ đoàn thủy quân lục chiến hiện có, hải quân Nga sẽ tái cơ cấu thành 5 sư đoàn thủy quân lục chiến.

Thứ hai, tái phân phối lực lượng không quân vũ trụ. Nga có kế hoạch phối thuộc một sư đoàn hàng không hỗn hợp và một lữ đoàn hàng không lục quân cho mỗi một tập đoàn quân để đảm bảo thực hiện các hoạt động tích hợp trên không.

Thứ ba, tối ưu hóa việc triển khai quân ở hướng chiến lược phía Tây. Kế hoạch này nhằm đối phó với những mối đe dọa mới có thể phát sinh sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Trong đó, Nga có kế hoạch xây dựng hai quân khu mới là Moscow và Leningrad, quân khu phía Tây có thể tập trung vào nhiệm vụ duy nhất là đối phó với các mối đe dọa từ Ukraine.

Thay đổi tư duy, tăng cường lực lượng

Với diện tích đất liền hơn 17 triệu km2, trải dài trên 11 múi giờ, thì một triệu quân thường trực hiện nay của Nga gần như không đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ, nhất là đối phó với các mối đe dọa từ sức ép bành trướng về phía đông của NATO, tình trạng hỗn loạn ở khu vực Caucasus…

Trong xung đột với Ukraine, quân đội Nga cũng khó có thể cùng lúc hoàn thành nhiệm vụ tác chiến trên nhiều hướng. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, một quân đội tinh gọn rất khó đáp ứng nhu cầu của chiến tranh đối kháng và tiêu hao cường độ cao, vì vậy quân đội Nga đã áp dụng một loạt biện pháp để mở rộng đáng kể quân số.

Thứ nhất là mở rộng quy mô lực lượng vũ trang. Vào tháng 8/2022, Tổng thống Putin đã ký lệnh tăng quân số của lực lượng vũ trang Nga thêm 137.000 người lên 1,15 triệu người kể từ ngày 1/1/2023. Tại cuộc họp mở rộng của Bộ Quốc phòng Nga, Nga một lần nữa tuyên bố mở rộng quân đội, dự kiến ​​nâng quân số Nga lên 1,5 triệu người. Trong số đó, binh lính hợp đồng sẽ tăng lên 695.000, tăng gần gấp đôi so với hiện tại.

Thứ hai là điều chỉnh chính sách nhập ngũ. Tuổi tối thiểu để nhập ngũ của công dân đã được nâng từ 18 lên 21, và giới hạn tối đa nâng từ 27 đến 30. Công dân có thể tùy ý thực hiện nghĩa vụ quân sự theo hợp đồng kể từ ngày đầu tiên nhập ngũ.

Thứ ba là hoàn thiện hệ thống động viên quốc phòng. Nga có kế hoạch thực hiện các biện pháp như cải thiện hệ thống tuyển dụng nghĩa vụ quân sự, hệ thống lưu trữ thiết bị và vật tư đảm bảo quân nhân nhập ngũ có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự sớm nhất có thể.

Tăng tốc để bù đắp những thiếu sót trong khả năng thông tin hóa

Hiện tại, năng lực tác chiến thông tin hóa của quân đội Nga còn nhiều bất cập, dẫn đến các chiến thuật tác chiến cơ giới hóa truyền thống vẫn được áp dụng trong các chiến dịch quân sự đặc biệt.

Do vậy, Nga đang tăng tốc cải thiện khả năng chiến đấu trên nền tảng thông tin hóa, tập trung vào nâng cao trình độ tin học hóa của các hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc; mở rộng độ phủ của hệ thống tự động hóa chỉ huy, ưu tiên trang bị cho các đơn vị tác chiến dưới cấp tiểu đoàn các thiết bị đầu cuối của hệ thống tự động hóa chỉ huy, đài kỹ thuật số thế hệ mới; tích cực đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo vào tác chiến.

Bên cạnh đó, Nga cũng tập trung nâng cao nhận thức tình hình chiến trường. Chủ yếu là trang bị UAV cho các đơn vị chiến đấu tiểu đội và trung đội, tích hợp chúng vào một mạng lưới trinh sát chiến trường thống nhất và truyền thông tin theo thời gian thực thông qua các kênh bí mật, nhờ đó nâng cao đáng kể hiệu quả của khâu “trinh sát - tấn công”.

Cuối cùng, Nga đẩy nhanh phát triển các thiết bị chiến đấu thông minh như máy bay không người lái, tập trung vào phát triển máy bay không người lái chiến lược, máy bay không người lái trinh sát và tấn công tích hợp; mở rộng sản xuất các loại đạn dẫn đường chính xác, đặc biệt là đạn pháo dẫn đường chính xác.

Bình Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử