Thứ bảy 04/05/2024 13:58

Cách nào xây dựng được thương hiệu mạnh cho ngành thời trang Việt Nam?

Thiết kế, nguyên liệu và tiêu thụ là 3 điểm mấu chốt cần tháo gỡ và phát triển để ngành thời trang của Việt Nam có thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới.
Xây dựng Sâm Lai Châu thành "thương hiệu" quốc giaXây dựng thương hiệu nông sản quốc gia cần bắt đầu từ đâu?

Những năm gần đây, sản phẩm và thương hiệu thời trang của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng biết đến và tin dùng. Ở phân khúc thời trang công sở, sản phẩm của May 10, Việt Tiến, An Phước đang trở nên quen thuộc.

Nhiều năm trung thành với các sản phẩm áo sơ mi của Tổng Công ty May 10 – CTCP, anh Đinh Thanh Tuấn – Nhân viên văn phòng tại Hoàng Mai, Hà Nội cho hay: Sản phẩm có dải giá thành khá rộng, từ trung bình cho đến cao cấp, chất lượng tương ứng, phù hợp với nhu cầu sử dụng và thu nhập.

Tương tự, chị Nguyễn Thúy Vinh – Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng lựa chọn sử dụng nhiều sản phẩm của các thương hiệu thời trang trong nước. Theo chị Vinh những sản phẩm này bên cạnh chất lượng tốt, mẫu mã ngày một đa dạng đáp ứng nhu cầu.

Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường nội địa được một số doanh nghiệp dệt may trong nước thực hiện có chiến lược và bài bản.

Cách nào xây dựng được thương hiệu mạnh cho ngành thời trang Việt Nam?
Cách nào xây dựng được thương hiệu mạnh cho ngành thời trang Việt Nam?

Đơn cử như Tổng Công ty May 10- CTCP (May 10), theo ông Hoàng Thế Nhu - Phó Tổng Giám đốc May 10, để sản phẩm đứng vững trên thị trường doanh nghiệp tập trung vào chất lượng, thẩm mỹ sản phẩm bằng cách đầu tư nhiều vào đội ngũ thiết kế. Hiện May 10 có mạng lưới đội ngũ hơn 10 nhà thiết kế sáng tạo được đào tạo rất bài bản, sau đó đầu tư kiểm soát nguyên liệu đầu vào để phù hợp với thị trường Việt Nam.

Nếu thời trang của châu Âu, Mỹ, chúng tôi chọn nguyên liệu rất dễ, chỉ cần vải cotton mặc dễ chịu, thoải mái là khách hàng thích. Tuy nhiên, với thị trường Việt Nam cũng vải cotton nhưng phải cố gắng sản xuất không nhàu nát, tức là khâu đầu vào phải quan tâm hơn”, ông Hoàng Thế Nhu cho hay.

Cùng với đó, May 10 triển khai các giải pháp nâng cao dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, tăng trải nghiệm của khách hàng qua công nghệ số. Khi tìm các sản phẩm, khách hàng có thể trải nghiệm thông qua ứng dụng 3D trước khi chọn kiểu cách, màu sắc… trước khi cùng ra quyết định. Trong quá trình sử dụng sản phẩm, khách hàng có thể phản hồi các thông tin cập nhật nhanh và đó là giải pháp May 10 tạo niềm tin, uy tín của doanh nghiệp.

Hay Tổng Công ty Đức Giang- CTCP cũng liên tiếp đưa ra các thương hiệu thời trang mới như S.PEARL, HERADG, Paul Downer, DGC, Forever Young cho cả nam, nữ và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

Theo ông Hoàng Vệ Dũng – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Đức Giang, hàng năm với mức doanh thu khoảng 600-700 tỉ đồng, thị trường nội địa đang giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.

Phát triển ngành thời trang, xây dựng thương hiệu thời trang Việt có tiếng trên thế giới là “mơ ước” của nhiều thế hệ lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Việt Nam cho hay: Việt Nam đã có một số thương hiệu thời trang nhưng còn manh mún và chủ yếu phổ biến ở thị trường trong nước. Vì vậy, thách thức của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới là làm chủ cuộc chơi, đa dạng hóa thị trường. Hơn nữa, thiết kế là một xu hướng mà ngành dệt may Việt Nam bắt buộc phải đi khi lợi thế nhân công giá rẻ dần không còn.

Đồng tình với quan điểm trên, từ kinh nghiệm thực tế, ông Hoàng Vệ Dũng cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất trong phát triển thị trường nội địa là khâu thiết kế, nguyên liệu và tiêu thụ. Ba khâu này đều khó như nhau, đều cần tập trung vốn đầu tư để giải quyết.

Để xây dựng được thương hiệu thời trang Việt mạnh theo lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần xây dựng 2 trung tâm thời trang là TP.Hà Nội và TP.HCM, từ đó đưa ra giải pháp chiến lược cho một số thương hiệu, nhãn hiệu Việt Nam ra thế giới. Định hướng này đã được đưa ra trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2035, đề nghị Bộ Công Thương sớm có hướng dẫn để ngành triển khai thực hiện.

Cùng đó, hệ thống đào tạo, trường đào tạo cho công nghiệp thời trang chưa mang tầm chiến lược toàn ngành. “Chúng ta muốn làm gì thì cũng phải có nguồn lực nên Hiệp hội định hướng đào tạo nguồn nhân lực gắn với công nghiệp thời trang”, ông Vũ Đức Giang nói. Đồng thời cho biết, Việt Nam là nước có công nghiệp thời trang phát triển nhưng chưa đạt quy mô, tổ chức chuyên nghiệp, bên cạnh đó cũng cần tạo sân chơi trình diễn cho các nhà thiết kế.

Tin khác

Phiên bản di động