Bộ Y tế khuyến cáo 4 biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người
Sức khỏe 28/10/2022 18:52 Theo dõi Congthuong.vn trên
Vi rút cúm gia cầm lây sang người, Bộ Nông nghiệp ban hành công điện khẩn |
Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc, đảm bảo ăn chín, uống sôi; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có công văn khẩn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan khẩn trương tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do virus; điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
Cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch.
Đồng thời tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 17/10/2022 Cục Y tế dự phòng ghi nhận bệnh nhi nữ 5 tuổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A(H5). Đây là ca bệnh cúm A(H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, vì vậy tổng đàn gia cầm và hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam sẽ tham gia thử nghiệm vaccine phòng lao mới

Hơn chục nghìn công nhân được chơi bóng đá và khám sức khoẻ miễn phí

Tác dụng không ngờ khi mỗi sáng ăn một lát gừng tươi

Công dụng “thần dược” của cây lạc tiên

Hà Nội xuất hiện ca ho gà đầu tiên trong năm 2023
Tin cùng chuyên mục

Đậu ván- thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Mắc sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Nguy cơ hệ thống y tế bị phá vỡ khi bỏ giấy chuyển tuyến

TP. Hồ Chí Minh: Bác sĩ khám cho học sinh Trường Tiểu học Bình Tiên chưa có chứng chỉ hành nghề

Công dụng bất ngờ của bồ kết với sức khỏe

Rau mầm đá có công dụng gì?

Hồng treo gió - những lợi ích cho sức khỏe

Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân

Hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe

Giúp bạn kéo dài tuổi thọ nhờ lối sống lành mạnh

Bác sĩ TikTok "Mr Lee" tiếp tục bị xử phạt, đình chỉ hoạt động

Mẹo khử mùi hôi quần áo khi thời tiết nồm ẩm

Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng lại tái diễn: Đề nghị Bộ Y tế vào cuộc, làm rõ nguyên nhân

Uống vitamin E như thế nào để đẹp da?

Ô nhiễm không khí có thể gây ung thư và hàng loạt bệnh khác

Gia tăng ca mắc bệnh hô hấp ở Trung Quốc: Bộ Y tế đề nghị cung cấp thông tin kịp thời

Làm đẹp tóc bằng vỏ bưởi kết hợp sả, bồ kết

Các bước sống khỏe cùng dinh dưỡng thực vật

Uống nước ép lựu đẹp da, giữ dáng
