Các nhà máy điện không phải trả kinh phí đấu nối vào lưới truyền tải điện

Liên quan đến thủ tục đấu nối từ nhà máy điện lên hệ thống truyền tải điện quốc gia có phải trả kinh phí hay không? phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) để rõ hơn về vấn đề này.

Xin ông cho biết hiện thủ tục đấu nối từ nhà máy điện lên hệ thống truyền tải điện được thực hiện theo những quy định nào?

Các nhà máy điện không phải trả kinh phí đấu nối vào lưới truyền tải do EVN đầu tư
Ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng giám đốc EVNNPT

Hiện nay, công tác thỏa thuận đấu nối của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) với các khách hàng có nhu cầu đấu nối (trong đó có các chủ đầu tư nhà máy điện) thực hiện theo quy định hệ thống điện truyền tải ban hành tại Thông tư 25/2016/TT-BCT (Thông tư 25) ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công Thương và các quy định nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Để thuận tiện cho các nhà đầu tư nguồn điện, ông có thể nói rõ hơn các bước thực hiện thỏa thuận đấu nối, các nhà đầu tư cần chuẩn bị những gì và thời gian ước tính đề hoàn tất thủ tục này?

Theo Điều 43 - Trình tự thỏa thuận đấu nối, Thông tư 25, khi có nhu cầu đấu nối mới hoặc thay đổi điểm đấu nối hiện tại, khách hàng có nhu cầu đấu nối phải gửi hồ sơ đề nghị đấu nối cho EVNNPT bao gồm:

Văn bản đề nghị đấu nối, kèm theo các nội dung theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1A, 1B, 1C ban hành kèm theo Thông tư 25; các tài liệu kỹ thuật về các trang thiết bị dự định đấu nối hoặc các thay đổi dự kiến tại điểm đấu nối hiện tại; thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế - kỹ thuật của dự án đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện tại.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ, EVNNPT có trách nhiệm: Xem xét các yêu cầu liên quan đến thiết bị điện dự kiến tại điểm đấu nối; Chủ trì thực hiện đánh giá ảnh hưởng của việc đấu nối trang thiết bị, lưới điện, nhà máy điện của khách hàng có nhu cầu đấu nối đối với lưới điện truyền tải; dự thảo Thỏa thuận đấu nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BCT, gửi cho khách hàng có nhu cầu đấu nối và cấp điều độ có quyền điều khiển;

Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ của khách hàng, gửi văn bản đề nghị cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị liên quan có ý kiến chính thức về ảnh hưởng của đấu nối đối với hệ thống điện truyền tải; các nội dung liên quan đến yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị điện tại điểm đấu nối, yêu cầu phục vụ vận hành, điều độ đối với các tổ máy phát điện, yêu cầu về trang bị hệ thống sa thải phụ tải theo tần số đối với khách hàng sử dụng điện; dự thảo Thỏa thuận đấu nối. Trong thời hạn 20 ngày làm, các đơn vị này có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đối với các nội dung nêu trên.

Sau đó, không quá 20 ngày làm việc, EVNNPT có trách nhiệm hoàn thiện và ký dự thảo Thỏa thuận đấu nối với khách hàng. Thời hạn xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối, chuẩn bị dự thảo Thỏa thuận đấu nối và gửi lấy ý kiến các đơn vị không quá 35 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Một trong những vấn đề chủ đầu tư nguồn điện quan tâm đó là khi thực hiện đấu nối, nhà đầu tư có phải thanh toán kinh phí đấu nối hay không, thưa ông?

Theo thông tư 25, khách hàng có nhu cầu đấu nối (trong đó có các chủ đầu tư nhà máy điện) không phải trả kinh phí đấu nối. EVNNPT có trách nhiệm đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải để kết nối với lưới điện của khách hàng theo đúng ranh giới đầu tư xây dựng quy định tại Thỏa thuận đấu nối. Khách hàng có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện trong phạm vi quản lý và có trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống điện hoặc nhà máy điện tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và các quy định khác có liên quan.

Từ năm 2014 đến nay EVNNPT đã thỏa thuận đấu nối với 166 chủ đầu tư các nhà máy điện trong đó bao gồm 47 nhà máy nhiệt điện, thủy điện nhỏ, sinh khối, 53 nhà máy điện mặt trời và 66 nhà máy điện gió.

Không phải trả kinh phí đấu nối vào lưới truyền tải điện
Các chủ đầu tư nhà máy điện không phải trả kinh phí đấu nối vào lưới truyền tải điện

Để tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư các dự án nguồn điện, EVNNPT đã chỉ đạo gì đối với các đơn vị trực thuộc; Và các chủ đầu tư nguồn điện cần phối hợp với EVNNPT như thế nào để việc phối hợp được hiệu quả nhất, thưa ông?

Để tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu đấu nối (trong đó có các chủ đầu tư nhà máy điện) sớm hoàn thiện thủ tục Thỏa thuận đấu nối và triển khai đấu nối, EVNNPT đã chỉ đạo các công ty truyền tải, các ban quản lý dự án trực thuộc EVNNPT (trong trường hợp EVNNPT có trách nhiệm đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải để kết nối với lưới điện của khách hàng) phối hợp chặt chẽ với khách hàng để thỏa thuận thiết kế kỹ thuật điểm đấu nối, thống nhất giải pháp cắt điện để thi công, phối hợp bảo vệ đường dây, thông tin liên lạc, phối hợp vận hành nhằm kịp thời xử lý sự cố, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải.

EVNNPT nhận thức rằng, việc đóng điện điểm đấu nối theo đúng thỏa thuận không những đảm bảo lợi ích của khách hàng, mà còn tăng cường nguồn điện cho hệ thống điện (đối với khách hàng phát điện), đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải (đối với khách hàng sử dụng điện), nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.

Để sớm hoàn thiện thủ tục thỏa thuận đấu nối và triển khai đấu nối, khách hàng cần phối hợp chặt chẽ với các Ban chức năng và các đơn vị trực thuộc EVNNPT, thường xuyên thông báo tiến độ thực hiện xây dựng nhà máy, lưới điện, thời gian thử nghiệm, chạy thử vận hành nhà máy, lưới điện. Phối hợp, thống nhất giải pháp cắt điện thi công đóng điện điểm đấu nối; thực hiện đúng trách nhiệm về đầu tư xây dựng lưới điện theo ranh giới đầu tư. Phối hợp với EVNNPT tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng của cả hai bên, đặc biệt là các vướng mắc khách quan có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ đóng điện điểm đấu nối; tuân thủ các yêu cầu về đấu nối nhà máy điện vào lưới điện truyền tải và vận hành hệ thống điện truyền tải được quy định trong Thông tư số 25/2016/TT-BCT.

Xin cảm ơn ông!

Vũ Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà máy điện

Tin mới nhất

Cần tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống trạm sạc xe điện

Cần tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống trạm sạc xe điện

Cần thiết có giải pháp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo để phục vụ cho việc sạc xe điện.
Tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng cho ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng cho ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Với mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, chuỗi cung ứng ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng.
62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Tính đến hết ngày 29/9/2023, đã có 62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.
Ninh Thuận: Hướng tới trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của đất nước

Ninh Thuận: Hướng tới trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của đất nước

Điều kiện khí hậu khắc nghiệt ít mưa, nhiều nắng đã khiến Ninh Thuận có được tiềm năng vô tận về năng lượng tái tạo.
Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực dầu khí, Petrovietnam còn nỗ lực tham gia ngành năng lượng mới, tạo nền móng cho công nghiệp hỗ trợ điện gió.

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vừa có thêm 1 nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá (tạm) mua bán điện.
Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

Năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, nền tảng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai.
Thi công Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3

Thi công Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3

Lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3 vừa được diễn ra tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Chuyên gia đề xuất cơ chế ưu đãi cao nhất cho đầu tư năng lượng tái tạo

Chuyên gia đề xuất cơ chế ưu đãi cao nhất cho đầu tư năng lượng tái tạo

Chuyên gia cho rằng, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và có những cơ chế ưu đãi cao nhất.
Đến ngày 17/9/2023: 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Đến ngày 17/9/2023: 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Theo EVN, đã có 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.331,41MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.
Khu vực tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Khu vực tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm “Chuyển đổi năng lượng: Hợp tác doanh nghiệp Na Uy - Việt Nam” diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 13/9.
Xung quanh ý kiến về dự thảo Thông tư khung giá phát điện tái tạo

Xung quanh ý kiến về dự thảo Thông tư khung giá phát điện tái tạo

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Thông tư khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió, mới đây có một số ý kiến chưa hiểu rõ…
Gỡ khó các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Chuyển biến tích cực

Gỡ khó các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Chuyển biến tích cực

Với tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ", đến nay hầu hết các chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã đồng thuận với chính sách đưa ra.
Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Dấu ấn mở đường “bật sáng” tiềm năng

Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Dấu ấn mở đường “bật sáng” tiềm năng

Khai thác năng lượng gió ngoài khơi, sẽ là cơ hội để Việt Nam hướng đến tăng trưởng xanh, góp phần quản trị đại dương bền vững, giúp “bật sáng” tiềm năng.
Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra, cung cấp thông tin điện mặt trời mái nhà lắp đặt sau năm 2020

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra, cung cấp thông tin điện mặt trời mái nhà lắp đặt sau năm 2020

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố và EVN về kiểm tra, rà soát, xử lý, cung cấp thông tin việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà sau năm 2020.
Những điểm mới của dự thảo Thông tư giá điện gió và mặt trời

Những điểm mới của dự thảo Thông tư giá điện gió và mặt trời

Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió có gì mới?
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Thông tư giá điện gió và mặt trời cho các nhà máy mới

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Thông tư giá điện gió và mặt trời cho các nhà máy mới

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo mới nhất Thông tư Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió để lấy ý kiến.
Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi, thúc đẩy kinh tế biển

Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi, thúc đẩy kinh tế biển

Ngày 29/8, tại Bình Thuận đã diễn ra Hội thảo “Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi nhằm thúc đẩy kinh tế biển”.
Thông tư số 23/VBHN-BCT quy định mới về phát triển dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mẫu

Thông tư số 23/VBHN-BCT quy định mới về phát triển dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mẫu

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 23/VBHN-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Chuyên gia quốc tế nêu lý do Việt Nam cần phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Chuyên gia quốc tế nêu lý do Việt Nam cần phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Tại Việt Nam, phụ nữ chỉ chiếm 6% trong đội ngũ kỹ thuật về năng lượng tái tạo và 18% trong số thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp.
Năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng

Năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng

Ngành năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng, công suất phát điện tăng thêm của điện mặt trời trong nửa đầu năm gần bằng mức cả năm 2022.
TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo

TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của năng lượng tái tạo, khung pháp lý điều chỉnh các dự án này cũng cần thiết phải hoàn thiện đầy đủ và nhanh chóng hơn.
Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Thống kê đến ngày 18/8/2023, đã có 20 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
Phê duyệt giá tạm 58 dự án, 18 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành COD

Phê duyệt giá tạm 58 dự án, 18 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành COD

Đến ngày 11/8, có 18 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ có thêm khoảng 200 triệu kWh điện mặt trời mái nhà các trụ sở đơn vị công lập

TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ có thêm khoảng 200 triệu kWh điện mặt trời mái nhà các trụ sở đơn vị công lập

Dự kiến tháng 9/2023, TP. Hồ Chí Minh sẽ phê duyệt Đề án, triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động