Thứ ba 13/05/2025 10:42

Cách nhận biết sốt xuất huyết sớm nhất để tránh biến chứng nguy hiểm

Nhận biết sốt xuất huyết sớm nhất là yếu tố quan trọng để điều trị sốt xuất huyết thành công.

Nhận biết sốt xuất huyết sớm nhất là yếu tố quan trọng để điều trị sốt xuất huyết thành công, vì nhận biết bệnh sớm sẽ giúp cho việc theo dõi người bệnh được sát, điều trị kịp thời tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết sốt xuất huyết sớm nhất là yếu tố quan trọng để điều trị sốt xuất huyết thành công

Đầu tiên tất cả các trường hợp sốt xuất huyết đều khởi đầu bằng triệu chứng sốt cao, không có sốt thì không phải bệnh sốt xuất huyết. Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: Biểu hiện xuất huyết có thể như nổi những chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, phát ban, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Về xét nghiệm, thường được làm sau khi sốt từ ngày thứ 2 trở đi, bao gồm dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường hoặc tăng, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm, số lượng bạch cầu thường giảm. Ngoài ra, một số cơ sở y tế cấp tỉnh hiện nay còn làm một xét nghiệm khác có khả năng chẩn đoán được sốt xuất huyết ngay từ ngày đầu của bệnh, đó là xét nghiệm tìm kháng nguyên Dengue NS1 (NS1 antigen) được cho là một dấu ấn sinh học mới (new biomarker) cho chẩn đoán sớm nhiễm virus Dengue.

Kháng nguyên Dengue NS1 là một glycoprotein phi cấu trúc, được tổng hợp cả ở dạng màng tế bào và dạng được bài tiết, xuất hiện trong huyết thanh bệnh nhân nhiễm virus Dengue giai đoạn sớm, có thể phát hiện trước khi hình thành các kháng thể Dengue IgM và IgG. Kháng nguyên Dengue NS1 có thể phát hiện trong máu từ ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 9 sau khi xuất hiện sốt, ở cả bệnh nhân nhiễm Dengue thể nguyên phát hoặc thứ phát, ngay cả khi Dengue-RNA còn (-) tính và Dengue IgM còn chưa xuất hiện. Xét nghiệm kháng nguyên Dengue huyết

Chú ý, khi bệnh nhân sốt cao trong thời gian hiện tại dù bất cứ nguyên nhân gì cũng phải cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên không phải ai mắc sốt xuất huyết đều bị bệnh nặng, mà chỉ có khoảng 30% bệnh nhân nằm viện mới có khả năng biến chứng, vì vậy bà con mình hết sức bình tĩnh, bệnh sốt xuất huyết trong hai ngày đầu thường không có biến chứng, nên nếu nhà ở gần cơ sở y tế thì bệnh nhân được bác sĩ cho về nhà chăm sóc, từ sau ngày thứ 2 trở đi thì mới cần làm xét nghiệm đánh giá mức độ và nguy cơ biến chứng mới cho nhập viện theo dõi.

Đa số bệnh nhân được điều trị tại nhà và tái khám hàng ngày, thử máu hàng ngày, sau 7 đến 10 ngày bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như quá nhỏ dưới 12 tháng, béo phì, có bệnh lý khác kèm theo, nhà ở quá xa cơ sở y tế thì mới cần nhập viện sớm.

Minh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: xét nghiệm máu

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Thông tin mới nhất về quy định tạm hoãn xuất cảnh

Chính sách trợ cấp mới cho sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

'Bố chuột' của Duy Mạnh và cú tát vào văn hóa đổ lỗi

Cõng bạn đi qua tuổi thơ, cõng luôn ước mơ đến vạch đích

Hà Nội: Bé trai lạc giữa phố, một giờ sau ôm chặt mẹ trong nước mắt

Tây Ninh: Nguyên nhân ban đầu vụ sụt đường dẫn cầu Hoà Bình

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại Lào Cai

Hà Giang: Ngôi nhà 3 tầng cháy ngùn ngụt giữa trưa

Nhiều tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu đồ ăn nhanh

Bộ Tư pháp đề xuất kiểm soát giá nhà ở xã hội