Các công ty năng lượng mặt trời phản đối kết luận của Hoa Kỳ về điều tra chống lẩn tránh thuế

Các công ty năng lượng mặt trời phản đối kết luận của Hoa Kỳ vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá tế bào, tấm pin quang điện.
Hoa Kỳ huỷ bỏ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với tủ gỗ từ Việt Nam Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá mật ong từ Việt Nam Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Cuối năm 2023, Auxin Solar - một nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ và Concept Clean Energy (CCE) - một công ty thiết kế cấu trúc năng lượng mặt trời, đã nộp đơn kiện lên Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT) để kháng nghị lại kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp (AD/CVD) đối với tế bào và tấm pin quang điện làm từ silicon tinh thể (CSPV).

Đồng thời, Công ty TNHH Công nghệ và Khoa học Trina Solar Việt Nam (Trina) cũng phản đối kết luận của DOC trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp này. Trina cho rằng, DOC đã không xem xét đúng mức sự hình thành mối nối dương/âm (p/n) khi kết luận cho rằng, việc lắp ráp và hoàn thành các tế bào và tấm CSPV tại Việt Nam là nhỏ hoặc không đáng kể.

Ngoài ra, Trina cũng nhấn mạnh trong đơn yêu cầu đưa ra phán quyết tại CIT rằng, DOC không thể gia hạn kết luận của mình dựa trên những dữ liệu sẵn có bất lợi của một bị đơn bắt buộc lên phạm vi toàn quốc, gây ảnh hưởng đến các công ty có hợp tác điều tra như Trina, trong khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ không đưa ra được bất kỳ kết luận cụ thể nào đối với công ty.

Các công ty năng lượng mặt trời phản đối kết luận của Hoa Kỳ về điều tra chống lẩn tránh thuế

Nguồn gốc vụ việc

Được biết, Lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đã được áp dụng đối với tế bào và tấm CPSV có xuất xứ từ Trung Quốc từ năm 2012. Trong khoảng 10 năm sau khi các thuế này được áp dụng, các công ty đã điều chỉnh hoạt động sản xuất của mình, chuyển một phần lớn quy trình sản xuất sang Đông Nam Á.

Vào tháng 2/2022, Công ty Auxin Solar có trụ sở tại California đã nộp đơn khiếu nại cáo buộc các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Trung Quốc đang lẩn tránh lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tế bào và tấm CSPV bằng cách sản xuất một phần các tấm pin mặt trời tại các nhà máy ở Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Vào thời điểm các cuộc điều tra lẩn tránh thuế được khởi xướng, nguồn cung từ các quốc gia này vào Hoa Kỳ chiếm khoảng 80% khiến thị trường bị chững lại do những bất ổn.

Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden đã ban hành Sắc lệnh 10414 vào ngày 6/6/2022, tuyên bố tình trạng khẩn cấp theo Điều 19 USC 1318(a) đối với công suất phát điện của Hoa Kỳ và tuyên bố rằng cần có hành động nhanh chóng để đảm bảo cung cấp đủ số lượng tế bào và tấm pin năng lượng mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu phát điện của Hoa Kỳ. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành phán quyết chính thức để thực thi Sắc lệnh, trong đó bao gồm việc miễn trừ cho các lô tế bào và tấm CSPV từ các quốc gia bị điều tra đã được nhập khẩu hoặc đưa ra khỏi kho trước ngày 6/6/2024 để tiêu thụ tại Hoa Kỳ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra lẩn tránh vào ngày 18/8/2023. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho rằng, đã có hành vi lẩn tránh thuế trên quy mô toàn quốc tại cả 4 quốc gia bị điều tra (bao gồm Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam). Kết luận này tiếp tục duy trì quy trình xác nhận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong đó phạm vi rộng nhất trong các xác nhận đó là xác nhận “Nhập khẩu có thể áp dụng miễn trừ”, về cơ bản cho phép nhập khẩu tế bào và pin năng lượng mặt trời mà không bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cho đến ngày 6/6/2024 theo lệnh tạm hoãn được thiết lập theo Sắc lệnh số 10414 của Tổng thống. Tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu, bao gồm cả cả những nhà sản xuất và xuất khẩu DOC đã kết luận dựa trên thông tin bất lợi sẵn có, đều hưởng lợi từ xác nhận “Nhập khẩu có thể áp dụng miễn trừ”.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đưa ra yêu cầu rằng, các sản phẩm tế bào và tấm pin năng lượng mặt trời được hưởng lợi từ việc miễn trừ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp phải được đưa vào sử dụng (được định nghĩa là “sử dụng” hoặc “lắp đặt”) tại Hoa Kỳ trong vòng 180 ngày kể từ thời điểm kết thúc thời hạn miễn trừ, theo đó các mặt hàng này phải được đưa vào sử dụng tại Hoa Kỳ vào hoặc trước ngày 3/12/2024.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) hiện đang tiến hành xác định việc tuân thủ các xác nhận “Nhập khẩu có thể áp dụng miễn trừ” thông qua việc gửi bảng câu hỏi với yêu cầu cụ thể về thông tin và tài liệu chứng minh việc đưa vào sử dụng trước ngày quy định. Các động thái khác ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu bao gồm việc khởi xướng các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tế bào và tấm pin quang điện mặt trời CSPV từ các nước Đông Nam Á.

Khiếu nại của các công ty năng lượng mặt trời

Vào cuối năm 2023, Công ty Auxin Solar và CCE đã đệ đơn khiếu nại đối với DOC và CBP lên Tòa án Thương mại quốc tế (CIT), cáo buộc chính phủ đã không thu tất cả các khoản phí và nợ dựa trên các kết luận khẳng định về lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tế bào và tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Đông Nam Á. Các công ty này khẳng định họ có cơ sở do mỗi bên đều đang chịu ảnh hưởng bất lợi bởi các hành động của cơ quan chính phủ.

Đối với công ty Auxin Solar, công ty cho rằng, họ không thể sản xuất các tấm pin cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Đối với Công ty CEE, công ty cho rằng họ không thể sản xuất các cấu trúc năng lượng mặt trời đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước nếu các nhà nhập khẩu nội địa bị cản trở. Một số nhà nhập khẩu tế bào và tấm CSPV từ bên ngoài Hoa Kỳ đã tham gia vụ kiện với tư cách là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, với lo ngại rằng họ có thể phải chịu trách nhiệm về các khoản thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đã bị đình chỉ theo lệnh tạm hoãn.

Khiếu nại của Công ty Auxin không tập trung vào việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, mà về việc Bộ Thương mại đã không chỉ đạo CBP tạm dừng quyết toán thuế nhập khẩu và yêu cầu nộp tiền đặt cọc đối với hàng nhập khẩu trong thời gian tạm ngừng theo Sắc lệnh số 10414 của Tổng thống.

Các bên khẳng định rằng, giai đoạn này được Auxin Solar và CCE gọi là “Quy định chính thức về miễn thuế đối với pin năng lượng mặt trời” của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đã dẫn đến “một thị trường tế bào và pin CSPV thiếu kiểm soát, thể hiện rõ bởi sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục của làn sóng nhập khẩu giá rẻ từ Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, vốn được sản xuất từ các thành phần có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đơn khiếu nại lập luận rằng, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có nghĩa vụ pháp lý chỉ đạo CBP về việc tạm ngừng quyết toán thuế nhập khẩu và yêu cầu nộp tiền đặt cọc cho các khoản thuế ước tính đối với từng lô hàng nhập khẩu sau khi có kết luận khẳng định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. Thay vào đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành các quy định mới để tuân thủ thời gian tạm hoãn áp dụng theo Sắc lệnh 10414 của Tổng thống mặc dù điều này không phải là yêu cầu về mặt thực tiễn hay pháp lý. Công ty Auxin và CCE cáo buộc rằng, với việc thực hiện các hành động này, DOC và CBP đã tước đi quyền được bảo vệ của họ trước các mặt hàng nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá.

Công ty Auxin Solar khiếu nại ba nội dung trong kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với vụ việc điều tra lẩn tránh thuế mà nếu thành công có thể mở rộng đáng kể phạm vi hàng hóa bị ảnh hưởng.

Thứ nhất, Công ty Auxin Solar cho rằng, định nghĩa của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về “hàng hóa bị điều tra” là không hợp lý, không có cơ sở và không phù hợp với các quy định hiện hành. Mối quan ngại này xuất phát từ tiêu chí “tấm wafer cộng ba” của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong việc xác định tấm pin năng lượng mặt trời nào được coi là “hàng hóa bị điều tra”.

Thứ hai, Công ty Auxin Solar khiếu nại hệ thống xác nhận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho phép loại trừ một số hàng hóa do sản xuất bằng “nguyên liệu không lẩn tránh thuế”. Những xác nhận này áp dụng cho các sản phẩm đáp ứng tiêu chí “tấm wafer cộng ba” cũng như tế bào và tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ không phải từ Trung Quốc.

Thứ ba, Công ty Auxin Solar lập luận rằng phân tích của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về các yếu tố pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất không đáng kể là không có cơ sở và mâu thuẫn với các thực tiễn trước đây của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Nếu thành công với các lập luận của mình, Auxin Solar có thể làm thay đổi định nghĩa về hàng hóa điều tra, phá vỡ chế độ xác nhận và thách thức việc áp dụng đối với một số đối tượng cụ thể.

Kiến nghị bác bỏ của bị đơn

Vào tháng 1/2024, Chính phủ Hoa Kỳ đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ vụ kiện do thiếu thẩm quyền xét xử, lập luận rằng, việc Công ty Auxin Solar và CCE dựa vào Điều 1581(i) tại Chương 28 Bộ luật Hoa Kỳ về thẩm quyền Tòa án Thương mại quốc tế (CIT) là không đúng, thay vào đó phải dựa theo Điều 1581(c), cho phép khiếu nại đối với các kết luận cuối cùng của DOC trong vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Tòa án Thương mại Quốc tế đã từ chối yêu cầu bác bỏ vụ kiện của Chính phủ với lý do kháng cáo của Auxin Solar hoàn toàn nằm trong phạm vi thẩm quyền còn lại của Tòa án, do Auxin Solar không khiếu nại kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong vụ việc điều tra lẩn tránh thuế, thay vào đó là khiếu nại Quy định đình chỉ thuế của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong việc thực hiện lệnh tạm hoãn của Tổng thống, và rộng hơn là liên quan đến việc “quản lý và thực thi” các quyết định lẩn tránh thuế của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Tòa án đã so sánh khiếu nại của Auxin Solar với một số vụ việc khác khi hướng dẫn của Bộ Thương mại Hoa Kỳ không thống nhất với kết luận cuối cùng của vụ việc. Trong những vụ việc đó, CIT đã ra lệnh quyết toán lại thuế các lô hàng nhập khẩu khi các hướng dẫn của DOC đối với CBP được xác định là không phù hợp. Nếu điều tương tự xảy ra trong vụ việc lần này, việc quyết toán lại thuế có thể dẫn đến việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tất cả các lô hàng đã được nhập khẩu trong thời gian tạm hoãn, bất kể việc đã nộp xác nhận “Nhập khẩu có thể áp dụng miễn trừ” và việc đã được đưa vào sử dụng trước ngày quy định.

Khả năng quyết toán lại thuế nhập khẩu được coi là một biện pháp khắc phục được nhấn mạnh thêm trong thỏa thuận chung của các bên rằng CIT có quyền yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ quyết toán lại thuế nhập khẩu các lô hàng mà việc quyết toán chưa bị đình chỉ và tiền đặt cọc chưa được thu theo lệnh tạm hoãn. Mặc dù không có hiệu lực ngay, nhưng điều này cho thấy thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp có thể được áp dụng đối với các lô hàng thuộc lệnh tạm hoãn nếu Auxin Solar thắng kiện.

Bản kiến nghị phán quyết dựa trên hồ sơ hành chính

Trước đó, ngày 22/7, Auxin Solar và CCE đã đệ đơn kiến nghị phán quyết dựa trên hồ sơ hành chính, lập luận rằng việc thực thi lệnh tạm hoãn đã vi phạm Điều1318(a) Bộ luật Liên bang (Mục 318(a)), mục này không cho phép nhập khẩu miễn thuế sản phẩm tế bào và tấm CSPV do các sản phẩm này không được nhập khẩu để sử dụng trong công tác cứu trợ khẩn cấp. Bản kiến nghị này trích dẫn quyết định mang tính bước ngoặt gần đây của Tòa án Tối cao trong vụ việc Loper Bright kiện Raimondo, lật ngược nguyên tắc Chervon xác nhận rằng việc diễn giải luật của Bộ Thương mại Hoa Kỳ không thể được cho qua.

Nguyên đơn lập luận rằng, Mục 318 (a) cho phép miễn thuế đối với năm loại hàng hóa: thực phẩm, quần áo, các vật tư y tế, phẫu thuật và các vật tư khác được sử dụng trong công tác cứu trợ khẩn cấp - không loại nào trong số đó được “hiểu một cách thông thường” là bao gồm hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất điện từ năng lượng mặt trời.

Ngay cả khi các sản phẩm CSPV được coi là những loại vật tư này, nguyên đơn lập luận rằng Bộ Thương mai Hoa Kỳ cho phép các sản phẩm đó được miễn thuế một cách bất hợp pháp, do các hàng hóa này được nhập khẩu trước khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố và vì việc sử dụng hàng hóa từ các nhà nhập khẩu cũng không làm giảm bớt tình trạng khẩn cấp. Nguyên đơn yêu cầu tòa án hủy bỏ hoàn toàn lệnh tạm hoãn và yêu cầu quyết toán lại thuế nhập khẩu đối với bất kỳ lô hàng nào được nhập khẩu miễn thuế theo lệnh tạm hoãn.

Khiếu nại của Trina Solar tại Tòa án Thương mại quốc tế (CIT)

Từ một góc độ khác, các nhà sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ cũng không thừa nhận kết luận của DOC. Trina đã đệ đơn kháng cáo vào ngày 25/6 phản đối kết luận xác định phạm vi của DOC mở rộng lệnh áp thuế đối với các sản phẩm của Việt Nam được sản xuất từ các tấm wafer có xuất xứ từ Trung Quốc. Trina cho rằng, kết luận này đã bỏ qua một bước quan trọng trong quy trình sản xuất pin năng lượng mặt trời – việc hình thành mối nối p/n diễn ra tại Việt Nam.

Trina khẳng định rằng, “việc hình thành liên kết p/n từ lâu đã được coi là bước chuyển đổi quan trọng trong quá trình sản xuất một tế bào pin năng lượng mặt trời”, và ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đã dựa vào điều này trong hơn một thập kỷ để “hướng dẫn các quyết định đầu tư và phát triển quan trọng”. Bản tóm tắt cho biết việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ bỏ qua việc hình thành liên kết p/n đã dẫn đến quyết định sai lầm rằng quá trình lắp ráp hoặc hoàn thiện các tế bào và mô-đun CSPV tại Việt Nam là nhỏ hoặc không đáng kể. Nếu xem xét đến việc hình thành liên kết p/n trong đánh giá tổng thể của DOC về quá trình sản xuất sẽ “buộc phải có kết luận phủ định về việc lẩn tránh thuế”.

Trina cũng phản đối kết luận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về hành vi lẩn tránh thuế trên phạm vi toàn quốc tại Việt Nam chỉ căn cứ trên một đơn vị không hợp tác, bất kể đã có sự hợp tác của nhiền bên khác, bao gồm cả các bị đơn bắt buộc khác. Hậu quả của kết luận này là các đơn vị đã hợp tác nhưng không được thẩm tra, như Trina bị ảnh hưởng bất lợi bởi kết luận khẳng định của DOC về hành vi lẩn tránh thuế.

Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ có văn bản lập luận phản biện vào ngày 21/10/2024.

Dự báo tương lai

Mặc dù các nhà sản xuất của Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục tăng sản lượng và năng lực nội địa, ngành công nghiệp này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu lắp đặt tại Hoa Kỳ. Nếu tòa án ra phán quyết có lợi cho nguyên đơn trong vụ kiện Auxin Solar, các nhà nhập khẩu có thể phải chịu khoản thuế đáng kể đối với các lô hàng mà họ dự kiến được miễn trừ.

Đáng chú ý, điều này chỉ áp dụng đối với các lô hàng đã có xác nhận “Nhập khẩu có thể áp dụng miễn trừ”. Trong kết luận cuối cùng, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cho phép việc áp dụng các hình thức xác nhận khác để được miễn thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bao gồm xác nhận các thành phần nguyên liệu không có xuất xứ Trung Quốc. Các nhà nhập khẩu cần đảm bảo rằng tất cả các xác nhận liên quan đã được chuẩn bị và nộp kèm với các lô hàng của họ để tránh phải nộp thuế trong trường hợp việc nhập khẩu miễn thuế theo lệnh tạm hoãn bị coi là không đúng quy định.

Đến nay, tình trạng của nhóm sản phẩm tế bào và tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu cũng như các chi phí mà nhà nhập khẩu phải chịu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, trong bối cảnh đồng thời diễn ra các vụ kiện liên quan đến kết luận về chống lẩn tránh thuế, vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm tế bào và tấm CSPV nhập khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á, đề xuất của Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) về việc tăng thuế theo Điều 301 đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược bao gồm cả tế bào và tấm pin năng lượng mặt trời lên 50% trong ba năm tới, và việc loại bỏ miễn trừ đối với tấm pin năng lượng mặt trời hai mặt trong chính sách thuế theo Điều 201, các nhà nhập khẩu pin năng lượng mặt trời đang phải đối mặt với một loạt hạn chế đang và sẽ xảy ra ảnh hưởng đến các đề xuất về nguồn cung và định giá đối với các dự án đang diễn ra cũng như việc hoạch định các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

Việc các bên liên quan phải hiểu rõ về phân bố rủi ro và trách nhiệm khi nhập khẩu hàng hóa, các nghĩa vụ đi kèm như hoàn thành và nộp các xác nhận liên quan, nộp thuế nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các bên cũng đang tham gia vào các cuộc thảo luận chi tiết hơn về chuỗi cung ứng hạ nguồn cho tế bào và tấm pin năng lượng mặt trời, nhằm đảm bảo việc có thể xác nhận được các thành phần nguyên liệu không có xuất xứ Trung Quốc cũng như hiểu rõ hơn về các kết quả dự kiến từ các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp và các vụ kiện đang diễn ra.

Cục Phòng vệ Thương mại (dịch từ nguồn nước ngoài)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp. Tháng 10/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD.
Doanh nghiệp Ba Lan mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới tại Việt Nam

Doanh nghiệp Ba Lan mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới tại Việt Nam

Việt Nam là thị trường có tiềm năng tăng trưởng cho các sản phẩm của Ba Lan và doanh nghiệp Ba Lan mong muốn hợp tác để tìm kiếm cơ hội phát triển.
Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có Quyết định số 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Online Friday 2024 sẽ tập trung quảng bá hàng Việt thông qua hợp tác với các KOL, KOC như Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... và các sàn thương mại điện tử.
AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Tại AB InBev, xây dựng chuỗi giá trị linh hoạt và phục hồi, sự bền vững có vai trò quan trọng để hoàn thành mục đích công ty, hiện thực hóa tầm nhìn thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Xúc tiến xuất khẩu xanh nhằm thảo luận về ý tưởng, giải pháp và phương thức hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tăng cường xuất khẩu xanh.
Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Công ty Kinh doanh sản phẩm Khí (PV GAS TRADING) trong năm 2024 tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục
Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Theo Thương vụ Việt Nam tại Israel, với đà tăng hiện nay, ước tính cả năm 2024 giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Israel có thể đạt trên 3,10 tỷ USD.
Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada khởi xướng rà soát hành chính nhằm cập nhật các giá trị thông thường, giá xuất khẩu đối với ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam.
Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 27/11/2024, loạt triển lãm quốc tế trong lĩnh vực Công Thương chính thức được khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh.

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Xuất khẩu hàng hoá không những đã và đang thu được kết quả tích cực mà còn lấp lánh niềm vui khi nhiều thương hiệu Việt đã được thị trường biết đến và ưa thích.
Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Với tốc độ tăng trưởng trung bình tới 26%/năm, thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.
Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng, khoáng sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 với 9,75 triệu tấn và 5,96 triệu tấn.
Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Triển lãm SFS 2024 không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ-thiết kế tiên tiến mà còn mở rộng chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu bền vững.
‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Nhiều quốc gia đầu tư nuôi cá tra để phục vụ nhu cầu nội địa và giảm nhập khẩu, cùng những khó khăn nội tại khiến cá tra Việt Nam đứng trước áp lực không nhỏ.
Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025.
Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Việc tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử kỳ vọng sẽ tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực.
Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Ngày 25-26/11, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức chuỗi chương trình nhằm thúc đẩy thương mại số cho doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo vào thị trường châu Âu.
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
Hội thảo

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Ngày 26/11, tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số”.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, song còn nhiều thách thức với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logisctis Việt Nam 2024.
Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Sáng ngày 26/11, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024.
90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm khoảng 70% thị trường tiêu thụ trong nước đang khiến nhiều doanh nghiệp do nữ lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường nước ngoài.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động