Buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp

Từ đầu năm đến nay, tình hình  buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động.

“Đặc biệt, nổi lên tình trạng hàng hóa sản xuất từ nước ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, nhãn mác “Made in Việt Nam” để gian lận thương mại, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Việt Nam và thiệt hại người tiêu dùng” - ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chống buôn lậu và gian lận thương mại Quốc gia (389 Quốc gia) cho biết.

Nhiều thủ đoạn tinh vi manh động

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, với đặc điểm đường biên giới trải dài, địa hình phức tạp, tiếp giáp với 3 nước: Trung Quốc, Lào và Campuchia, các đối tượng buôn lậu đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

buon lau gian lan thuong mai dien bien ngay cang phuc tap
Ảnh minh họa

Cụ thể, trên tuyến biên giới phía Bắc, tình hình buôn lậu diễn ra tại các tỉnh trọng điểm như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang… với các mặt hàng như: hàng bách hóa tiêu dùng, đồ điện tử, ma túy, pháo nổ… Đáng chú ý, các đối tượng thường lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan để buôn lậu. Mới đây tại Lào Cai, lực lượng Hải quan tỉnh đã phát hiện 16 container chứa 440 tấn hạt dẻ có dấu hiệu lợi dụng chính sách hàng tạm nhập - tái xuất thẩm lậu vào nội địa.

Trên tuyến biên giới miền Trung, trọng điểm là các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép chủ yếu là các mặt hàng: rượu, bia, nước giải khát, động vật hoang dã… và buôn bán, vận chuyển ma túy diễn biến rất phức tạp. Nhiều vụ việc đối tượng liều lĩnh chống trả lực lượng thi hành công vụ, như trường hợp thiếu tá Vi Văn Nhất - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa hy sinh khi đang làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma túy.

Trên tuyến biên giới Tây Nam bộ, với đặc điểm biên giới phẳng, chủ yếu vận chuyển hàng hóa qua sông, rạch, địa bàn trọng điểm là các tỉnh: An Giang, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang.... các đối tượng buôn bán, vận chuyển chủ yếu là các mặt hàng như: Phế liệu, thuốc lá, đường cát, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.

Ngoài ra, tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, đặc biệt là địa bàn trọng điểm Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng; bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ vi phạm bị là hàng hóa gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao và dễ cất dấu như vàng, sản phẩm động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, thuốc lá, xì gà...

Tuyến đường biển, cảng biển tại các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Quảng Ninh... hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng như: xăng, dầu, than, pháo nổ, thuốc lá điếu vẫn xảy ra phức tạp, trọng điểm tại vùng biển Đông Bắc, biển miền Trung và vùng biển phía Nam. Bên cạnh đó, còn có tình trạng lợi dụng chính sách hàng tạm nhập tái xuất, trung chuyển để thẩm lậu hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Tình hình vận chuyển trái phép hàng hóa nằm trong danh mục cấm: cá thể tê tê, vảy tê tê, ngà voi... có chiều hướng gia tăng, các lô hàng nhập khẩu khai là mặt hàng gỗ, tuy nhiên trong các lô hàng lại cất giấu các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp.

Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng cho biết, tình trạng buôn bán, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng ở khắp các vùng miền, đặc biệt khu vực đô thị, với nhiều mặt hàng như: xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng bách hóa tiêu dùng, dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu… Đáng kể là tình trạng hàng hóa sản xuất từ nước ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, nhãn mác “Made in Vietnam”, trong đó tập trung mặt hàng tiêu dùng, thời trang… để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng doanh nghiệp sản xuất trong nước và thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vừa qua, Bộ Công Thương đã chính thức đưa ra cảnh báo về tình trạng hàng nước ngoài giả mạo xuất xứ “Made in Vietnam” để hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu đi nước ngoài. Theo đó, việc gian lận thương mại thông qua việc ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất Việt Nam để xuất khẩu vào các thị trường mà Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế ngày một gia tăng.

Kiểm soát cả chiều sâu lẫn chiều rộng

Trước tình hình đó, song song với việc ban hành và triển khai các kế hoạch giám sát, kiểm tra việc thực hiện thí điểm một số chính sách xuất khẩu tạm nhập - tái xuất, gửi kho ngoại quan tại các tỉnh biên giới, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã tham mưu xử lý các nội dung Chính phủ chỉ đạo như: tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại Quảng Ninh, tại Lạng Sơn; hàng hóa sản xuất nước ngoài nhưng gắn nhãn mác “made in Việt Nam”; triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán xăng giả, kém chất lượng... Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết và Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia ban hành về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chú trọng nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; thuốc lá, xì gà; xăng dầu; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật....

Thời gian tới, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, ông Đàm Thanh Thế nhấn mạnh, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 sẽ chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành, đồng thời tích cực hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả …. Nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập các tổ công tác để thu thập thông tin về các hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, bao che, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; báo cáo, đề xuất lãnh đạo Ban chỉ đạo xử lý nghiêm.

6 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 85.892 vụ việc buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, thu nộp ngân sách nhà nước đạt trên 6.165 tỷ đồng, khởi tố vụ việc với 1.546 đối tượng (tăng trên 56% so với cùng kỳ 2018).
Thu Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn sẽ tạo không gian phát triển, để tỉnh Thái Nguyên mới có động lực để bứt phá, phát triển vững chắc hơn về mọi mặt...
Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản gửi Chi cục Hải quan các khu vực về việc tăng cường quản lý nhập khẩu khí N2O.
Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ thành địa bàn trung chuyển, tập kết, tiêu thụ hoặc tàng trữ hoá chất, tiền chất và sản phẩm có chứa ma tuý Fentanyl.
Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Chiều 22/4, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã thông tin tới báo chí về việc phát hiện bắt giữ một số vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại.
Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Lực lượng quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng tăng cường kiểm tra hoạt động lưu thông, phân phối sữa trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tin cùng chuyên mục

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Từ ngày 23-27/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ mở cửa Phòng trưng bày tại 62 Tràng Tiền, Hà Nội với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt”.
Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Hành vi vi phạm chủ yếu đối với các điểm kinh doanh tại chợ Nhà Xanh là không đăng kí thành lập hộ kinh doanh theo quy định; bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Ngày 21/4/2025, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã ban hành Kế hoạch số 2618/KH-CHQ tăng cường kiểm soát ma túy, tiền chất của cơ quan Hải quan năm 2025.
Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Phóng viên Báo Công Thương ghi nhận ý kiến một số lãnh đạo quản lý thị trường địa phương về kiểm tra mặt hàng sữa sau vụ sữa giả 500 tỷ đồng bị triệt phá..
Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Liên quan đến vụ sữa giả 500 tỷ đồng, theo chuyên gia, để làm rõ câu chuyện trách nhiệm thuộc về ai thì cần nhìn lại toàn bộ chuỗi giám sát, cấp phép.
Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Với tinh thần không vùng cấm, không ngoại lệ, Quản lý thị trường sẽ tăng cường phối hợp liên ngành, ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, xử lý vi phạm.
Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thuộc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh từ Bộ Công Thương.
Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Đó là yêu cầu ông Trần Hữu Linh đưa ra trong Hội nghị công chức, người lao động năm 2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa thuộc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa.
Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Ông Trần Hữu Linh cho biết Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.
Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Sáng 14/4, UBND TP. Hải Phòng công bố quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương.
Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

UBND TP. Hải Phòng vừa có quyết định về việc tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường Hải Phòng thành Chi cục Quản lý trị trường trực thuộc Sở Công Thương.
TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành chi cục trực thuộc Sở Công Thương thành phố.
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Sắp tới, đoàn chuyên gia UNODC sẽ phối hợp với Cục Hải quan Việt Nam tiến hành đánh giá kỹ thuật về rác thải nguy hại và container vô thừa nhận.
Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Theo Cục Hải quan, trong quý I/2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn biến rất phức tạp.
Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế vừa ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với hai nhãn hiệu bột ngọt là KJMOTO và HAN'EI SURU.
Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội vừa thu giữ lô hàng gồm 1.500 điếu cigar nhập lậu tại quận Long Biên, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép...
Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Chiều 2/4, tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu…
Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Thương mại điện tử, công nghệ số bùng nổ, các đối tượng buôn bán thuốc lá nhập lậu đã lợi dụng kẽ hở thực hiện nhiều hành vi vi phạm, trong đó có công nghệ AI.
Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện hộ kinh doanh tại xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng ngang nhiên bán bia, nước ngọt, sữa quá hạn sử dụng.
Mobile VerionPhiên bản di động