Thứ tư 14/05/2025 12:25

Các tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai chỉ đạo các tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.

Ngày 6/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống Thiên tai ban hành văn bản số 410/VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 6 - 7/11/2023, khu vực vịnh Bắc Bộ có gió cấp 5 - 6, giật cấp 7; khu vực Bắc biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió cấp 6, giật cấp 8.

Các tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

Trong khi đó tại khu vực Giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) dự báo sẽ có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6 - 7.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 6/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi có nơi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 20 - 23 độ C, khu vực vùng núi có nơi 17 - 19 độ C.

Do đó, để chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa có văn bản đến các địa phương và sở, ban ngành liên quan triển khai các giải pháp ứng phó theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

Cụ thể, các địa phương, đơn vị liên quan cần theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của gió mạnh trên biển. Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Đài Khí tượng Thủy văn các tỉnh trên cả nước theo dõi chặt chẽ diễn biến gió mạnh trên biển, thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền vùng ven biển, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân trong cộng đồng biết để chủ động ứng phó, phòng tránh. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình gió mạnh trên biển, tình hình sạt lở bờ biển, tham mưu kịp thời công tác chỉ đạo ứng phó, phòng tránh, đảm bảo an toàn.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: không khí lạnh

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết biển hôm nay 14/5/2025: Mưa rào và dông vài nơi

Hàng cận date: Đừng ham rẻ để rồi hại sức khỏe

PC Lai Châu trao 300 triệu đồng hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm

Học viện Hải quân học Bác qua Chỉ thị 05

Giáo viên mầm non vùng khó được tăng phụ cấp 80%?

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Công đoàn Công Thương lan tỏa giá trị nhân văn vì người lao động

Hà Nội: Cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội - JICA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong bối cảnh mới

Để kỳ nghỉ hè thành hành trình trưởng thành của trẻ

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu