Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng “xanh hóa”

Tại Diễn đàn và Triển lãm kinh tế Xanh - GEFE 2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng “xanh hóa”.
Chiều nay Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2022

Tăng trưởng xanh” và “phát triển bền vững” đang trở thành định hướng chiến lược phục hồi kinh tế

Phát biểu tại khai mạc Diễn đàn và Triển lãm kinh tế Xanh - GEFE 2022 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 28/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi quan trọng và các quốc gia (trong đó có Việt Nam) đang nỗ lực tìm kiếm các mô hình phát triển phù hợp với bối cảnh mới nhằm nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hướng tới mục tiêu phát triển thịnh vượng và bền vững.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng “xanh hóa”
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Diễn đàn và Triển lãm kinh tế Xanh - GEFE 2022

Theo đó, “tăng trưởng xanh” và “phát triển bền vững” đang trở thành những định hướng chiến lược cho phục hồi, phát triển và xa hơn là phòng ngừa rủi ro cho cả khu vực công và tư, bởi định hướng này mở ra thời kỳ tăng trưởng cao, bền vững nhờ vào đổi mới cách thức sản xuất, kinh doanh và tương tác; giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên, xây dựng sự gắn kết, tạo giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu của chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.

“Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua với việc chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống sang nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng nhanh, đặc biệt là nhu cầu về điện. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam vẫn dựa trên một nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng (trong đó năng lượng hóa thạch chiếm khoảng 70%). Những hệ lụy theo sau nhu cầu năng lượng ngày càng tăng là các vấn đề liên quan tới bảo đảm an ninh năng lượng và các thách thức về môi trường, ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn. Biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó có nguyên nhân từ việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, gây nhiễm môi trường. Với Việt Nam, đây là một trong những thực trạng và thách thức nghiêm trọng cần tập trung giải quyết trong nhiều năm tới”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, là một nước đang phát triển và sử dụng nhiều năng lượng nhưng Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và khát vọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới với việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; mạnh dạn đưa ra những cam kết rất tích cực về phát triển bền vững với quan điểm xuyên suốt là không chấp nhận phương thức tăng trưởng bằng mọi giá; minh chứng thật rõ ràng khi Việt Nam là một trong số 147 quốc gia tham dự Hội nghị COP26 cam kết đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Nhận thức đầy đủ những thách thức khi hướng tới phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, Việt Nam đã và đang xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của mình thông qua việc xây dựng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHĐ8) với những ưu tiên thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch, hạn chế tối đa nguồn năng lượng hóa thạch nhằm giảm tác động tới môi trường; xem xét dừng quá trình mở rộng sử dụng than đá và khí đốt; thúc đẩy chuyển đổi năng lượng theo hướng “xanh hóa”, gia tăng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, nhất là chú trọng phát triển điện gió.

Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm về phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Việt Nam có đặc điểm địa lý lợi thế, đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và nằm trong vùng gió mùa châu Á mạnh, ổn định, tiềm năng năng lượng gió được đánh giá là rất dồi dào.

Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng gió trung bình so với các nước trên thế giới, nhưng thuộc diện lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió khoảng 600 W, lớn gấp 200 lần so với công suất của nhà máy thủy điện Sơn La và gấp hơn 13 lần tổng công suất cực đại của hệ thống điện toàn quốc năm 2020.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng “xanh hóa”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam và châu Âu tham quan triển lãm kinh tế Xanh

Với những cơ chế khuyến khích phù hợp, kịp thời của Chính phủ và sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành, địa phương, điện gió đã có sự phát triển vượt bậc. Nếu cuối năm 2020, cả nước mới chỉ có khoảng 538 MW điện gió vận hành thì đến cuối năm 2021, tổng công suất các dự án điện gió đã đạt trên 4.100 MW (chiếm khoảng 5,28% tổng công suất các nguồn điện), cung cấp khoảng 1,3% tổng điện năng sản xuất. Mặc dù tiềm năng rất lớn nhưng sự phát triển của lĩnh vực điện gió tại Việt Nam hiện còn rấ nhỏ lẻ và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. Vì vậy, rất cần những cơ chế khuyến khích có tính đột phá, khả thi để khắc phục những khó khăn, thách thức, tiếp tục tạo tiền đề cho điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi phát triển mạnh trong tương lai.

Thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo đảm cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cấp bách tìm kiếm những giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng, thúc đẩy phát triển mạnh năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió nhằm khai thác các tiềm năng sẵn có, tăng cường tính tự chủ cung năng lượng, Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050. Những đề án này sẽ bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền nhằm bảo đảm nhiều mục tiêu đặt ra trong thời gian tới như: Ưu tiên phát triển năng lượng bền vững; phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; khuyến khích khai thác, sử dụng triệt để, hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch... từng bước thực hiện hiệu quả các cam kết của Việt Nam hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050.

Dự kiến đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 121 - 146 nghìn MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà, nguồn cấp phụ tải riêng và đồng phát), trong đó điện gió (gồm cả điện gió ngoài khơi) sẽ tăng từ mức trên 4.100 MW hiện nay lên tới 12 - 30 nghìn MW (chiếm 9,8 - 20,3% công suất và 5,6 - 14,1% sản lượng toàn hệ thống); riêng điện gió ngoài khơi dự kiến đạt khoảng 7.000 MW (chiếm khoảng 4,7% công suất). Tổng công suất năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) tăng từ mức khoảng 17.000 MW (khoảng 25% công suất và 4,5 % sản lượng) hiện nay lên khoảng 22 - 40 nghìn MW (chiếm 18 - 27% công suất và 11,6 - 20,2% sản lượng).

Định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 368 - 502 nghìn MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà, nguồn cấp phụ tải riêng và đồng phát), trong đó điện gió (gồm cả điện gió ngoài khơi) sẽ đạt khoảng 95 153 nghìn MW (chiếm 25,8 - 30,5% công suất và 26,8 - 36,9% sản lượng toàn hệ thống), riêng điện gió ngoài khơi dự kiến đạt khoảng 46 - 87 nghìn MW (chiếm khoảng 12,5-17,3% công suất). Tổng công suất năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) đạt khoảng 202 - 296 nghìn MW (chiếm 54,9 - 58,9% công suất và 48,2 - 59,1% sản lượng).

Có thể thấy, cơ cấu nguồn điện có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn điện năng lượng tái tạo, xanh và bền vững với khoảng 50 - 60% tổng năng lượng sẽ được cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo bền vững vào năm 2050. Với chương trình phát triển điện lực như vậy, lượng phát thải khí CO, dự kiến đạt đỉnh 239-259 triệu tấn vào năm 2035 và giảm dần tới 30-35 triệu tấn vào năm 2050, bảo đảm đáp ứng các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc xây dựng và ban hành các các cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn... Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất luật hóa việc phát triển năng lượng tái tạo, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển năng lượng tái tạo; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khuyến khích cải thiện hành vi, thói quen sử dụng điện/năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Phấn đấu tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đạt khoảng 7% vào năm 2030 và 14% vào năm 2045, góp phần vào sự thành công của quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.

Với Chương trình phát triển điện lực nêu trên đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn (khoảng 14,2 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2021-2030 và 24,4 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2031-2050). Vì vậy, để thực hiện thành công chương trình này, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, bên cạnh sự nỗ lực của mình, Việt Nam rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác và các nhà tài trợ quốc tế về công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn vốn ưu đãi; nhất là hỗ trợ trong việc kết thúc sớm vòng đời các dự án điện than, khơi thông và thu hút các nguồn tài chính từ khu vực công - tư để thúc đẩy hợp tác đầu tư về cơ sở hạ tầng điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo, hạ tầng truyền tải điện cũng như về công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

“Việt Nam luôn sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước về phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện gió (nhất là điện gió ngoài khơi) nói riêng; đồng thời căn cứ vào các quy định của phát luật Việt Nam, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và sức chống chịu của nền kinh tế để lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước - nhà đầu tư và người dân”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ.

Hà Linh - Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành công nghiệp ‘nhìn thẳng vào sự thật’, thực hiện loạt giải pháp đột phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành công nghiệp ‘nhìn thẳng vào sự thật’, thực hiện loạt giải pháp đột phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh ngành công nghiệp cần đổi mới trong tư duy, quyết liệt trong hành động để góp sức hiện thực mục tiêu tăng trưởng 2 con số.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, ghi nhận nhiều điểm sáng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đẩy công nghiệp, thương mại.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Các doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản đều bày tỏ vui mừng khi Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân và mong muốn sẵn sàng hợp tác.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nhật Bản hợp tác với Việt Nam phát triển điện hạt nhân trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Ngày 20/12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp/trường đại học Nhật Bản về điện hạt nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 20/12, Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Ngày 20/12 (theo giờ Nhật Bản), Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Sáng 20/12, tại Tokyo (Nhật Bản), Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai đã diễn ra. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là 'sứ giả' kinh tế, là cầu nối thu hút đầu tư bền vững

Giao nhiệm vụ cho các Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Thương vụ không chỉ kết nối thương mại mà còn kết nối đầu tư.
Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Chiều 18/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương tới tìm hiểu thị trường tại đại diện chi nhánh Tập đoàn HiteJinro tại Tokyo, Nhật Bản.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, Quản lý thị trường cần nêu cao tinh thần, tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hội nghị tổng kết năm 2024 tại Quảng Tây đánh dấu bước tiến trong hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung, thúc đẩy thông quan, đầu tư và phát triển bền vững.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Theo phương châm "Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ "của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời, gỡ vướng trong thi công đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động