Thứ bảy 17/05/2025 06:16

Bộ Xây dựng sau sáp nhập có 23 đầu mối

Theo Nghị định số 33/2025/NĐ-CP, Bộ Xây dựng sau sáp nhập có 23 đầu mối, thực hiện 32 nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Bộ Xây dựng sau sáp nhập có 23 đầu mối. Ảnh minh họa

Theo Nghị định số 33, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng thực hiện 32 nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó có 4 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là cơ quan của Chính phủ và 25 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Về cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng, Nghị định số 33 quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng có 23 đơn vị, cụ thể:

19 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Quy hoạch - Kiến trúc; Vụ Vận tải và An toàn giao thông; Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng; Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng; Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Cục Phát triển đô thị, Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam.

4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin; báo Xây dựng; tạp chí Xây dựng; Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.

Ngoài ra, Nghị định số 33 quy định: Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.

Tại Điều 4 Nghị định số 33 về hiệu lực thi hành quy định: Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thành việc sắp xếp và ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị này theo quy định, hoàn thành trước ngày 31/3/2025.

Vụ Quản lý doanh nghiệp tiếp tục duy trì để thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tái cơ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy và chấm dứt hoạt động trước ngày 31/12/2030.

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, hệ thống giải quyết thủ tục hành chính Bộ Xây dựng sẽ hoạt động dưới 2 tên miền: Tên miền dành cho cán bộ của Bộ Xây dựng tham gia giải quyết thủ tục hành chính là: http://motcua.moc.gov.vn. Tên miền dành cho cá nhân và tổ chức gửi hồ sơ: http://dichvucong.moc.gov.vn

Bộ Xây dựng mới hình thành trên cơ sở sáp nhập với Bộ Giao thông vận tải, cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ của hai bộ. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ chuyển từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an.

Sau sáp nhập, lãnh đạo Bộ Xây dựng gồm: Bộ trưởng Trần Hồng Minh; 8 Thứ trưởng gồm: Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bùi Xuân Dũng, Thứ trưởng Phạm Minh Hà, Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Xây dựng

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Khẩn trương xử lý các 'điểm đen' giao thông

Phê duyệt dự án gần 39.800 tỷ đồng của Tập đoàn Trump

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra: Chiến lược 3 kết nối góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Thứ trưởng Trung Quốc

Cơ chế đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng, thực thi pháp luật

Việt Nam - Thái Lan: Chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Bộ Công Thương và Tập đoàn Central thúc đẩy hợp tác tiêu thụ hàng Việt

Giới thiệu 300 tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các Bộ trưởng thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025

Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay