Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về những “nút thắt” trong cổ phần hoá
Doanh nghiệp - Doanh nhân Thứ ba, 17/05/2022 - 16:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Có 4 “nút thắt” lâu nay cản trở, làm chậm tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp được người đứng đầu ngành Tài chính nêu lên tại hội thảo “Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Hội thảo do Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) và Tạp chí Tài chính tổ chức ngày 17/5/2022 tại Hà Nội.
“Nút thắt” đầu tiên được Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu lên là: tiến độ chậm, chưa đạt kết quả đề ra theo đề án mà Chính phủ đã ban hành.
“Nút thắt” thứ hai là nguồn thu cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu. “Riêng năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ thu từ cổ phần hóa 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm thu chưa đầy 2.000 tỷ đồng, tức là cổ phần hóa rất chậm”- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhìn nhận.
“Nút thắt” thứ ba là việc xác định giá trị của doanh nghiệp thời gian qua còn chưa chính xác, thường thấp hơn giá trị thực tế, gây thất thoát, lãng phí.
![]() |
Đây cũng là “nút” mắc nhất thời gian trong cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ trường Tài chính phân tích, việc tính giá trị một lần không sát giá thị trường; ngoài ra, dù có sát thị trường thì sau 10 năm, 20 năm, giá trị lại khác… Đây là lỗ hổng gây thất thoát, chưa nói đến việc nộp tiền thuê đất một lần thì doanh nghiệp cổ phần hóa có thể chuyển quyền sử dụng đất để làm nhà đô thị, hay công trình khác…
“Chuyển mục đích sử dụng đất dẫn đến xác định giá trị sử dụng đất không chính xác, dẫn tới thất thoát”- Bộ trưởng Tài chính nói.
Cái “nút” thứ tư là vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua quyết tâm chưa cao nên tiến độ chưa đạt yêu cầu.
Tại hội thảo, ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp đã thông tin về một số kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025. Theo đó về kết quả cổ phần hóa, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 đã có 180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng. Về thoái vốn, lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 - 2020 đạt 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng.
Về cơ bản, đến nay các cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn, trong đó có các quy định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước để thực hiện sắp xếp; cơ chế chuyển đổi thành công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn nhà nước, cơ chế xử lý lao động dôi dư... đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ và liên tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp và hoạt động hiệu quả hơn so với trước, tạo nguồn thu cho ngân sách...
Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Phạm Văn Đức cho biết, trọng tâm hoàn thiện thể chế cho giai đoạn 2021 - 2025 là xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13).
Theo đó, tập trung hoàn thiện, xây dựng khung khổ pháp lý về quản lý, đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, tạo động lực, sức ép để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước chủ động sắp xếp để giữ vai trò chủ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp trong nước phát triển...
Cũng tại hội thảo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp vì hình thức sử dụng đất của doanh nghiệp trước và sau khi cổ phần hóa, thoái vốn vẫn là Nhà nước giao đất, cho thuê đất nên giá trị quyền sử dụng đất không gia tăng khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn mà chỉ khi có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Sau khi cổ phần hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (nếu có) phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, cần tách công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khỏi quy trình cổ phần hóa vì rà soát hiện trạng sử dụng đất là nhiệm vụ thường xuyên cả trước và sau cổ phần hóa của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai để bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả sử dụng đất, tránh hoang hóa, lãng phí chứ không phải chỉ để thực hiện công tác cổ phần hóa, thoái vốn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

PC Đắk Lắk: Hiệu quả từ 10 năm điện tử hóa hệ thống đo đếm điện năng

Supe Lâm Thao: Kỷ niệm 60 năm ngày công ty bước vào sản xuất và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Hãng hàng không Pacific Airlines đứng trước nguy cơ chấm dứt hoạt động

Nhà máy Bột – Giấy VNT19: Phát triển xanh, bền vững là mục tiêu hàng đầu

VNPT-Media, Be Earning, ngân hàng số Cake by VPbank phối hợp triển khai dịch vụ ứng lương qua VNPT Money
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương yêu cầu VEAM tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục tối đa các tồn tại, vướng mắc

Mỏ Tê Giác Trắng đạt mốc 100 triệu thùng dầu: Thành quả hợp tác của Liên doanh Hoàng Long

Tổng công ty Khí Việt Nam sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022

Ngành chuyển phát nhanh thích ứng ra sao trước thay đổi của thị trường?

Tập đoàn PC1 vượt tiến độ Dự án kéo dây vượt biển Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc

Supe Lâm Thao: Viết tiếp trang sử 60 năm tự hào

Cuộc gặp gỡ của Nữ công Công đoàn PV GAS: Tinh thần nữ lao động bừng sáng và ngọt ngào

Giải quyết bài toán thiếu hụt nhân sự: doanh nghiệp cần thay đổi

Tập đoàn BIM Group đồng hành cùng tổ chức Newborns Vietnam

Công đoàn PV GAS: Phát huy vai trò của Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài nhà nước

Tín Nghĩa khẳng định ông Quách Văn Đức đã không còn giữ chức vụ nào tại công ty

Tham quan Nhà máy Đạm Cà Mau: Những bài học không có trong sách vở

PC Bình Định thực hiện tốt Chỉ thị 20 về tiết kiệm điện

Meta tiên phong xu hướng “Shoppertainment" - kết hợp giải trí và mua hàng

Supe Lâm Thao: Tiếng hát người lao động vang xa

Những bữa tiệc bình dân tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Phúc Đại Việt: Hành trình vượt thách thức – Bứt phá để thành công

Thương hiệu “Nhôm quốc dân” – Nhôm Đại Tân: Khung bền xây tổ ấm

Doanh nghiệp Việt vinh danh tại giải thưởng video Achievement Award 2022

Nhiệt điện Hải Phòng đảm bảo cấp điện an toàn trong mùa mưa bão
Đọc nhiều

VNPT-Media, Be Earning, ngân hàng số Cake by VPbank phối hợp triển khai dịch vụ ứng lương qua VNPT Money

Doanh nghiệp sản xuất miền Trung - Tây Nguyên khôi phục sau dịch Covid-19: Bài 1- Nhận diện thách thức
