Nhiều vấn đề kinh tế quan trọng được thảo luận tại Hội nghị AEM Retreat Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 25 sẽ diễn ra trong tháng 4 |
Các văn kiện này đã được hoàn tất trong năm 2018 dưới sự chủ trì của Singapore- Chủ tịch ASEAN năm ngoái. Đó là Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN và Nghị định thư thứ 4 sửa đổi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tại Lễ ký kết Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN ngày 23/4/2019 |
Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN được xây dựng dựa trên thỏa thuận trước đó bằng cách giảm các rào cản thương mại cho các nhà cung ứng dịch vụ, tạo lập một môi trường ổn định và đáng tin cậy, tạo tiền đề cho hội nhập và tự do hóa dịch vụ trong tương lai. Điều này bao gồm thiết lập các cam kết như giảm các rào cản pháp lý phân biệt đối xử và tạo ra một chế độ minh bạch hơn. Hiệp định này liên quan đến các quốc gia thành viên áp dụng "cách tiếp cận chọn bỏ" (nghĩa là chỉ quy định những hạn chế) trong đó tất cả các lĩnh vực dịch vụ được mặc định coi là tự do hóa. Dịch vụ hiện chiếm hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội của ASEAN. Ngành này sử dụng hơn 2,7 triệu lao động, tương đương khoảng 73% lực lượng lao động khu vực.
Văn kiện khác được ký kết là Nghị định thư thứ tư sửa đổi Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN nhằm xóa bỏ rào cản đầu tư. Sự cải thiện của văn kiện này bao gồm các cam kết rõ ràng hơn và bổ sung thêm cam kết nhằm ngăn chặn các chính phủ áp đặt các yêu cầu đối với các nhà đầu tư. Những yêu cầu này – quy định rõ rằng hoạt động đầu tư phải đáp ứng các mục tiêu được chỉ định như một điều kiện để tham gia hoặc mở rộng đầu tư ở một quốc gia- có thể làm méo mó hoặc ngăn cản đầu tư. Hiện nay, Singapore là nhà đầu tư lớn thứ hai ở ASEAN với khoản đầu tư trị giá 18,3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và bất ổn toàn cầu hiện nay, ASEAN vẫn cam kết đầy đủ đối với thương mại tự do, cởi mở và hội nhập kinh tế khu vực.