Bỏ thuốc bằng thảo dược nên hay không?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều quảng cáo sản phẩm thảo dược cai thuốc lá do tư nhân sáng chế. Thực chất các sản phẩm này là loại nước súc miệng nhằm giảm bớt sự thèm muốn thuốc lá. Đối với bất kỳ sản phẩm nào, người bán cũng cam kết bỏ hẳn được thuốc lá. Vậy người nghiện có nên thử?
Bỏ thuốc bằng thảo dược nên hay không?
Những thảo dược được chiết suất thành nước súc miệng cai thuốc lá (Ảnh minh họa)

Theo các nghiên cứu và phân tích cho thấy khi hút thuốc lá Nicotine đi vào cơ thể, xâm nhập vào mạch máu rồi theo máu lên não. Khi đến não Nicotine kích thích não tiết ra một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamine, chất này kích thích các nơ ron thần kinh tạo cảm giác tỉnh táo, thư giãn và sảng khoái tinh thần. Nhưng do Dopamine quá dư thừa, não bộ tự điều chỉnh và giảm lượng Dopamine được tiết ra tự nhiên. Chính vì vậy, khi không hút thuốc, cơ thể người sử dụng thuốc lá bị rơi vào trạng thái thiếu Dopamine, dẫn đến cảm giác bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, mất tập trung… và cảm thấy thèm hút thuốc lá để được sảng khoái tinh thần. Vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại chính là nguyên nhân gây nghiện thuốc lá, mà thủ phạm chính là Nicotine.

Để cai nghiện thuốc lá cần phải có sự quyết tâm rất cao và thực hiện kế hoạch một cách kiên trì như hút bớt dần, tập thể dục giảm bớt căng thẳng khi không có thuốc, không dùng bia rượu, nước uống có ga, hoạt động, thư giãn tránh tình trạng căng thẳng (stress), ăn uống lành mạnh, nhai kẹo cao su, đánh răng thường xuyên...

Tuy nhiên trong trường hợp cai thuốc nhiều lần nhưng vẫn không thành công, thì một giải pháp bạn cũng có thể áp dụng là dùng thảo dược.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều quảng cáo sản phẩm thảo dược cai thuốc lá do tư nhân sáng chế. Thực chất các sản phẩm này là loại nước súc miệng nhằm giảm bớt sự thèm muốn thuốc lá. Đối với bất kỳ sản phẩm nào, người bán cũng cam kết bỏ hẳn được thuốc lá. Vậy người nghiện có nên thử?

Hầu hết các cơ sở bán loại nước súc miệng này đều nêu rõ công dụng và hướng dẫn cách sử dụng như khi ngậm và súc miệng, các thành phần của thuốc sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong các tế bào ở khoang miệng, vòm họng giúp đào thải chất Nicotine và làm sạch các “dư vị” do thuốc lá để lại; tạo lớp màng bề mặt để ngăn chặn sự xâm nhập ngược trở lại của Nicotine; sau một thời gian sử dụng, người hút nếu có hút thuốc lại sẽ thấy nhạt nhẽo, không ngon, cảm giác thèm thuốc gần như không còn...

Một số bác sĩ lại cho biết các loại nước súc miệng có hiệu quả hay không chưa được kiểm chứng. Hơn nữa cũng phải sử dụng trong thời gian dài ít nhất 2 tháng mới biết được. Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ khuyến cáo ba loại thuốc có thể giúp cai thuốc lá là Nicotin thay thế, Bupropion uống và Vareniciline uống. Ngoài ba loại thuốc WHO khuyến cáo sử dụng, các loại thảo dược, các loại thuốc súc miệng, ngậm, nhai không được công nhận trong điều trị cai nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, qua theo dõi một số trang website có quảng cáo bán loại nước súc miệng cai thuốc lá, được biết cũng có những phản hồi tích cực.

Cho đến nay nhờ sự tuyên truyền, ai cũng nhận thức được rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe, gây tốn kém chi phí và nhiều hệ lụy khác. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những bước để cai thuốc lá nhưng có người thành công có người không.

Dù chưa biết kết quả thực hư từ việc sử dụng thảo dược nhưng thiết nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần xem xét nghiên cứu để có đánh giá cụ thể về các sản phẩm này. Nếu nước súc miệng thực sự có hiệu quả cần hỗ trợ, phổ biến thông tin cho những người nghiện thuốc lá hoặc nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm tiện ích hơn với người sử dụng. Ngược lại nếu nước súc miệng không có hiệu quả cũng cần khuyến cáo, tránh thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vũ Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sự thật giật mình về nước chanh

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý