Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà: Những năm tháng không quên

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Nguyễn Mạnh Hà được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế trong Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

Người trí thức công giáo tham gia Chính phủ

Ông Nguyễn Mạnh Hà sinh tại thị xã Hưng Yên trong một gia đình công giáo. Năm 1926, khi 13 tuổi ông sang Pháp học Trung học rồi học Đại học. Năm 1937 ông tốt nghiệp khoa Luật học và chính trị, Trường Đại học Paris (Pháp).

Về nước đúng lúc Mặt trận Bình dân lên cầm quyền, ở Đông Dương đang có phong trào đấu tranh để tiến tới Đông Dương đại hội. Trong thời gian này, ông được Thống sứ Bắc Kỳ cử làm Thanh tra lao động thành phố Hải Phòng và các khu hầm mỏ. Năm 1943, ông được cử chức Giám đốc Kinh tế kiêm Thanh tra lao động Bắc Kỳ.

Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà: Những năm tháng không quên
Sắc lệnh số 48 ngày 9/10/1945 về việc cho phép các công ty và các hãng ngoại quốc hiện có được phép tiếp tục công việc kinh doanh (Ảnh tư liệu)

Khi đó, Thị trưởng Pháp ở Hải Phòng - ông Luciani (người đảo Corse) - đã gọi Nguyễn Mạnh Hà tới và đề nghị: "Tôi muốn ông lo việc tiếp tế gạo, lâu nay vẫn do người Pháp làm và họ chỉ bỏ đầy túi". "Ông là người liêm khiết, tôi cử ông làm Giám đốc Kinh tế Hải Phòng và tôi giao cho ông tìm một giải pháp", Luciani nói thêm.

Nhờ đó, Nguyễn Mạnh Hà nắm trong tay việc tiếp tế gạo. Ông đã cùng với những bạn như nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà mở những quán cơm bình dân. Vì thế, trong thời gian Nhật chiếm đóng, mỗi ngày ông và các đồng sự có thể phân phát hơn 20 nghìn suất cơm và một ít thức ăn. Hải Phòng thoát nạn đói và coi ông là một vị cứu tinh. Mặt trận Việt Minh biết rõ điều này, cho nên ngay sau Cách mạng tháng Tám, đã mời Nguyễn Mạnh Hà tham gia Chính phủ.

Câu chuyện một trí thức Công giáo được chọn mặt gửi vàng ra làm Bộ trưởng Kinh tế đã được ông Nguyễn Mạnh Hà kể lại như sau: Một người bạn luật sư, trước kia là bạn học luật với ông Võ Nguyên Giáp, đã nói với tôi: "Anh Giáp muốn gặp anh". Tôi bèn đi gặp ông Giáp, ông Giáp chỉ nói đơn giản rằng: "Anh từng là Giám đốc Kinh tế Bắc Kỳ, vậy dĩ nhiên với kinh nghiệm của anh, anh phải làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Chính phủ đầu tiên mà chúng tôi sắp thành lập".

Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà: Những năm tháng không quên
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà (bên trái) và cựu Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh tại Pháp năm 1946. Ảnh tư liệu gia đình Luật sư Vũ Trọng Khánh

Một tuần lễ sau đó, ngày Chính phủ lâm thời chính thức ra mắt, Nguyễn Mạnh Hà có cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vừa thấy ông, Hồ Chủ tịch đã reo lên: "Chú đấy à, con rể Marrane đấy à? Tôi đã gặp ông ấy ở đại hội Tours!".

Làm Bộ trưởng Kinh tế trong Chính phủ lâm thời khi nạn đói đang đe dọa nhân dân miền Bắc, ông Nguyễn Mạnh Hà có Thông cáo gửi đến những hội buôn và cả những nhà tư sản buôn gạo mời tới trụ sở Bộ Kinh tế để thương thuyết. Thông cáo ngày 6/9/1945 của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà mang nội dung cụ thể như sau:

"Việc tiếp tế gạo cho Bắc Bộ xét ra rất cần thiết sau nạn lụt lội vừa xảy ra nên Chính phủ đã phái một Ủy ban vào Nam Bộ điều tra và tổ chức cách tải gạo ra Bắc. Việc ấy rất can hệ cho sự sống còn của mười triệu đồng bào nên Chính phủ hô hào quốc dân hưởng ứng và cộng tác vào việc tiếp tế về mọi phương diện. Những hội buôn hay các tư gia nào muốn tổ chức mua và vận tải gạo từ Nam ra Bắc xin mời lại Bộ Kinh tế để thương thuyết với đại biểu Chính phủ".

Trong quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, ông Nguyễn Mạnh Hà đã đề nghị và tiếp ký nhiều văn bản pháp luật bằng chế độ sắc lệnh để điều hành và quản lý kinh tế trong cả nước. Có thể kể đến Sắc lệnh số 48 ngày 9/10/1945 về việc cho phép các công ty và các hãng ngoại quốc hiện có được phép tiếp tục công việc kinh doanh.

Theo sắc lệnh 39/SL ngày 26/9/1945 ông Nguyễn Mạnh Hà được cử vào Ủy ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử để cùng Chính phủ thực hiện cuộc bầu cử Quốc hội trong toàn quốc vào cuối năm. Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên 6/1/1946 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà trúng cử Đại biểu Quốc hội tại tỉnh Hưng Yên.

Ngày 26/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí về vấn đề đoàn kết cũng nêu gương đoàn kết của ông Nguyễn Mạnh Hà:

Hỏi: Chính phủ cũ lấy thêm những vị nào để thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời ?

Trả lời: Có cụ Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch, một ông Bộ trưởng Vệ sinh (Y tế) và một ông Bộ trưởng Kinh tế. Ông Nguyễn Mạnh Hà (người không đảng phái) đã tự nhường xuống làm Thứ trưởng để tỏ lòng thành thực đoàn kết của Chính phủ hiện thời".

Trong một dịp khác, ông Nguyễn Mạnh Hà kể tiếp: "Đến tháng 3 năm 1946, Cụ Hồ Chí Minh lại bảo tôi: "Bây giờ tôi thấy cần phải trao cho chú một nhiệm vụ khác, quan trọng hơn việc chú đang làm, mà việc mới này, chỉ có chú mới có thể hoàn thành được, đó là tiến hành trong hậu trường cuộc đàm phán với Pháp".

Đó là sự kiện ông Nguyễn Mạnh Hà trở thành thành viên trong Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang đàm phán với Pháp tại Hội nghị Fontainebleau trên cương vị thành viên Ủy ban Kinh tế Tài chính.

Hiện thân của sự chung thủy và khiêm nhường

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), bị mắc kẹt ở Hà Nội nhưng nhà trí thức Nguyễn Mạnh Hà đã bất hợp tác với chính quyền thực dân. Thái độ của ông được đương thời đánh giá là "trùm chăn" không cộng tác với chính quyền thực dân. Thái độ này của ông đã trở thành tấm gương cho các trí thức khác.

Không chỉ có vậy, bằng kiến thức luật pháp của mình, Luật sư Nguyễn Mạnh Hà cùng Luật sư Vũ Văn Hiền đã tranh tụng trong nhiều phiên tòa xử tội người tham gia kháng chiến. Tất cả các bị cáo đều được chánh tòa xử trắng án, trả tự do ngay tại tòa.

Năm 1951, Đại tướng De Lattre de Tassigny, Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương đã ký lệnh trục xuất Nguyễn Mạnh Hà về Pháp cùng với vợ con. Sang Pháp, ông được cử giữ chức Thanh tra lao động của Chính phủ Pháp. Năm 1965, Nguyễn Mạnh Hà còn sang Campuchia tham gia Đại hội nhân dân Đông Dương do Quốc vương Xihanúc triệu tập, thảo luận về tình hình đế quốc Mỹ can thiệp vào Đông Dương.

Nhắc đến ông Nguyễn Mạnh Hà, không thể quên bà Renée Nguyễn Mạnh Hà - nhũ danh Marrane (1916-2007), phát ngôn viên tiếng Pháp đầu tiên có giọng "đầm" của Đài Tiếng nói Việt Nam những ngày đầu thành lập. Bà là con gái Nghị sỹ Đảng Cộng sản Pháp Georges Marrane (1888-1976) đồng thời cũng là Thị trưởng Ivry-sur-Seine, thành phố "đỏ" ở phía đông nam, sát thành phố Paris. Georges Marrane đã làm Thị trưởng từ năm 1925 đến 1965, gần suốt 40 năm trời (trừ thời kỳ Đức chiếm đóng). Bà Renée luôn sát cánh với chồng trong các hoạt động xã hội và tôn giáo như: Thành lập tổ chức Thanh lao công đầu tiên ở Việt Nam, tổ chức cứu đói năm 1945, cũng như các hoạt động yêu nước khác.

Theo đánh giá của Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu (đồng thời cũng là người bạn của hai vợ chồng bà), bà Renée còn là người phụ nữ duy nhất trong phái đoàn Chính phủ Việt Nam sang Pháp đàm phán Hội nghị Fontainebleau (1946). Sang Pháp năm 1996, gặp lại bà Renée, lúc đó đã 80 tuổi, "vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, nói tiếng Việt đặc giọng Hà Nội". Bà qua đời năm 2007 tại Pháp.

Sau khi nước nhà hết chiến tranh và hai miền đã thống nhất, Chính phủ ta đã trân trọng mời ông Nguyễn Mạnh Hà thu xếp thì giờ về thăm Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên; ông đã có dịp thăm lại những người bạn cũ của thuở hàn vi. Ông cảm động nói với đông đảo bà con ở giữa Thủ đô anh hùng của đất nước: "Mặc dầu tuổi đã cao và sức yếu, tôi thấy có bổn phận phải về thủ đô Hà Nội để chia sẻ cùng toàn thể dân tộc. Tôi tâm tình biết ơn sâu sắc người Cha chung của đất nước là Cụ Hồ Chí Minh, Người đã suốt đời cố gắng theo đuổi mục đích là mang về cho chúng ta Độc lập, Tự do, Hạnh phúc".

Kiều Mai Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng tháng Tám

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động