Các Bộ trưởng APEC cam kết đầu tư vào y tế để phục hồi kinh tế Đảm bảo an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của các Bộ trưởng APEC |
Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC lần thứ 28 và các hội nghị liên quan đã bế mạc sau một tuần làm việc tại Phuket, Thái Lan, với việc đưa ra tuyên bố chung về một kế hoạch phục hồi quan trọng các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) của khu vực.
Các MSME của APEC đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt đóng cửa và hạn chế trong hai năm qua và tiếp tục vật lộn trong thế giới hậu đại dịch. Đây là hội nghị trực tiếp đầu tiên của các bộ trưởng APEC về SME kể từ năm 2019. Cuộc họp có sự tham gia của các quan chức, chuyên gia và doanh nhân trong khu vực, những người đã trao đổi quan điểm về các thực tiễn chính sách tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Theo Supattanapong Punmeechaow, Phó Thủ tướng Thái Lan kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự tàn phá lớn cho các doanh nghiệp MSME.
Để chống lại sự thiếu hụt thanh khoản, các MSME cũng cần phải đầu tư mới vào việc đào tạo lại lực lượng lao động của họ theo phương thức kỹ thuật số của dịch vụ và sản xuất. Các bộ trưởng APEC thừa nhận rằng ngay cả khi nền kinh tế đang mở cửa trở lại, các doanh nghiệp nhỏ cũng phải đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh tình hình toàn cầu đang nổi lên với những tác động tiêu cực đến MSME với cường độ không kém đại dịch.
Các doanh nghiệp nhỏ là "đầu tàu của các nền kinh tế APEC." Các MSME chiếm 98% tổng số doanh nghiệp trong khu vực APEC và 40 đến 60% GDP ở hầu hết các nền kinh tế APEC. Do đó, nếu không có sự phục hồi toàn diện của các doanh nghiệp nhỏ, APEC sẽ không thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và cân bằng.
Các Bộ trưởng APEC đã thảo luận về 4 cách để thúc đẩy tăng trưởng này: đẩy nhanh việc áp dụng mô hình kinh tế xanh – tuần hoàn- sinh học; khuyến khích chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện; cho phép các MSME tiếp cận nguồn tài chính trong khi cơ cấu lại nợ; và giúp họ đối phó với bối cảnh thị trường đang phát triển. Theo Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC Rebecca Sta Maria, các MSME đã phải đối mặt với nhiều thách thức ngay cả trước COVID-19, chẳng hạn như tính bền vững, tài chính và tiếp cận thị trường. Đại dịch chỉ khiến tình hình của họ trở nên phức tạp hơn. APEC vạch ra các bước tiếp theo để hỗ trợ các MSME, chẳng hạn như giúp họ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.
Các MSME xuất khẩu phát triển nhanh hơn đáng kể so với các MSME không xuất khẩu. Nghiên cứu của APEC chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nền kinh tế đang phát triển có thể tăng năng suất và đổi mới bằng cách bán hàng ra nước ngoài.
Tuy nhiên, bất chấp các sáng kiến khác nhau đã được thực hiện, dường như còn nhiều việc phải làm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và hội nhập của các MSME vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu. Có rất nhiều việc cần làm, nhưng APEC có thể đạt được điều này thông qua quan hệ đối tác và hợp tác hiệu quả, bao gồm cả khu vực công và tư, cụ thể là Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC, các tổ chức khu vực và quốc tế khác, và các bên liên quan chính, bao gồm xã hội dân sự.
Hiện nay, APEC đang thực hiện 23 dự án và sáng kiến nhằm giải quyết những thách thức mà khu vực MSME phải đối mặt, chú trọng hỗ trợ khả năng chống chịu và phục hồi của doanh nghiệp trong mọi khía cạnh kinh doanh. Những sáng kiến này được hướng dẫn bởi tầm nhìn dài hạn của APEC trong 20 năm tới — Tầm nhìn Putrajaya 2040 và Kế hoạch hành động Aotearoa — và các ưu tiên hiện tại trong khuôn khổ đăng cai APEC 2022 của Thái Lan, chẳng hạn như nỗ lực hướng tới khuyến khích nền kinh tế xanh – tuần hoàn sinh học. Khu vực APEC sẽ luôn mở cửa cho mọi cơ hội, kết nối với mọi chiều cạnh và cân bằng về mọi mặt để các doanh nghiệp có thể tạo đòn bẩy cho khu vực tăng trưởng kinh tế.