Các địa phương được chủ động chỉ định đầu mối tiêu thụ nông sản

Nhiều nội dung liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, nhất là tại các địa phương có dịch Covid-19 thời gian qua đã được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải làm rõ tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021, tổ chức chiều ngày 2/3/2021, ngay sau phiên họp của Chính phủ.
Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ hàng hóa, nông sản vùng có dịch Covid-19

Bộ Công Thương đã chủ động đề ra các giải pháp tiêu thụ nông sản

Liên quan đến nội dung về các giải pháp tiêu thụ nông sản tại các địa phương có dịch, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ, trong thời gian vừa qua, Chính phủ rất quyết liệt trong việc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc bảo đảm mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Khi dịch diễn biến phức tạp có chiều hướng xấu tại một số địa phương, ngày 28/1/2021 Chính phủ có Chỉ thị 05 về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, trong đó Thủ tướng có giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư được quyết định các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội căn cứ với từng mức độ nguy cơ trên các địa bàn. Như vậy quyền của các địa phương ở đây là trực tiếp thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh là rất cao.

Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng các địa phương, bộ, ngành rất quyết liệt. Có thể nói rất đáng mừng là đến nay dịch bệnh bước đầu được khống chế kịp thời ở một mức mà chúng ta chấp nhận được, đồng thời có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

Các địa phương được chủ động chỉ định đầu mối tiêu thụ nông sản
Buổi họp báo đã làm rõ nhiều nội dung được báo chí quan tâm

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số địa phương do quá chú trọng đến công tác phòng chống dịch đã ban hành một số văn bản chưa linh hoạt, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Thậm chí chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng vừa phòng chống dịch nhưng vẫn phải bảo đảm sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đã gây ra một số khó khăn vướng mắc, ách tắc trong lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa về nông sản, hàng hóa đến vụ mùa thu hoạch, có sản lượng cao tại một số vùng có dịch.

Trước những khó khăn đó, Bộ Công Thương rất chủ động ban hành các chỉ đạo cũng như đưa ra các khuyến nghị, giải pháp tiêu thụ hàng hóa nông sản hỗ trợ cho người dân. Bộ Công Thương đã làm việc với các hệ thống phân phối lớn các doanh nghiệp lớn để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, an toàn thực phẩm trong đó có thể kể đến các hệ thống phân phối lớn như Central Retail (Big C, GO!), VinCommerce (Vinmart, Vinmart+), BRG Retail, MM Mega Market, Saigon Co.op (Co.opmart) và đã hỗ trợ tiêu thụ lượng sản phẩm lớn, nhất là nông sản.

Thông qua làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các Bộ, ngành liên quan, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ chi tiết về thực tiễn, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ hàng hóa, nông sản, loại bỏ tâm lý e dè của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của vùng có dịch.

Trên cơ sở đó ngày 21/2/2021, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, đề xuất nguyên nhân của việc này, ách tắc ở đâu và từng việc các bộ, ngành địa phương cần làm. Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản 1193 ngày 24/2 đồng ý với các đề xuất của Bộ Công Thương và giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ ngành và địa phương để tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa theo đúng chỉ đạo tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19. Tại Thông báo số 31 ngày 25/2/2021 của VPCP, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế để ban hành hướng dẫn thu mua nông sản hàng hóa tại vùng có dịch.

Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng, ngay trong ngày thứ bảy 27/2 và và chủ nhật 28/2, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng dự thảo văn bản và ngày 1/3/2021 (thứ hai), Bộ Công Thương đã có buổi làm việc trực tuyến với tỉnh Hải Dương, TP. Hải Phòng và các bộ liên quan và các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối để bàn rất kỹ về nội dung dự thảo văn bản này và đến tối cùng ngày (1/3), Bộ Công Thương đã ban hành văn bản này theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà theo Bộ Công Thương, đã nhận được sự đánh giá, đồng thuận rất cao của các địa phương, các doanh nghiệp

Trong văn bản này có nội dung: “Khi cần thiết, chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương (đặc biệt là các địa phương đang có dịch) để cấp các giấy tờ liên quan theo quy định về phòng chống dịch đối với sản phẩm hàng hóa, nông sản cho các tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ, đồng thời giải quyết nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân này thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn”.

Liên quan đến câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo, theo đó tại sao Bộ không quy định rõ trường hợp nào là cần thiết và chỉ định, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói, như đã biết các địa phương đều có các cơ quan chuyên môn liên quan đến vấn đề này. Ví dụ như liên quan đến dịch thì chắc chắc phải là ngành Y tế, rồi sản xuất là ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về phân phối lưu thông là ngành Công Thương. Đấy là tình hình bình thường.

Các địa phương được chủ động chỉ định đầu mối tiêu thụ nông sản
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, nếu từng địa phương thấy rằng không cần phải chỉ định bất cứ đầu mối nào, cứ hoạt động có hiệu quả thì từng địa phương hoàn toàn có quyền chủ động trong việc không cần phải thành lập một đầu mối. Nhưng nếu thấy rằng một doanh nghiệp, một tổ chức thậm chí là cá nhân đến thu mua sản phẩm trong vùng dịch mà họ phải gặp một lúc đến ba, bốn đầu mối như vậy thì địa phương có quyền chủ động chỉ định một đầu mối. Có thể chỉ định một sở, ngành nào đó, thậm chí là Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của tỉnh, tổ liên ngành để thực hiện công việc quan trọng nhất là tháo gỡ nhanh chóng nhất cho những người thu mua, hai là hỗ trợ họ khi gặp khó khăn và hỗ trợ người nông dân trong sản xuất đẻ có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình.

Chính các địa phương có quyền chủ động và được giao thẩm quyền có thể quyết định thành lập đầu mối hay không. Nếu xét thấy hoàn toàn không cần thiết thì đó cũng hoàn toàn là thẩm quyền của địa phương”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện nay, việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong vùng có dịch, bởi chúng ta đang đến mùa thu hoạch với sản lượng lớn trên cả nước trong khi cầu giảm đi vì các bếp ăn tập thể chưa hoạt động, sinh viên chưa đi học, công nhân nhiều nơi nghỉ... Giữa cung và cầu chắc chắn xảy ra việc dư thừa. Do đó, chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ các quy định của y tế phòng chống dịch trước hết.

Phân biệt rõ kinh doanh đa cấp và kinh doanh theo phương thức đa cấp

Về câu hỏi của phóng viên liên quan đến hoạt động của Nhóm Lion Group khi nhóm này huy động vốn để đầu tư trong lĩnh vực ngoại hối tại sàn FX Trading Markets, tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, phát biểu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đỗ Minh Tú và Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô tại buổi họp báo có nói đây là kinh doanh đa cấp, “nhưng xin nhắc lại, đây không phải là kinh doanh đa cấp mà đây là hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích, theo quy định của pháp luật hiện nay thì kinh doanh đa cấp, hàng hóa phải rất rõ ràng. Tức là đối với sàn Forex hay tiền ảo, không phải là mặt hàng có thể kinh doanh đa cấp mà chúng ta có thể nói đây là mặt hàng cấm trong kinh doanh đa cấp. Chúng ta khẳng định đây là hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đồng ý quan điểm như Chánh Văn phòng Bộ Công an nêu là các bộ, ngành cần phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể về những quy định rất rõ ràng của pháp luật đối với phương thức kinh doanh này. Về góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương cũng đã có những khuyến cáo không nên tham gia vào những hình thức kinh doanh này. Việc tham gia cũng là vi phạm pháp luật vì đây là hình thức bị cấm. Thứ hai là quyền lợi của người tham gia chắc chắn ảnh hưởng và không có phương thức nào để có thể đòi lại tiền đã tham gia.

Liên quan đến nguyên liệu thô có sự tăng giá rất cao, trước hết, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cần thấy rằng đây là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp, trực tiếp ở đây là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, kể cả công nghiệp chế biến.

Trên thế giới, nguyên liệu thô có chu kỳ trong một thời điểm nào đó sẽ tăng giá và trong thời điểm nào đó lại xuống giá. Đó là việc hết sức bình thường đối với tất cả các loại mặt hàng chứ không riêng với nguyên liệu thô. Về vấn đề này, Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin và cũng có cảnh báo đối với các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để họ có thể biết và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

“Chắc chắn là nếu giá thành nguyên liệu tăng thì giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng và như vậy phải tính toán liệu sản phẩm của mình có bán được và cạnh tranh và mang lại hiệu quả cho chính các doanh nghiệp không. Ngoài ra, cũng cần phải chủ động trong việc nhập khẩu các nguyên liệu để có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Quang Lộc

Tin mới nhất

Ban hành quy chế quản lý cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại

Ban hành quy chế quản lý cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại

Bộ Công Thương vừa có quyết định về việc ban hành Quy chế duy trì, vận hành và quản lý Cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại.
Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ

Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ

Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cam kết tiến độ thực hiện các dự án điện khí

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cam kết tiến độ thực hiện các dự án điện khí

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các địa phương báo cáo về tiến độ tổng thể các dự án điện khí đang triển khai và phải có cam kết tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Để giải quyết vướng mắc trong quá trình thi công đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để giải quyết.

Tin cùng chuyên mục

Bến Tre cần tập trung khai thác thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển mới

Bến Tre cần tập trung khai thác thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bến Tre tập trung khai thác tối đa thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, quan tâm bố trí nguồn lực cho đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Liên quan đến tiến độ đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 3 nguyên nhân ảnh hưởng dự án và đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Ngày 26/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban định kỳ về đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối.
Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ Quý I năm 2024

Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ Quý I năm 2024

Bộ Công Thương đang tập trung đẩy nhanh các nhiệm vụ thường xuyên cũng như các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao quý I năm 2024.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

Bộ Công Thương vừa ra thông báo về việc triển khai các giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á.
Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 17/QĐ-BCT ngày 3/1/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024

Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá sấy khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá sấy khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo 2 Thông tư quy định việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2023, 2024.
Năm 2023, nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá

Năm 2023, nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá

Năm 2023, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá là 119.000 tấn.
Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo

Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo

Ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, bảo đảm nguồn cung xăng dầu...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tập đoàn, tổng công ty về cung ứng năng lượng cho nền kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tập đoàn, tổng công ty về cung ứng năng lượng cho nền kinh tế

Chiều 22/8, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các tập đoàn, tổng công ty về tình cung cấp năng lượng cho nền kinh tế.
Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước

Chỉ thị mới của bộ Công Thương nhằm giúp công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

Các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản vừa được phê duyệt thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Bộ Công Thương với phát triển kinh tế đất nước.
Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có tiềm năng, lợi thế quan trọng đối với phát triển công nghiệp

Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có tiềm năng, lợi thế quan trọng đối với phát triển công nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên góp ý, định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ.
Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương

Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương

Ngày 21/7/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1893/TB-BCT về Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Công Thương họp chỉ đạo cung cấp điện mùa nắng nóng 2023

Bộ trưởng Bộ Công Thương họp chỉ đạo cung cấp điện mùa nắng nóng 2023

Nhằm đảm bảo việc cung cấp điện mùa nắng nóng 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan.
Long An cần tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Long An cần tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Long An cần có chính sách khuyến khích, tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu theo hướng bền vững.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Nhằm đảm bảo đủ than cho sản xuất điện, đạm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp với các doanh nghiệp để kiểm điểm việc triển khai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động