Thứ hai 21/04/2025 13:32

Bộ Y tế họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ

Đến thời điểm này Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, nguy cơ ghi nhận ca nhiễm ở nước ta hoàn toàn có thể.

Chiều ngày 24/7, Bộ Y tế họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ.

Thông tin tại cuộc họp, đến ngày 24/7, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nguy cơ ghi nhận ca nhiễm ở nước ta hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện, có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đến ngày 24/7, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ

Tính đến nay, thế giới ghi nhận gần 16.000 trường hợp mắc tại 74 quốc gia, đã có 5 trường hợp tử vong vì bệnh dịch này.

Đáng lo ngại, thời gian gần đây, số ca mắc bệnh này tăng tại một số quốc gia châu Âu. Một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Singapore, New Zealand, Australia, Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã ghi nhận ca mắc.

Theo ông Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Các nước cạnh Việt Nam như Thái Lan, Singapore đã ghi nhận ca bệnh. Việt Nam được WHO xếp thuộc vào nhóm 1 - nhóm quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên từ tháng 4/2022, nước ta đã bỏ khai y tế đối với khách quốc tế. Vì vậy người dân ở các quốc gia khác vào Việt Nam thuận lợi, trong đó có các quốc gia đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ.

Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định: Việt Nam chưa có báo cáo ca bệnh nhưng chỉ là vấn đề thời gian, cũng có thể đã có sự lây truyền trong cộng đồng. Chúng ta cần có biện pháp ứng phó sàng lọc, ngăn chặn không gây lây nhiễm.

Để chủ động phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành có hoạt động kiểm dịch y tế thực hiện nghiêm, đầy đủ hoạt động kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa... được quy định tại Nghị định số 89 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xử lý y tế, khử khuẩn phương tiện, hàng hóa phải theo đúng quy trình kiểm dịch y tế. Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với bệnh truyền nhiễm tại từng cửa khẩu, trong đó cần có sự phối hợp, tham gia của cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế địa phương để xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng.

Trước tình hình khẩn cấp này, WHO cũng đưa ra khuyến cáo, đối với nhóm 1 (Các quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ hoặc không ghi nhận ca bệnh trong vòng 21 ngày) - Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm này – cần kích hoạt hoặc thiết lập cơ chế phối hợp đa ngành giữa Bộ Y tế và các ban ngành khác để tăng cường sẵn sàng ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ và ngăn chặn sự lây truyền bệnh từ người sang người.

Lập kế hoạch và/hoặc thực hiện các biện pháp can thiệp để tránh kỳ thị và phân biệt đối xử với cá nhân hoặc nhóm người cảm nhiễm với bệnh đậu mùa khỉ; mục tiêu là ngăn ngừa sự lây truyền âm thầm của vi rút đậu mùa khỉ trong cộng đồng. Trọng tâm của những can thiệp này là khuyến khích người dân tự khai báo và tìm kiếm cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh; tạo điều kiện tiếp cận kịp thời với dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu…

Đưa bệnh đậu mùa khỉ vào như một phần của hệ thống giám sát quốc gia hiện tại. Nâng cao năng lực phát hiện bệnh bằng cách nâng cao nhận thức và đào tạo nhân viên y tế; nhận thức của cộng đồng về sự lây truyền vi rút đậu mùa khỉ, biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cũng như các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh…

Đại diện WHO tại Việt Nam cũng thông tin, bệnh đậu mùa khỉ thường khỏi sau vài tuần tuy nhiên cũng có biến chứng. Biến chứng đậu mùa khỉ phần lớn từ các nốt phát ban nếu để nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến phổi, nhiễm trùng máu, mất nước, viêm não.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp