Các ngân hàng thương mại dần thu hẹp khoảng cách lợi nhuận

Bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều ngân hàng đã có một năm kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận trước thuế vượt 10.000 tỷ đồng, thậm chí có 2 ngân hàng còn vượt mốc 1 tỷ USD.

Nếu như vào thời điểm này 2 năm trước, lợi nhuận của ngân hàng đứng đầu toàn ngành xấp xỉ bằng tổng lợi nhuận của hai ngân hàng kế tiếp cộng lại thì nay, khoảng cách này đã được thu hẹp đáng kể. Và từ đó, thứ hạng lợi nhuận của các ngân hàng cũng đã có sự xáo trộn.

Cac ngan hang thuong mai dan thu hep khoang cach loi nhuan hinh anh 1

Giao dịch tại Techcombank. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Rút ngắn khoảng cách

Bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều ngân hàng đã có một năm kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận trước thuế vượt 10.000 tỷ đồng, thậm chí có 2 ngân hàng còn vượt mốc 1 tỷ USD.

Trong đó phải kể đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa trở thành ngân hàng thứ 2 đạt lợi nhuận tỷ USD sau Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với lợi nhuận trước thuế đạt gần 23.240 tỷ đồng (tức khoảng 1 tỷ USD), tăng 47% so với năm trước, Techcombank đã vượt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) để soán ngôi á quân lợi nhuận toàn ngành.

Nhớ lại kết quả kinh doanh năm 2019, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đứng đầu toàn ngành là Vietcombank khi ấy còn cách biệt hoàn toàn với 2 ngân hàng đứng sau là Techcombank và VietinBank. Với 23.122 tỷ đồng tại thời điểm đó, lợi nhuận của Vietcombank gần bằng tổng lợi nhuận Techcombank (12.838 tỷ đồng) và VietinBank (11.780 tỷ đồng) cộng lại.

Nhưng đến nay, khoảng cách này đã được thu hẹp. Quán quân lợi nhuận Vietcombank năm 2021 ghi nhận 27.375 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 18,7% so với năm trước. Như vậy, Techcombank chỉ còn cách "anh cả" Vietcombank hơn 4.000 tỷ đồng.

Theo Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner, kỷ lục lợi nhuận của ngân hàng đến từ nỗ lực thực thi mô hình kinh doanh tập trung vào chuyển đổi và đầu tư công nghệ số, góp phần thúc đẩy giá trị giao dịch ngân hàng điện tử.

Trong năm 2021, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 1,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 9,6 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân năm 2021 lần lượt đạt 652 triệu giao dịch và 9,1 triệu tỷ đồng, tăng lần lượt 70% và gần 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, Techcombank cũng vừa xác lập kỷ lục mới về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong toàn ngành với mức 50,5% tính đến hết ngày 31/12/2021. Số dư CASA đạt 158.900 tỷ đồng chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngoái.

Còn tại VietinBank, dù vẫn nằm trong top 3 với lợi nhuận "khủng" 17.589 tỷ đồng, vượt 4,7% kế hoạch mà mà đại hội đồng cổ đông giao nhưng xét về mức tăng trưởng thì ngân hàng này lại có phần "hụt hơi" so với trung bình toàn ngành khi chỉ tăng 2,7% so với năm trước.

Riêng trong quý 4/2021, lợi nhuận của VietinBank giảm mạnh hơn 45% xuống còn 3.678 tỷ đồng trước thuế. Sự sụt giảm này là do chi phí dự phòng rủi ro tăng cao gấp 6,2 lần cùng kỳ, ngốn đến hơn 54% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cũng có một năm kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận đạt hơn 16.527 tỷ đồng, tăng 2 bậc so với năm ngoái lên đứng ở vị trí thứ 4, vượt qua cả Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank).

Cac ngan hang thuong mai dan thu hep khoang cach loi nhuan hinh anh 2
Giao dịch tại MB. (Ảnh:CTV/Vietnam+)

MB cũng là ngân hàng có tỷ lệ CASA nằm trong top đầu trong hệ thống khi với 49%, quy mô CASA đạt gần 190.000 tỷ đồng.

Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về VPBank với 14.580 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và Agribank với 14.500 tỷ đồng.

Còn với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từng nằm trong top 5 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế năm 2019 cao nhất với 10.876 tỷ đồng, nhưng đến hết năm 2020, ngân hàng này đã rơi xuống vị trí thứ 8 do lợi nhuận sụt giảm còn 9.017 tỷ đồng. Đến nay, với lợi nhuận tăng gấp rưỡi so với năm 2020 và vượt 4,6% kế hoạch, đạt mức 13.601 tỷ đồng, BIDV nhích tăng lên vị trí thứ 7.

Ba ngân hàng còn lại nằm trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất năm qua là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) với 12.000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) 8.069 tỷ đồng và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) 8.011 tỷ đồng.

Cùng với mức lợi nhuận cao, năm 2021, các ngân hàng thương mại dành nhiều nghìn tỷ đồng hỗ trợ khách hàng và cộng đồng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Trong đó, BIDV giảm thu nhập hơn 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng; Vietcombank dành khoảng 7.100 tỷ đồng hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng; VietinBank cắt giảm hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ...; Agribank giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ khách hàng với tổng giá trị 7.000 tỷ đồng.

Tăng trưởng đột biến

Tuy chỉ đứng ở vị trí thứ 5 về lợi nhuận hợp nhất trước thuế, nhưng nếu chỉ tính riêng ngân hàng mẹ (không tính các công ty con) thì VPBank năm 2021 xác lập kỷ lục mới với lợi nhuận riêng lẻ gần 38.000 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2020. Đây là lần đầu tiên sau rất nhiều năm có một ngân hàng vượt xa Vietcombank (26.456 tỷ đồng) về lợi nhuận riêng lẻ trước thuế.

Trong 38.000 tỷ đồng trên có tới 24.000 tỷ đồng lợi nhuận đến từ hoạt động đầu tư và thoái vốn tại công ty con. Riêng ghi nhận từ thương vụ chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit), thương vụ mua bán sáp nhập lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính Việt Nam là 20.352 tỷ đồng.

Cac ngan hang thuong mai dan thu hep khoang cach loi nhuan hinh anh 3
Giao dịch tại VPBank. (Ảnh: Vietnam+)

Thương vụ chuyển nhượng này đã mang về cho VPBank một lượng vốn đáng kể, giúp ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu lên gần 86.500 tỷ đồng. Theo đại diện ngân hàng, lượng vốn lớn giúp VPBank củng cố năng lực tài chính, đảm bảo tốt các chỉ tiêu an toàn hoạt động và có một nền tảng vững chắc để mở rộng các cơ hội kinh doanh ở những phân khúc chiến lược trong năm 2022.

Kết thúc năm 2021, ngân hàng có mức tăng trưởng "khủng" nhất phải kể đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Kienlongbank) khi lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ đồng lợi nhuận. So với 158 tỷ đồng lợi nhuận của năm 2020 thì với hơn 1.010 tỷ đồng tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021, Kienlongbank đã tăng trưởng lợi nhuận tới 539%. Lợi nhuận này chủ yếu được đóng góp từ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu Kienlongbank đã giảm xuống dưới 2%, xử lý dứt điểm các khoản cho vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) theo Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của KienlongBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, góp phần mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng trong năm qua.

Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank) cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi năm trước, lần lượt đạt 5.168 tỷ đồng và 844 tỷ đồng.

Bên cạnh loạt lợi nhuận khủng với mức tăng trưởng tính bằng lần vẫn còn có ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận âm so với năm trước.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 với lợi nhuận hợp nhất trước thuế giảm gần 10% so với 2020, chỉ còn 1.205 tỷ đồng. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm là do chi phí dự phòng rủi ro tại Eximbank tăng cao gấp rưỡi năm trước, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng nhẹ 9,4%.

Còn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB), do trích lập các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc, cả năm ngân hàng báo lãi trước thuế chỉ vỏn vẹn hơn 2,3 tỷ đồng, giảm 38% so với năm trước.

Bàn về triển vọng năm 2022, các chuyên gia của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng tích cực nhưng sẽ có mức độ phân hóa rõ rệt với tiềm năng thuộc về nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục hạ được chi phí vốn. Các ngân hàng có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 20% bao gồm: BIDV, MB, Techcombank, ACB, MSB...

Về lợi nhuận của cổ phiếu các ngân hàng, VCBS cho rằng sẽ không còn ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh và đồng đều như giai đoạn nửa đầu năm 2021. Đồng thời, mức định giá của cổ phiếu các ngân hàng đã cao hơn trung bình quá khứ. Do đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng năm 2022 kỳ vọng có sự phân hóa mạnh theo tốc độ tăng trưởng và các câu chuyện riêng./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng Nhà nước công bố 14 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024

Ngân hàng Nhà nước công bố 14 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024

Ngân hàng Nhà nước vừa phê duyệt 14 ngân hàng nằm trong nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.
Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63%

Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63%

Số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến cuối tháng 1/2024, tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng nhẹ.
Techcombank năm thứ hai liên tiếp được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam

Techcombank năm thứ hai liên tiếp được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam

Techcombank năm thứ hai liên tiếp vinh dự được GPTW vinh danh “Nơi làm việc xuất sắc nhất” với kết quả khảo sát đạt tỉ lệ 94%, tăng 7% so với 2022.
SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của SeABank luôn có những người tận tâm gắn bó, nhiệt huyết đam mê, dành cả thanh xuân để cống hiến
Từ ngày 1/7, chính thức chi trả an sinh xã hội qua tài khoản

Từ ngày 1/7, chính thức chi trả an sinh xã hội qua tài khoản

Hiện việc chi trả an sinh xã hội qua tài khoản vẫn đang thí điểm tại một số địa phương, dự kiến sau ngày 1/7 sẽ chính thức triển khai nhân rộng trên toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

CUB Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân trên app

CUB Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân trên app

Ngân hàng CUB Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vừa ra mắt ứng dụng di động CUB Vietnam để cung cấp sản phẩm vay tiêu dùng đến thị trường Việt Nam.
BAOVIET Bank nhận giải thưởng về mảng ngoại hối năm 2023

BAOVIET Bank nhận giải thưởng về mảng ngoại hối năm 2023

BAOVIET Bank nhận danh hiệu “Best Newcomer” cho mảng thị trường ngoại hối năm 2023, do Sở Giao dịch Chứng khoán London trao tặng dưới hứng kiến của NHNN.
Ngân hàng Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp FDI

Ngân hàng Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp FDI

Các ngân hàng Việt đã đầu tư nguồn lực, công nghệ, chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp này.
BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

BIDV đề xuất giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển bền vững

Diễn đàn Tài trợ thương mại 2024, Ngân hàng BIDV đã đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Đề xuất quy định phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô

Đề xuất quy định phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tài chính vi mô.
Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính tiện ích trên môi trường số, MSB vừa ra mắt thêm nhiều tính năng mới trên ứng dụng MSB mBank.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng.
Cổ đông ngân hàng nhận “cơn mưa” tiền mặt

Cổ đông ngân hàng nhận “cơn mưa” tiền mặt

Cổ đông các ngân hàng: Techcombank, MB, ACB, VIB, VPBank… dự kiến sẽ nhận “cơn mưa” cổ tức bằng tiền mặt lên đến 20% lợi nhuân ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 25/3/2024: Gửi bao nhiêu tiền để được hưởng lãi suất cao nhất 10%/năm?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 25/3/2024: Gửi bao nhiêu tiền để được hưởng lãi suất cao nhất 10%/năm?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 25/3/2024, lãi suất tiết kiệm 25/3, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Cho phép tổ chức tín dụng mua “quay vòng” trái phiếu doanh nghiệp

Cho phép tổ chức tín dụng mua “quay vòng” trái phiếu doanh nghiệp

Theo dự thảo Thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bãi bỏ quy định cấm tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong vòng 1 năm sau khi bán.
Phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Từ 1/7 tới đây, chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay.
Tiền mặt đi đâu?

Tiền mặt đi đâu?

Tiền mặt đang dần “biến mất”. Biểu hiện rõ nhất là công nhân nhà máy in tiền thiếu việc.
F88 nằm trong top nơi làm việc xuất sắc năm 2024

F88 nằm trong top nơi làm việc xuất sắc năm 2024

Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 - chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 – được ghi nhận là nơi làm việc xuất sắc năm 2024.
Hàng trăm cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại VietinBank

Hàng trăm cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại VietinBank

Từ nay đến hết ngày 5/4/2024, VietinBank tuyển dụng tập trung hơn 500 chỉ tiêu trên toàn quốc đối với nhiều vị trí công việc.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/3/2024: Xuất hiện nhà băng ngược dòng tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/3/2024: Xuất hiện nhà băng ngược dòng tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/3/2024, lãi suất tiết kiệm 22/3, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
VAMC được phép bán nợ xấu thấp hơn nợ gốc của khoản vay

VAMC được phép bán nợ xấu thấp hơn nợ gốc của khoản vay

Theo dự thảo thông tư đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến, VAMC chỉ mua nợ theo giá thị trường và được phép bán nợ xấu thấp hơn dư nợ gốc của khoản vay.
Đề xuất nhiều quy định gỡ khó cho các công ty cho thuê tài chính

Đề xuất nhiều quy định gỡ khó cho các công ty cho thuê tài chính

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư quy định hoạt động cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng phi ngân hàng với nhiều điểm mới gỡ khó cho các tổ chức này.
BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

Ra mắt hệ thống BIDV Open API nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam và đưa dịch vụ của ngân hàng đến gần hơn nữa với khách hàng.
Kích cầu cho vay, các ngân hàng tung ưu đãi, lãi suất chỉ từ 3%

Kích cầu cho vay, các ngân hàng tung ưu đãi, lãi suất chỉ từ 3%

Để kích cầu cho vay, thời gian gần đây, cùng với việc công khai thông tin lãi vay bình quân, các ngân hàng đã tung ra nhiều gói vay ưu đãi thu hút khách hàng.
Moody

Moody's tiếp tục nâng triển vọng tín nhiệm cho ngân hàng Việt

Ngày 20/3, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã công bố xếp hạng tín nhiệm đối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) từ “tiêu cực” lên mức “ổn định”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động