Bức ảnh 'chiến sĩ bế em nhỏ' và lời cảnh tỉnh về mặt tối của công nghệ AI

Bức ảnh người chiến sĩ bằng trí tuệ nhân tạo (AI) là hồi chuông cảnh tỉnh về khả năng nhận diện thông tin sai của nhiều người dùng mạng xã hội.
NF Work: Tăng trưởng nhanh chóng nhờ công nghệ AI Công nghệ AI tiếp sức doanh nghiệp tạo đột phá về năng suất, sản phẩm và dịch vụ AI thay đổi ngành công nghiệp ô tô từ đại lý đến đường đua thế nào?

Vừa qua, cư dân mạng xã hội đã truyền nhau một bức ảnh ấn tượng, về “người thanh niên” mặc trang phục rằn ri kèm áo phao, bế một “em nhỏ” cười tươi rạng rỡ. Đằng sau hai người là khung cảnh tan hoang, nhà cửa bị tàn phá do bão lũ ở một vùng được cho là ở “miền núi phía Bắc”.

Bức ảnh 'chiến sĩ bế em nhỏ' và lời cảnh tỉnh về mặt tối của công nghệ AI
Bức ảnh ở miền núi phía Bắc được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi. Ảnh chụp màn hình.

Ngay lập tức, bức ảnh trên đã nhận được sự chia sẻ rộng rãi trong các hội nhóm trên Facebook. Có vô vàn bình luận đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và tinh thần lạc quan của chàng thanh niên và em bé, đặc biệt, cư dân mạng đã dành vô số lời khen “có cánh” cho “nụ cười” rạng rỡ của hai người.

Ít ai biết rằng, “nụ cười” ấy lại là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

Trên thực tế, công nghệ AI là một công cụ đầy tiềm năng trong thời đại 4.0. Hiện nay, AI đang được ứng dụng rộng rãi vào những công việc như phân tích, dự đoán và mô phỏng dữ liệu, ở nhiều ngành lĩnh vực khác nhau như y tế, sản xuất công nghiệp, thương mại điện tử,... Tuy nhiên, AI cũng có thể bị lợi dụng bởi các đối tượng xấu để tạo ra hình ảnh giả mạo "như thật", khiến những người không am hiểu về công nghệ dễ bị đánh lừa.

Tuy nhiên, những bức ảnh AI đều có một số đặc điểm dễ nhận biết, và trong đó rõ ràng nhất chính là độ “hoàn hảo” của bức ảnh. Nếu tinh ý, người xem có thể nhận thấy khuôn mặt của cả người "chiến sĩ" và em bé đều hoàn hảo một cách kỳ lạ, không hề có khuyết điểm trên da, thậm chí không có vết bẩn dù ngụp lặn giữa nước lũ, bùn sâu.

Bức ảnh 'chiến sĩ bế em nhỏ' và lời cảnh tỉnh về mặt tối của công nghệ AI
Một số điểm bất hợp lý trong bức ảnh được tạo nên bởi AI.

Ngoài ra, chi tiết về tay và ngón tay của nhân vật cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận biết của bức ảnh AI. Nếu phóng to bức ảnh trên, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những chi tiết khó hiểu như: Một tay của em bé chỉ có 4 “ngón”, trong khi tay còn lại có ngón út dài hơn ngón trỏ, còn tay của “chàng chiến sĩ” thì lại có ngón trái “thoát ẩn thoát hiện”.

Đây cũng không phải lần đầu tiên một bức ảnh AI về bão lũ “đánh lừa” cộng đồng mạng. Trước đó, trong những ngày một số tỉnh vùng núi phía Bắc đang phải đối phó với hậu quả của cơn bão số 3, một số tài khoản đã liên tục chia sẻ hình ảnh các em bé nằm trong bùn sâu, người ngợm lấm lem, gợi ra sự thương cảm sâu sắc từ nhiều người.

Bức ảnh 'chiến sĩ bế em nhỏ' và lời cảnh tỉnh về mặt tối của công nghệ AI
Bức ảnh AI về các em bé nằm trong bùn sâu đã được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.

Tương tự, người xem cũng dễ để ý được nhiều “chuyện lạ” từ bức ảnh trên. Tay áo của em bé dường như “dính liền” với cánh tay của em, xung quanh người em bé có nhiều điểm màu trắng bất thường, và đặc biệt là một tay của em lại to hơn rất nhiều so với tay còn lại.

Hai bức ảnh trên chỉ là hai trong số vô vàn những bức ảnh do AI “nhào nặn” kể từ khi bão số 3 ập đến nước ta. Trong bối cảnh công nghệ AI phát triển, đã có nhiều đối tượng lợi dụng vào lòng cảm thông và thiếu hiểu biết của một số người để “câu like”, và thậm chí là lừa những người này đóng góp tiền vào các khoản từ thiện giả mạo.

Đây là một hành động vô cùng táo tợn, khi nó không chỉ đánh vào lòng trắc ẩn của nhiều người với mục đích “câu like”, mà còn lợi dụng sự đồng cảm này cho mưu cầu lợi ích của một số cá nhân. Đặc biệt, trong bối cảnh đã có nhiều hình ảnh xúc động về đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ và những người lính dũng cảm đối mặt với thiên tai, việc tạo ra các hình ảnh giả mạo nhằm lợi dụng và làm trầm trọng thêm nỗi đau mất mát của người dân là hành động đáng để lên án.

Chính vì vậy, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng là vô cùng cần thiết để ngăn chặn hành vi sử dụng ảnh AI để lan truyền những thông tin giả, sai sự thật. Đặc biệt, sự vào cuộc của các trang mạng xã hội như Facebook trong việc cảnh cáo, nhận diện các hình ảnh giả mạo cũng là tối quan trọng.

Ngoài ra, người dân cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là với nhóm người không thành thạo về công nghệ và dễ bị chi phối bởi cảm xúc, trước những hình ảnh “quá hoàn hảo” hoặc gây xúc động mạnh. Mỗi cá nhân cần tự nhắc nhở người thân và chính mình rằng, khi phát hiện điều gì đó bất thường, cần kiểm chứng lại thông tin và hình ảnh để đảm bảo tính chính xác.

Không phải ai cũng có thể trở thành chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, nhưng việc rèn luyện kỹ năng kiểm chứng và hoài nghi trước thông tin sai lệch là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trước khi đăng tải hoặc chia sẻ bất kỳ hình ảnh hay thông tin nào, người dân nên kiểm chứng bằng cách tìm kiếm các nguồn tin từ những trang báo chí chính thống, những trang thông tin của các cơ quan chức năng, thông qua công cụ tìm kiếm Google.

Quay trở lại bức ảnh về “người chiến sĩ”, đã có rất nhiều bình luận dù không biết là ảnh AI, nhưng đã kết luận rằng bức ảnh là tin giả. Đó là bởi vì họ đã kịp nhận ra trang phục của “chàng thanh niên” không hề giống với quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trên thực tế, những trang web như Midjourney sử dụng tư liệu hình ảnh từ các nguồn nước ngoài để tạo ra những bức ảnh AI. Chính vì vậy, ngoài việc trao dồi kĩ năng kiểm chứng thông tin, người dùng mạng xã hội cũng nên trao dồi thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa và chính trị Việt Nam. Đây sẽ không chỉ là một công cụ đắc lực trong việc nhận diện những hình ảnh giả mạo, mà còn là một loại vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch đến từ các đối tượng xấu trên mạng xã hội.

Trí tuệ nhân tạo, giống như nhiều phát minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đã, đang và sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người. Tuy nhiên, AI cũng là một công cụ mạnh mẽ, có khả năng tạo ra thông tin nhanh chóng và ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận. Vì vậy, chính người sử dụng AI cũng cần đề cao trách nhiệm đạo đức, tránh lạm dụng công nghệ vì mục đích cá nhân, mà gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.
Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Máy tính Apple được sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt lo cơ xưởng cho sản xuất bán dẫn là chỉ dấu Việt Nam đã là nơi của những sản phẩm công nghệ cao.
Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận.

Tin cùng chuyên mục

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Để những hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không tái diễn, chính những người lớn cần giáo dục bản thân về lịch sử.
Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Để giảm thiểu tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh, cần sự đồng hành, giáo dục từ gia đình, đặc biệt là sự giám sát và định hướng của phụ huynh.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.
Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Quy hoạch đô thị ven biển được Đà Nẵng triển khai mạnh mẽ, thế nhưng vẫn còn nhiều dự án ôm "đất vàng" đang gây lãng phí, làm chậm đi nhịp phát triển thành phố.
Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Được “chống lưng” mạnh mẽ về logicstics cộng với vũ khí giá rẻ, sàn thương mại điện tử Temu tưởng như có thể tạo nên một thế trận mới tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động