Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông: Cộng đồng kinh tế liên kết

Sáng 2/8, Hội nghị Bộ trưởng về Hợp tác lao động lần thứ 2 giữa 5 nước Tiểu vùng sông Mê Kông (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam - gọi tắt là CLMTV) chính thức khai mạc. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự phiên khai mạc cùng với Bộ trưởng, đại biểu cấp cao của CLMTV…
Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông: Cộng đồng kinh tế liên kết
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) Việt Nam - Đào Ngọc Dung - cho biết, với quy mô dân số vào khoảng 230 triệu người, CLMTV không chỉ là thành viên của Cộng đồng ASEAN mà còn được kết nối bởi dòng sông Mê Kông nên có sự gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Việc giao thương kinh tế và hòa nhập xã hội giữa các nước ngày càng được mở rộng khi Cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành vào ngày 31/12/2015 và lao động di cư giữa các nước đang trở nên là một hiện tượng kinh tế - xã hội tự nhiên.

“Tôi xin đánh giá cao sáng kiến của Thái Lan trong việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng về Hợp tác lao động giữa 5 nước lần thứ 1 vào năm 2015. Tại hội nghị này, với đặc điểm 5 nước có chung đường biên giới, chúng ta đều nhất trí rằng việc di cư lao động nói chung và di cư lao động qua biên giới nói riêng là một xu hướng tất yếu. Lao động di cư là động lực quan trọng cho phát triển của cả nước phái cử và tiếp nhận. Tuy vậy, vấn đề cần quan tâm đó chính là tác động kinh tế - xã hội của di cư không chính thức. Đây chính là lý do chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ người lao động di cư, đảm bảo di cư lao động an toàn và phát triển việc làm bền vững cho tất cả người lao động di cư”, ông Dung chia sẻ.

Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông: Cộng đồng kinh tế liên kết
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, với chủ đề “Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư”, CLMTV trao đổi về các chính sách, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý lao động di cư; trao đổi về vấn đề việc làm bền vững và an sinh xã hội đối với người lao động di cư; đánh giá các kết quả đạt được trong việc triển khai các hoạt động hợp tác lao động giữa 5 nước, đặc biệt trong lĩnh vực lao động di cư qua biên giới và các dự án về dạy nghề, phòng chống mua bán người; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn người lao động di cư qua biên giới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, CLMTV thông qua Tuyên bố chung sẽ tạo cơ hội cho 5 nước chúng ta thúc đẩy di cư lao động an toàn thông qua tăng cường các hệ thống quản lý di cư, trao đổi thông tin giữa các nước, đồng thời tạo cơ sở tăng cường hơn nữa sự hợp tác về quản lý lao động với các hoạt động triển khai cụ thể, phù hợp với pháp luật, chính sách của từng quốc gia.

“Tôi tin tưởng rằng những sáng kiến, kinh nghiệm và những bài học về chính sách và thực tiễn giữa 5 nước nhằm hướng tới việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường kỹ năng cho người lao động, điều chỉnh các chính sách an sinh xã hội cũng như việc thông qua Tuyên bố trên sẽ góp phần quan trọng vào việc tiếp tục cụ thể hoá, hiện thực hóa những cam kết về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư trong khu vực”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, với quy mô dân số lớn, tăng cưởng kinh tế trung bình các nước đạt cao, kết nối với Trung Quốc, Ấn Độ, các nước CLMTV có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế, xã hội và việc di cư lao động. Việc di cư lao động độc lập có những lợi thế về tăng cường các mối quan hệ, việc làm, tạo điều kiện cho đời sống, kinh tế phát triển thì cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nếu không quản lý tốt.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận: Với CLMTV gần biên giới chung về đường bộ, cơ chế chính sách tương đồng, các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nước tương đối tốt. Tuy nhiên, để đạt được sự kết nối tốt hơn nữa, cần lưu ý các vấn đề sau: Tăng cường hợp tác hơn nữa trong giáo dục đào tạo, kinh tế, giao lưu thương mại, khoa học công nghệ, đầu tư và là một phần không thể tách rời của khối ASEAN. Làm tốt hơn nữa trong việc chia sẻ thông tin lao động việc làm, chính sách, khuôn khổ của không chỉ trong nước mà cả CLMTV. Tăng cường thực chất hơn các kênh trực tiếp, giải pháp kịp thời, vướng mắc ảnh hưởng đến việc hợp tác giữa các nước CLMTV. Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh cho người lao động, tiến tới có những cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho người lao động di cư được xem như người lao động của nước sở tại. Ngày càng trao đổi, hợp tác, có tiếng nói chung trong diễn đàn khu vực và thế giới...

Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông: Cộng đồng kinh tế liên kết
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các Bộ trưởng, quan chức cấp cao CLMTV chụp ảnh lưu niệm

“Hội nghị này đưa ra những giải pháp cho việc quản lý lao động di cư. Thành công của hội nghị nhằm thúc đẩy giao thương thành một cộng đồng kinh tế liên kết, chặt chẽ trong khối ASEAN để nắm bắt cơ hội, hợp tác, vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và trên thế giới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

TIN LIÊN QUAN
Các quan chức cấp cao Tiểu vùng sông Mê Kông bàn về hợp tác lao động
Xuân Hoài
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026).
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư

Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024.
Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Angola trở nên hiệu quả, thực chất hơn

Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Angola trở nên hiệu quả, thực chất hơn

Ngày 28/3 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô Luanda, Angola, đã diễn ra Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Angola.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024.
Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Trong năm 2024, công việc tại các dự án trọng điểm giao thông vận tải là rất lớn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết liệt hơn nữa...

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.
Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy nhanh việc triển khai các dự án trọng điểm ngành GTVT.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng thống Nga Putin sẽ sớm thăm chính thức Việt Nam. Hiện hai bên đang thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn giới thiệu, lựa chọn, bầu cử cán bộ phải lựa chọn người dám nghĩ, dám làm.
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động