Đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ năm 2025 Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc: Hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm y tế |
Theo Quyết định 4384/QĐ-BYT của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính y tế, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:
Thành phần hố sơ: Thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT; Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em dưới 6 tuổi; Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT theo Mẫu TK1-TS; Giấy hẹn khám lại; Giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT; Hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.
Trình tự thực hiện: Người tham gia BHYT khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân.
Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp... hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.
Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có phải có Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám, chữa bệnh. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh.
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Thời hạn giải quyết: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT giải quyết ngay sau khi xuất trình thẻ BHYT và thành phần hồ sơ.