Rằm tháng Giêng: Nhộn nhịp "đặt" mâm cỗ online giao tại nhà Quảng Ninh: Khai Hội xuân Yên Tử vào ngày 10 tháng Giêng |
1. Tết Nguyên Đán (01/01)
Tết Nguyên Đán - ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ ngày mồng một, được tính là ngày đầu tiên của năm Âm lịch (lịch mặt trăng). Đây là dịp các gia đình, họ hàng quây quần nghỉ ngơi bên nhau, cùng nhau làm Lễ cúng gia tiên, Thổ công, Thổ địa mong muốn một năm thuận lợi, may mắn. Mọi người sẽ ăn diện thật đẹp và đi chúc Tết họ hàng, thầy cô, bạn bè…, trao nhau những câu chúc bình an và may mắn hoặc đi thăm các danh lam thắng cảnh, vãn cảnh chùa, lễ Phật. Các thế hệ con cháu sẽ được nhận mừng tuổi từ ông bà, cha mẹ hoặc ngược lại.
Trước đó, từ trước tết khoảng 10 ngày, các gia đình tập trung mua sắm đồ lễ tết, chuẩn bị cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp và ngày đón giao thừa vào đêm 30 Tết.
Tết Nguyên Đán theo lịch sẽ kết thúc vào mùng 7 Âm lịch - thời điểm hạ nêu nhưng trên thực tế, sự kiện này chỉ kéo dài đến mùng 3 Âm lịch.
Hiện chỉ còn một số quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên… và một số cộng đồng Việt kiều, Hoa Kiều ở một số quốc gia trên thế giới duy trì hoạt động đón Tết Nguyên đán.
Ảnh minh hoạ |
2. Ngày Vía Thần Tài (10/01)
Ngày Vía Thần Tài là một ngày lễ trọng đại của nhiều gia đình Việt Nam, nhất là những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán. Ngày này được diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm tính theo Âm lịch.
Trong ngày Vía Thần Tài, những ai làm ăn buôn bán sẽ đi mua vàng để cầu may. Nhiều người tin rằng, hành động này sẽ mang đến may mắn, tài lộc trong năm và giúp họ buôn bán thuận lợi, làm việc gì cũng hanh thông. Còn theo dân gian, ngày này là ngày cúng tạ ơn ông Thần Tài đã mang đến tài lộc, may mắn trong một năm vừa qua và cầu mong sẽ có nhiều tài lộc trong năm mới.
Để đáp ứng nhu cầu mua vàng của người dân, nhiều công ty vàng bạc đã sản xuất, chế tác nhiều sản phẩm từ vàng như các loại nhẫn, vòng tay, hoa tai…cùng nhiều dịch vụ khuyến mại phong phú.
3. Tết Nguyên Tiêu (15/01)
Tết Nguyên Tiêu còn được biết đến là ngày Rằm Tháng Giêng, diễn ra vào mùng 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là một lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là ngày Tết Thượng Nguyên của Việt Nam.
Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên trong năm nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tại Việt Nam, thường có quan niệm “Cúng cả năm không bằng Rằm Tháng Giêng”. Theo dân gian, đây là ngày để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà của mình. Vào ngày này, mọi người sẽ thực hiện các nghi thức cúng mâm cơm, dâng lễ tại nhà hoặc ở chùa để thể hiện lòng thành kính, đồng thời mong muốn năm mới gặp nhiều thuận lợi, may mắn để thành công hơn.
Ngoài các hoạt động kể trên, mọi người cũng sẽ tổ chức treo đèn lồng, thả hoa đăng, múa lân, thắp đèn lông vào ban đêm để thể hiện lòng thành kính của mình với ông bà, tổ tiên và những người đã khuất.
Tết Nguyên Tiêu ở nhiều nơi tại Việt Nam đã được nâng lên thành lễ hội, gắn liền với các hoạt động thu hút khách du lịch. Đơn cử như tại tại khu chợ Lớn quận 5, TP. Hồ Chí Minh, từ chiều 14 tháng Giêng nhiều người dân và du khách đến đây để thăm viếng, mua sắm. Một số bà con người Hoa đến lễ chùa và xin vay mượn tiền của các vị thần thánh trong chùa như Ông Bổn, Quan Công để làm ăn buôn bán. Đặc biệt, đối với các chùa Việt hay Hoa ở Sài Gòn, trọng tâm của lễ hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ cho mọi người.
Tết Nguyên tiêu ở Hội An |
Còn ở Hội An (Quảng Nam), cứ sau ngày Khai hạ (mồng 7 tháng Giêng), người dân lại nô nức chuẩn bị Tết Nguyên tiêu. Lễ tết này ở Hội An mang những giá trị văn hóa tiêu biểu và có những nét đặc trưng riêng so với nhiều nơi ở Việt Nam và châu Á do được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa của Việt Nam và có sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các nước Trung Hoa, Nhật Bản trong suốt thời kỳ hoàng kim của thương cảng quốc tế Hội An.
Ngày 2/2/2023, Bộ VH-TT-DL đã công nhận Tết Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hay ở tại ngôi chùa cổ nhất miền Trung, chùa Hoằng Phúc (Quảng Bình), vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, hàng nghìn phật tử, khách thập phương đã về dự hội cầu nguyện Quốc thái dân an và đêm hoa đăng.