Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích giải pháp tháo gỡ khó khăn về xăng dầu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, dư luận cho rằng thiếu nguồn cung xăng dầu trong nước là hoàn toàn không chính xác và Bộ có những số liệu, đánh giá chi tiết.
Doanh nghiệp đầu mối cam kết đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho Bình Dương Bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Petrolimex: “Không thiếu nguồn cung, người dân muốn đổ bao nhiêu xăng dầu cũng được”

Nguồn cung chưa bao giờ thiếu

Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 22/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Trách nhiệm trong quản lý xăng dầu không chỉ của Bộ Công Thương
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp tổ sáng 22/10

Phát biểu tại phiên họp tổ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyên Hồng Diên cho rằng, cả thế giới điêu đứng trong vấn đề năng lượng, giá tăng cao mà không có hàng để mua, 5 ngày trước tôi được cử sang công tác tại Nga về diễn đàn năng lượng với các đối tác Nga, Bộ Kinh tế Nga.

Tại Nga sở hữu khối lượng dầu mỏ lớn, chiếm 30-35% dầu lửa thế giới, Nga khó khăn trong việc bán ra sản phẩm dầu lửa và khí đốt, giá bán lẻ của Nga là 58-60 Rup/lít, so với đồng USD là từ 1-1,2 USD (tương đương trên 30 nghìn/lít),

Trong khi đó, ở Việt Nam duy trì ở ngưỡng từ 21- 25 nghìn đồng/lít, cao nhất ở thời điểm này là 23 nghìn đồng/lít. “Giá xăng dầu của chúng ta trong nhóm thấp nhất trong khu vực, trừ Malaysia trợ cấp trong nước thì không nói, còn người nước ngoài sống ở Malaysia vẫn phải mua giá của khu vực, cao hơn bình quân giá của chúng ta - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, cho nên biên độ dao động của giá xăng dầu rất cao, trong 10 kỳ điều hành liên tiếp (300 ngày) liên tục giảm, nhưng đến thời điểm này bắt đầu lên. Những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhập với giá cao ở kỳ trước nhưng bán giá thấp đương nhiên bị thua lỗ, khủng hoảng.

Lý giải vấn đề: Tại sao có chuyện bảo đảm cung ứng xăng dầu mà lại có chuyện đứt gãy, nhiều cửa hàng đóng cửa?, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, về nguồn cung, Việt Nam chưa bao giờ thiếu, cho đến thời điểm này, dư luận cho rằng thiếu nguồn cung trong nước là hoàn toàn không chính xác. Chúng tôi có những cơ sở, số liệu, kiểm tra, đánh giá một cách rất chi tiết.

Chúng tôi có lực lượng quản lý thị trường, Sở Công Thương kiểm soát trên từng địa bàn để nắm được lượng hàng. Đến thời điểm ngày 30/9/2022, chúng ta còn hàng dự trữ thương mại (hàng dự trữ quốc gia không động đến) là 2,5 triệu khối, năng lực sản xuất của hai nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn trong tháng 10 bảo đảm 80% nguồn cung trong nước với 1,3 triệu khối/tháng.

Theo kế hoạch phân giao, 34 doanh nghiệp đầu mối của chúng ta phải nhập trong kỳ tháng 10 là 500 nghìn khối, như vậy chúng ta đã có hơn 3 triệu khối ở thời điểm cuối tháng 9 và giữa tháng 10, hoàn toàn đáp ứng nguồn cung cho đến hết giữa tháng 11. Trong khi sang tháng 11 tiếp tục sản xuất gối đầu và nhập khẩu.

Nhưng rõ ràng, nguồn cung không thiếu nhưng bán ra thị trường lại có khó khăn. Doanh nghiệp phải nhập với giá cao kỳ trước nhưng trong kỳ với giá thấp, đương nhiên là lỗ mà đã lỗ thì không dám làm. Bên cạnh đó, hàng loạt chi phí định mức của chúng ta đã lỗi thời, lạc hậu- Bộ trưởng nói.

Từ lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy về kho bãi của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối đều bất cập lạc hậu.

Vì sao chỉ đóng cửa một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở phía Nam?

Mặt khác, tại sao lại không xảy ra việc đóng cửa cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên phạm vi cả nước mà chỉ tập trung ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu: Thứ nhất, phải khẳng định trước đó ở khu vực này có lượng đáng kể xăng dầu trôi nổi, kể cả xăng dầu lậu, giả.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý xăng dầu trách nhiệm không chỉ của Bộ Công Thương
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, dư luận cho rằng thiếu nguồn cung trong nước là hoàn toàn không chính xác

"Bằng chứng hồi tháng 8, chúng ta tiếp tục bắt giữ, triệt phá những vụ làm giả xăng dầu mấy trăm triệu lít. Đấy là tảng băng nổi thôi, còn chìm là bao nhiêu thì phải có thời gian mới giải quyết được" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

Rõ ràng, nếu có lượng xăng trôi nổi như vậy, người kinh doanh trong lĩnh vực này, người ta không quan tâm lắm đến chi phí định mức, chiết khấu, và không quan tâm lắm đến việc đăng ký mua của ai một cách ổn định.

Đến bây giờ thị trường chúng ta đánh mạnh về xăng dầu giả, siết chặt xăng dầu lậu, cho nên chỉ còn xăng dầu chính thống. "Mà xăng dầu chính thống, như tôi vừa phân tích giá biến động liên tục như thế, chiết khấu thấp. Người đang kiếm được rất nhiều tiền, giờ kiếm được ít tiền, thậm chí lỗ thì không ai muốn làm" - Bộ trưởng nói.

Thứ hai, vừa qua cơn lốc về chứng khoán, bất động sản cũng có những tác động nhất định. "Tôi không nói tất cả nhưng qua quan sát thấy rằng, thông thường những doanh nghiệp làm xăng dầu đều có tham gia ít nhiều vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Cho nên khi tham gia vào lĩnh vực này, nguồn tiền cũng bị vơi đi. Cho nên đến kỳ nhập (bối cảnh nhập cao, bán thấp) thì người ta không còn tiền và không hấp dẫn" - Bộ trưởng nhận định.

Thêm nữa room tín dụng, khi doanh nghiệp được cấp phép là đầu mối hoặc thương nhân phân phối sẽ được ngân hàng cấp cho room tín dụng, khoản vay nhưng vì room được quy định từ trước, giá xăng dầu trước đây chỉ 50-60USD/thùng nhưng bây giờ giá cao, thậm chí có thời điểm gấp hơn 2 lần mà room tín dụng vẫn vậy, những doanh nghiệp kể cả làm ăn đứng đắn cũng không đủ tiền nhập, chứ chưa nói đến những doanh nghiệp "tay trái" kết hợp này kia cũng là nguyên nhân phải đề cập.

Thứ ba, thông thường trước đây các doanh nghiệp trong hệ thống kinh doanh ở từng khu vực họ có nhiều nguồn để lấy, cùng 1 lúc ký với rất nhiều doanh nghiệp đầu mối, nhưng ký xong rồi không nhập, dẫn đến câu chuyện “lắm mối tối nằm không”, anh ký với nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng không mua của người ta, thì doanh nghiệp đầu mối có quyền từ chối.

Petrolimex không bao giờ thiếu hàng, nhưng họ phải ưu tiên bảo đảm cho hệ thống của mình trước và các thương nhân phân phối có hợp đồng mua bán ổn định với người ta. Giải quyết chuyện này, về nguyên tắc vẫn phải theo luật, doanh nghiệp nào sai theo quy định của pháp luật thì phải bị xử lý.

Người đứng đầu ngành Công Thương cho biết, Nghị định 95 sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đang có hiệu lực, nhưng vừa qua đã bộc lộ nhiều khuyếm khuyết, Bộ Công Thương đã và đang được giao nhiệm vụ nghiên cứu cùng với các bộ ngành để xem xét, đề xuất sửa đổi.

Nhưng trước mắt chúng ta phải thực hiện, thì trong quá trình này, cứ sai đâu xử lý đó, kể cả thu hồi có thời hạn, tất nhiên vừa rồi trong "cơn lốc" xăng dầu, chúng tôi báo cáo cấp trên tạm thời chưa xem xét hình phạt bổ sung đối với một số doanh nghiệp có kết luận về sau. "Trong thời gian tới chúng tôi đề xuất theo hướng: Lần 1 kiểm tra vi phạm phạt tiền, lần 2 vẫn vi phạm thì phạt tiền cao hơn, lần 3 thì thu hồi vĩnh viễn" - Bộ trưởng nói.

Trách nhiệm không chỉ của Bộ Công Thương

Bộ trưởng cũng báo cáo thêm, trong quản lý mặt hàng xăng dầu, dư luận đặt vấn đề trách nhiệm thuộc ngành Công Thương. “Tôi thừa nhận trách nhiệm này. Tuy nhiên, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ngoài Bộ Công Thương, hiện có 6 Bộ ngành cùng quản lý" - Bộ trưởng nói.

Bộ Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung - tức là nguồn cung xăng dầu ra thị trường và quản lý hệ thống phân phối từ doanh nghiệp đầu mối cho tới thương nhân phân phối.

"Thuế, chi phí định mức, chi phí kinh doanh xăng dầu... trong giá xăng dầu là Bộ Tài chính; Bộ Giao thông Vận tải đảm bảo lưu thông mặt hàng này; quản lý chất lượng xăng dầu là Bộ Khoa học và Công nghệ; quản lý môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng và các địa phương cũng được giao trách nhiệm này" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay.

Bộ trưởng chỉ ra, trong hệ thống kinh doanh xăng dầu có 4 tầng lớp: Doanh nghiệp nhập khẩu (tức doanh nghiệp đầu mối) - Thương nhân phân phối (doanh nghiệp nhận hàng từ đầu mối/ từ các nhà máy sản xuất trong nước) - Tổng Đại lý/ Đại lý - Cửa hàng bán lẻ.

Với cấp Tổng Đại lý/ Đại lý và cửa hàng bán lẻ, theo Bộ trưởng hiện có khoảng 17.000 cửa hàng. Đây là hệ thống do chính quyền các tỉnh, thành phố cấp phép và quản lý trực tiếp. Cho nên, trong việc phân phối thì ngoài việc quản lý kiểm soát, điều tiết doanh nghiệp đầu mối thì rất cần các địa phương vào cuộc kiểm soát và quản lý, xử lý đối với hai cấp độ này. Có như vậy mới đồng bộ, hiệu quả.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động