Bước ngoặt mới cho thị trường mua bán sáp nhập Việt Nam

Chiều ngày 8/8/2018, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 10 - năm 2018 do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức. Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 500 diễn giả, lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế.    
buoc ngoat moi cho thi truong mua ban sap nhap viet nam
Phó Thủ tướng Chỉnh phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn

Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới.” được tổ chức trong bối cảnh hoạt động M&A đang đứng trước một bước ngoặt mới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế.

Trong 10 năm qua, M&A trở thành kênh dẫn dắt dòng vốn đầu tư chuyển dịch từ những khu vực có hiệu quả thấp sang các địa chỉ có khả năng sinh lời tốt hơn. Tổng giá trị thương vụ M&A giai đoạn 2009 -2018 đạt 48,8 tỷ USD với hơn 4.000 giao dịch, trong đó riêng năm 2017, giá trị M&A đã đạt mốc kỷ lục 10,2 tỷ USD.

Trong kỷ nguyên mới, thị trường có quy mô 100 triệu dân của Việt Nam vẫn là lực hút cho dòng vốn trên toàn cầu. Cùng với đó là những chuyển động chính sách mới của Chính phủ Việt Nam để tạo thuận lợi cho hoạt động M&A.

“Hoạt động M&A đang thực sự trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, đồng thời là yếu tố quan trọng thúc đẩy tái cấu trúc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Chính phủ đang nỗ lực hành động vì một môi trường đầu tư thực sự minh bạch, thuận lợi, khuyến khích hoạt động M&A phát triển cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định.

Với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới.” Diễn đàn M&A cung cấp cái nhìn tổng thể và sâu sắc về thị trường M&A Việt Nam. Xuyên suốt chương trình Diễn đàn là các phần trình bày từ diễn giả và 3 phiên thảo luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề nóng hổi.

buoc ngoat moi cho thi truong mua ban sap nhap viet nam
Các diễn giả thảo luận

Phiên I: “Sức bật của thập kỷ”với Báo cáo tổng quan thị trường M&A Việt Nam 10 năm qua và dự báo xu hướng thị trường trong thời gian tới do KPMG Việt Nam công bố.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chia sẻ những thách thức và các giải pháp đồng bộ của Chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, có một số yếu tố và giải pháp có tác động trực tiếp tới thị trường M&A. Đó là khuyến khích phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân; Tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN); Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh…

Ngoài ra, với sự xuất hiện của ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK Nhà nước; ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam; Ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC; Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker & McKenzie; Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital đã giúp phiên thảo luận thêm sôi động xoay quanh các chủ đề Việt Nam đang ở đâu trong thị trường M&A khu vực? Liệu với những kết quả trong thập kỷ qua có thể là một bước ngoặt mới của Việt Nam để thu hút các dòng vốn quốc tế?

Sức bật thúc đẩy thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn sắp tới sẽ đến từ đâu: từ việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần, từ giới đầu tư tư nhân trong nước hay đến từ các nhà đầu tư nước ngoài? Những chuyển động chính sách mới của Chính phủ Việt Nam để tạo thuận lợi cho hoạt động M&A? Chính phủ Việt nam sẽ tiếp tục thực thi chính sách thoái vốn như thế nào, đâu là những hàng hóa cụ thể?

Phiên II của diễn đàn có Chủ đề “Sức hút thị trường 100 triệu dân” đã được các diễn giả tên tuổi như ông Fan Li, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Warburg Pincus; Ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc điều hành cấp cao, Tập đoàn Recof (Nhật Bản); Ông Neil Mac Gregor, Tổng giám đốc Công ty Savills Việt Nam; Ông Lê Viết Anh Phong, Phó Tổng giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam và bà Jiun Park, Phó giám đốc, Trung tâm xúc tiến M&A Toàn cầu - Kotra (Hàn Quốc)… phân tích, bình luận xoay quanh các vấn đề: Thị trường 100 triệu dân của Việt Nam có phải là động lực chính cho các dòng vốn cũng như các thương vụ M&A lớn tại Việt Nam trong giai đoạn tới? Sức hút Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút những những dòng vốn ngoại nào (Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…)? Lĩnh vực nào sẽ nóng trên thị trường M&A sắp tới: tài chính, bất động sản, bán lẻ, hàng tiêu dùng, các ngành sản xuất và dịch vụ phục vụ thị trường 100 triệu dân...? Cơ hội nào cho các start-up Việt? Nhà đầu tư quốc tế và doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng cơ hội vàng trong giai đoạn tới?

Phiên III với chủ đề “Chiến lược M&A tăng trưởng đột phá” với các diễn giả là tên tuổi đã và đang trực tiếp tạo lập nên các thương vụ đình đám như: TS Young-Sup Joo, Giáo sư, cố vấn chiến lược, nguyên Bộ trưởng Bộ doanh nghiệp Hàn Quốc; Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc, Ngân hàng HDBank; Bà Nguyễn Thị Trà My, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, Tập đoàn PAN; Ông Rick Marchese, đại diện AMAA Global, Tổng giám đốc Lares Loreno Private Capital; Bà Renee Kha, Giám đốc điều hành Công ty VietValues.

Các vấn đề được các diễn giả thảo luạn tại phiên này tập trung vào phân tích Chiến lược M&A trong việc tạo sự tăng trưởng đột phá của doanh nghiệp? Lựa chọn tăng trưởng cơ học hay tăng trưởng đột phá nhờ M&A? Vai trò của chủ doanh nghiệp và người tạo lập thương vụ trong xác lập chiến lược M&A. Nhìn lại những thành công và thất bại của những thương vụ tiêu biểu nhất Việt Nam. Những kinh nghiệm quản trị chiến lược, quản trị hậu M&A để đạt được thành công.

Có thể nói, Diễn đàn M&A lần thứ 10 diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

“Sự bùng nổ các thương vụ M&A lớn trong nửa cuối năm 2017 và nửa đầu năm 2018 được “châm ngòi” bởi các chủ trương và các biện pháp đẩy mạnh cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, nhất là tại những doanh nghiệp lớn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân… Những yếu tố đó đang thực sự tạo ra bước ngoặt mới, mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam, với kỳ vọng lớn hơn giá trị và số lượng thương vụ”, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A cho biết.

Để các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng nhìn lại toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam một năm qua, Diễn đàn còn vinh danh các “Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu năm 2017 – 2018 tại Gala Dinner vào tối cùng ngày.

Theo KPMG: Thị trường M&A Việt Nam kết thúc một thập kỷ với hơn 4.000 giao dịch có giá trị lên tới 48,8 tỷ USD và đạt mức kỷ lục 10,2 tỷ USD trong năm 2017, tạo ra bước ngoặt mới cho hoạt động M&A.
Minh Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: M&A

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư 23 dự án thuộc ngành văn hóa - thể thao với tổng số vốn hơn 23.800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư năm 2024.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.369 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 76,098 tỷ USD.
Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Mong muốn phát triển một khu công nghiệp quy mô 200-300 ha để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp.
Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

Hiện ngành y dược của Việt Nam mới thu hút được 160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 tỷ USD.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi Bão Yagi.
Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

Ngày 28/9 tới đây, Tập đoàn Deli sẽ khởi công nhà máy sản xuất văn phòng phẩm Deli Hải Dương với số vốn đầu tư lên tới 270 triệu USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động