Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023 có gì hấp dẫn? Quảng Trị: Quảng bá sản phẩm OCOP trong dịp nghỉ lễ thu hút khách hàng |
Từ khi đưa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vào thực tiễn đã thu hút sự tham gia của nhiều chủ thể (là các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể) với đa dạng các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Với vai trò định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hỗ trợ các chủ thể từ sản xuất đến tiêu thụ, thời gian qua các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách để hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm.
Cà Mau trao chứng nhận cho 54 sản phẩm OCOP được công nhận năm 2022 |
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2022 đối với 54 sản phẩm của 23 chủ thể trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong 54 sản phẩm OCOP vừa được công nhận, có 51 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 3 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Các sản phẩm OCOP vừa công nhận có khả năng cạnh tranh trên thị trường cao và phát triển tốt. Như vậy, với việc có thêm 54 sản phẩm vừa công nhận thì đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có tổng số 128 sản phẩm OCOP của 61 chủ thể được công nhận từ 3 sao trở lên.
Năm 2023, Cà Mau được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao cờ đăng cai tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường niên, với chủ đề “Liên kết cùng phát triển - Cà Mau 2023”. Trong chuỗi sự kiện này có hội thi dành cho các sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao.
Chung tay hỗ trợ kịp thời những khó khăn cho các chủ thể tại địa phương, ngành chức năng Cà Mau đã tổng hợp ý kiến các sở, ngành và các địa phương đề xuất hỗ trợ 17 chủ thể, với 30 sản phẩm có tiềm năng nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Cùng với đó là một số sản phẩm dự kiến tham gia dự thi Chương trình OCOP năm 2023 có khả năng đạt 4 sao, 5 sao, chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 gồm 16 chủ thể của 25 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao; Nhóm 2 gồm 2 chủ thể của 4 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm/1 chủ thể (Công ty Cổ phần Landvifood) tiềm năng đạt 5 sao.
Thời gian qua, những sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau đang dần khẳng định vị trí và giá trị của mình trên thị trường, số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP tăng dần theo từng năm. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã mang lại hiệu quả thiết thực, giá trị sản phẩm và doanh thu tăng cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể tập trung nguồn lực đầu tư sản xuất.
Nhiều chương trình, dự án, chính sách đã được các ngành, các cấp triển khai hỗ trợ chủ thể mang lại hiệu quả nhất định. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh đã tập trung thiết kế lại mẫu mã bao bì và tem OCOP; xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao, 5 sao, tiến tới xuất khẩu; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc; xây dựng điểm bán hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, website thương mại điện tử; áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; thực hiện các dự án khoa học công nghệ; hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng, chứng nhận HACCP/ISO 22000:2018...
Cùng với đó, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho các cơ sở sản xuất; ứng dụng công nghệ Blockchain với phần mềm Agridential.vn để xây dựng “Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc tỉnh Cà Mau”; tham gia các sàn thương mại điện tử; sử dụng các phần mềm cho hoạt động sản xuất kinh doanh,... tạo điều kiện các chủ thể tiêu chuẩn hóa, nâng cấp phát triển sản phẩm, hướng tới mục tiêu đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.