Cà Mau tăng tốc chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế

Thực hiện đề án chuyển đổi số, tỉnh Cà Mau đưa ra mục tiêu chuyển đổi số lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp.
Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Với phương châm “Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số”, năm 2022 tỉnh Cà Mau đã triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, ngày 14/7/2022 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 1/8/2022 ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về triển khai thực hiện việc đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cung ứng dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường cung ứng các dịch vụ công trực tuyến.

Cà Mau tăng tốc chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế

Cà Mau tăng tốc chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế. Ảnh Cổng TTĐT Cà Mau

“Việc lấy người dân làm trung tâm để phục vụ trong chuyển đổi số là mục tiêu bao trùm của đề án chuyển đổi số của tỉnh Cà Mau. Trong đó, sẽ tối ưu hóa hệ thống thông tin thủ tục hành chính của tỉnh hướng đến người dùng, tạo thuận lợi cho người dân”- ông Nguyễn Văn Đen - Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết.

Thực hiện theo đề án, hệ thống công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính công của tỉnh đã không ngừng được củng cố và phát triển. Đáng chú ý, việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng trở nên sâu rộng, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành cũng như nâng chất trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi theo chiều hướng tích cực tác phong, lề lối làm việc của phần lớn cán bộ, công chức, viên chức.

Ngày 16/9 vừa qua, hệ thống bắt số giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở nhận diện khuôn mặt đưa vào sử dụng tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Ðây là hệ thống lấy số tự động, không những giúp khách hàng thao tác nhanh mà còn hỗ trợ lưu trữ thông tin khách hàng thông qua việc quét căn cước công dân. Theo kế hoạch, Cà Mau phấn đấu đến năm 2025, có 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Tỉnh cũng đã hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung, duy nhất một đầu mối theo quy định, tỉnh đang được thiết lập gồm 3 hợp phần được chuẩn hóa thành các dịch vụ tiêu chuẩn gồm: Các nghiệp vụ và ứng dụng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức; Ứng dụng và dịch vụ nội bộ (backend); Ứng dụng tương tác thuộc hệ sinh thái thực thi giải quyết thủ tục hành chính theo xu hướng chuyển đổi số.

Hiện 100% thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 là hoàn toàn đủ điều kiện thực hiện và sát thực tế. Toàn tỉnh có 92 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 3; 254 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 4. Đến nay, có 346 dịch vụ công đã tích hợp, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt 100% số thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến; cấp tỉnh có 8.051/14.981 hồ sơ nộp trực tuyến, tỷ lệ trên 53,74% (không bao gồm hồ sơ ngành dọc). Đồng thời, tỉnh đã hoàn thành việc cung cấp thanh toán trực tuyến đối các thủ tục đất đai. Trong 6 tháng đầu năm đã có 492 giao dịch thanh toán trực tuyến trên nền tảng thanh toán trực tuyến tập trung quốc gia.

Với quan điểm chính quyền phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong thời gian tới các cấp, các ngành sẽ quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số phục vụ người dân, Bộ phận một cửa các cấp sẽ là nòng cốt, là trung tâm chuyển đổi số phục vụ người dân tốt hơn.

Tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Cà Mau được giao thực hiện 20 nhiệm vụ, trong đó 10 nhiệm vụ có thời hạn và 10 nhiệm vụ không có thời hạn, thực hiện theo định kỳ hằng năm.

Đến nay, địa phương đã hoàn thành 5 nhiệm vụ, 5 nhiệm vụ đang triển khai. Đối với các nhiệm vụ không có thời hạn, đã triển khai 7 nhiệm vụ, 2 nhiệm vụ chưa đến kỳ triển khai, 1 nhiệm vụ chưa triển khai.

Năm 2022, tỉnh Cà Mau tiếp tục triển khai thực hiện các dự án phát triển các cơ sở dữ liệu các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải; đã có hơn 400.000 trang tài liệu lưu trữ được số hóa.

Tỉnh đã hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia các nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp, lao động thất nghiệp, dịch vụ thanh toán trực tuyến. Đã số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa từ ngày 01/6/2022, trong đó số hóa 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngọc Thùy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Cà Mau

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng ưu tiên hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Ðầu tư phát triển bền vững vùng nguyên liệu thuốc lá tại Gia Lai

Ðầu tư phát triển bền vững vùng nguyên liệu thuốc lá tại Gia Lai

Chiều 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm trưởng đoàn đã đi khảo sát vùng nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Gia Lai.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế biên giới Hà Giang (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác kinh tế biên giới Hà Giang (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc)

Sáng 25/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang tổ chức Hội đàm quý I/2024 với Ban Quản lý Khu hợp tác kinh tế biên giới Malypho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Gia Lai ước đạt hơn 8.093 tỷ đồng, bằng 23,1% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Tiền Giang mời gọi đầu tư 40 dự án trọng điểm, vốn gần 54.000 tỷ đồng

Tiền Giang mời gọi đầu tư 40 dự án trọng điểm, vốn gần 54.000 tỷ đồng

Tiền Giang tập trung thu hút đầu tư trọng điểm nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, trong đó ưu tiên thu hút các dự án lớn có công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đồng hành và ủng hộ tỉnh Đắk Nông

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đồng hành và ủng hộ tỉnh Đắk Nông

Tối ngày 23/3, tỉnh Đắk Nông đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (2004 - 2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Tuyên Quang sẽ có khu đô thị nghỉ dưỡng sức chứa khoảng 20.000 người

Tuyên Quang sẽ có khu đô thị nghỉ dưỡng sức chứa khoảng 20.000 người

Khu đô thị nghỉ dưỡng Mỹ Lâm - Tuyên Quang là dự án khu đô thị nghỉ dưỡng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang đến thời điểm hiện tại.
Công bố quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 23/3, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và cơ hội xúc tiến đầu tư.
Kỳ vọng sự phục hồi của doanh nghiệp trong năm 2024

Kỳ vọng sự phục hồi của doanh nghiệp trong năm 2024

Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2024 tạo đà cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển.
Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Quý I/2024, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã làm thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 14 dự án.
Cơ hội cho doanh nghiệp Khánh Hoà ở thị trường Indonesia

Cơ hội cho doanh nghiệp Khánh Hoà ở thị trường Indonesia

Hội nghị "Gặp gỡ Khánh Hòa - Indonesia" mở ra cơ hội cho doanh nghiệp địa phương tăng cường xuất khẩu vào xứ vạn đảo...
Xuất khẩu Bình Dương lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu Bình Dương lấy lại đà tăng trưởng

Bức tranh kinh tế trong những tháng đầu năm của Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt xuất khẩu đang trở lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng.
Bất động sản Tuyên Quang “đón sóng” chính sách mới, thu hút đầu tư

Bất động sản Tuyên Quang “đón sóng” chính sách mới, thu hút đầu tư

Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, năm 2024 sẽ là năm đặt “viên gạch đầu tiên” xây nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường.
Khánh Hoà “trải thảm” đón nhà đầu tư Indonesia

Khánh Hoà “trải thảm” đón nhà đầu tư Indonesia

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà cho biết sẽ chào đón các nhà đầu tư, doanh nghiệp Indonesia đến đầu tư bằng các điều kiện thuận lợi nhất.
Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu có 400 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030

Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu có 400 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030

Trong kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 400 doanh nghiệp công nghệ số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động